Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp 4 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BÀI 1:KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA

TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Mã bài: KTDN4.01

Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức chung về nghiệp vụ mua hàng và bán hàng trong doanh nghiệp thương mại như: Quy trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán, ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp liên quan đến mua bán hàng hóa.

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức về chứng từ kế toán và cách hạch toán nội dung kế toán mua hàng, bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại;

- Thực hiện được các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng theo các phương pháp;

- Vận dụng kiến thức kế toán chi tiết và tổng hợp kế toán luân chuyển hàng hóa vào làm được bài thực hành ứng dụng;

- Tuân thủ nguyên tắc: cẩn thận, chính xác, trung thực trong kế toán.

1. Kế toán mua hàng

1.1 Những vấn đề chung về nghiệp vụ mua hàng

1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ mua hàng

Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán. Trong đó, mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá - Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác).

1.1.2. Các phương thức mua hàng trong doanh nghiệp thương mại

Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp thương mại mà có thể có các phương thức mua hàng khác nhau. Cụ thể:

a. Đối với các doanh nghiệp thương mại nội địa, việc mua hàng có thể được thực hiện theo hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng.

+ Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để nhận hàng theo quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh nghiệp.

+ Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho của bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước.

b. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá, việc mua hàng nhập khẩu cũng có thể được tiến hành theo hai phương thức: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.

+ Nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng.

+ Nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động nhập khẩu (có đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu, có giấy phép xuất - nhập khẩu) không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất - nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình.

Như vậy, đối với phương thức nhập khẩu uỷ thác, sẽ có hai bên tham gia trong hoạt động nhập khẩu, gồm: bên giao uỷ thác nhập khẩu (bên uỷ thác) và bên nhận uỷ thác nhập khẩu (bên nhận uỷ thác). Đồng thời, để thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác, phải thực hiện hai hợp đồng:

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký kết giữa bên giao uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu, trong đó có quy định các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước.

- Hợp đồng mua - bán ngoại thương được thực hiện giữa bên nhận uỷ thác nhập khẩu và bên nước ngoài, trong đó có điều khoản quy định về nhập khẩu hàng hoá. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước, luật kinh doanh quốc tế và luật của nước xuất khẩu.

 

doc215 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp 4 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn hợp lý để khắc phục những khó khăn dẫn đến việc không thực hiện hợp đồng. Nếu như sau thời hạn đó, bên vi phạm vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ của mình, bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng sẽ thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản. 11.1a Trong trường hợp do lỗi của Bên Bán, Bên Mua có quyền đòi một khoản đền bù thiệt hại nhưng không quá bảo lãnh thực hiện hợp đồng quy định trong điều khoản 10. Bên Mua sẽ trả lại các sản phẩm không đáp ứng dúng các chỉ tiêu kỹ thuật như đã thỏa thuận và thống nhất tại Phụ Lục ... ( Danh mục vật tư) cho Bên Bán mà không phải bồi thường cho Bên bán những chi phí do bên Bán chịu khi cung cấp các sản phẩm này. Bên Bán sẽ phải hoàn trả cho Bên Mua tất cả các khoản tiền đã trả cho sản phẩm hỏng nói trên vào ngày chấm dứt hợp đồng. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan đến việc trả lại sản phẩm. Không tính bất kỳ khoản khiếu nại hay thanh toán bồi thường thiệt hại nào khác. 11.1b Trong trường hợp do lỗi của Bên Mua, Hai bên sẽ thỏa thuận và xác nhận những phần việc mà Bên Bán đã thực hiện đến ngày chấm dứt hợp đồng. Bên Mua sẽ phải thanh toán cho Bên Bán giá trị của những phần việc đã hoàn thành nói trên. 11.2 Trong trường hợp một bên bị vỡ nợ, phải chuyển nhượng tất cả quyền lợi cho chủ nợ, buộc phải chấp nhận hoặc cho phép người tiếp nhận tài sản hoặc các hoạt động kinh doanh, phải tuân theo các thủ tục của Luật phá sản trong nước hoặc nước ngoài theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc. Bên vỡ nợ phải thông báo nay lập tức cho bên kia bằng văn bản và cả hai bên sẽ cố gắng tìm giải pháp thích hợp nhất cho vụ việc. 11.3 Sẽ không bên nào có lỗi nếu sự không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng xảy ra vì trường hợp bất khả kháng. Nếu trong trường hợp bất khả kháng kéo dài hơn ..... tháng, hai bên sẽ gặp gỡ và cố gắng tìm giải pháp thích hợp chung cho trường hợp này. Điều khoản 12: Trách nhiệm pháp lý/ Phạt giao hàng chậm Nếu bất kỳ một khoản tiền nào mà được xác định là nợ phải trả cho Bên Mua dưới dạng trách nhiệm pháp lý hoặc phạt giao hàng chậm, số tiền này sẽ được thanh toán riêng, không tính chung với các thanh toán khác cho Bên Bán theo hợp đồng này. Trách nhiệm pháp lý của Bên Bán liên quan tới bất cứ hành động hay sự thiếu sót, liên quan đến sản phẩm đã bán, đã thực hiện dịch vụ hay đã cung cấp, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp theo hợp đồng này, dù là quy định trong hợp đồng, trong bảo hành, do sai sót hoặc thất bại khi thực hiện mục đích cần thiết về lầm lỗi( bao gồm cả do cẩu thả hay trách nhiệm tuyệt đối)_,thì sự bồi thường hay những đền bù tương tự khác đều không vượt quá tổng giá trị hợp đồng ( hoặc............USD trong trường hợp giá trị hợp đồng nhiều hơn.............USD) cho mọi trách nhiệm trong toàn thể các điều khoản của hợp đồng. Trong trường hợp việc giao thiết bị/ vật tư, hay thực hiện Dịch Vụ ( căn cứ theo ngày của Biên Bản Nghiệm Thu) bị chậm trễ vì bất cứ lý do nào thuộc trách nhiệm Bên Bán, Bên Mua có thể khiếu nại đòi thanh toán các khoản thiệt hại từ 0.5% một tuần đến mức tối đa 5% tính trên trị giá thiết bị/ vật tư giao chậm hoặc Công việc chậm triển khai. Ngoại trừ được đề cập đến một cách cụ thể, không bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt bại gián tiếp, ngẫu nhiên, những thiệt hại đặc biệt hay những hậu quả kể cả nhưng sẽ không chỉ giới hạn bởi các tổn thất về lợi nhuận hay doanh thu, tổn thất về đầu tư, về uy tín của công ty hoặc chi phí vốn. Điều khoản 13: Trường hợp bất khả kháng 13.1 Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện mà (sau đây gọi là “Bất Khả Kháng”) bao gồm nhưng không giới hạn bởi: 13.2 Thiên tai bao gồm: Bão, động đất, lũ lụt hay bất kỳ hình thức nào khác do thiên nhiên gây ra mà sức mạnh và sự tàn phá của nó không thể lường trước hoặc chống lại được. 13.3 Chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố), chiến sự, xâm lược, hoạt động của kẻ thù bên ngoài, đe dọa hoặc chuẩn bị chiến tranh, bạo động, khởi nghĩa, xáo trộn công cộng, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, các đình công, phá hoại của công nhân. 13.4 Mặc dù đã đề cập ở trên, không bên nào được miễn trách nhiệm thanh toán các khoản đáo hạn cho nghĩa vụ của mình vì bất cứ lý do Bất khả kháng. 13.5 Trong trường hợp bất khả kháng, các bên sẽ thông báo cho nhau về các biến cố của trường hợp này, và cả những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện hợp đồng này trong vòng 20 ngày kể từ khi xảy ra biến cố. Thời gian giao hàng trong trường hợp này sẽ được kéo dài với sự nhất trí của hai bên. 13.6 Nếu các tình huống do bất khả kháng gây ra kéo dài hơn 6 tháng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý và thống nhất hòa thuận giữa hai bên. Điều khoản 14: Sửa đổi hợp đồng Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên. Điều khoản 15: Trọng tài kinh tế 15.1 Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải giữa các bên. 15.2 Bất kỳ tranh chấp hay khác biệt có liên quan đến hợp đồng mà không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Việt Nam( Gọi tắt là luật) với ba trọng tài bổ nhiệm theo quy định của Luật. Địa điểm phân xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam đặt ở văn phòng thương mại và công nghiệp nước Việt Nam. Luật tố tụng của Việt Nam sẽ được áp dụng trong trường hợp Luật trọng tài không đề cập đến. Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác. 15.3 Phán quyết của trọng tài sẽ được ghi bằng văn bản, là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên. 15.4 Chi phí trọng tài và/ hay những chi phí khác sẽ do bên thu kiện thanh toán. Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng trong phân xử. Điều khoản 16: Luật điều chỉnh hợp đồng Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều khoản 17: Không chuyển nhượng Bên Bán không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Mua. Trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên, từng điểm, hay nhiều điểm, của hợp đồng sẽ được chuyển nhượng một cách hợp pháp, phần còn lại không thay đổi. Điều khoản 18: Ngôn ngữ và hệ thống đo 18.1 Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn. 18.2 Tất cả các tài liệu kèm theo hợp đồng sẽ theo hệ thống ........... và ngày là ngày dương lịch, ngoại trừ có các quy định khác. Điều khoản 19: Toàn bộ hợp đồng Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo sau đây: Phụ lục .... Các điều khoản và điều kiện cùng tất cả các phụ lục đính kèm tạo nên một bộ hợp đồng giữa Bên Mua và Bên Bán Dưới đây, Bên Mua và bên bán thảo ra ...........bản hợp đồng gốc được ký bởi đại diện sau. Mỗi bên sẽ giữ..........bản gốc ........ ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó. Tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia. Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại. Tín dụng thư (L/C): thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu, trong đó cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng (ví dụ: CIF hay FOB), mà việc mua bảo hiểm do người bán hay người mua đảm nhiệm. Thực tế, nhiều chủ hàng không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Điều này quan trọng với chủ hàng, khi C/O giúp họ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, hay được giảm thuế.  Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): Là loại chứng nhận do cơ quan kiểm dịch (động vật hoặc thực vật) cấp, để xác nhận cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Mục đích của công việc này là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Một số chứng từ xuất nhập khẩu khác Giấy chứng nhận chất lượng (CQ - Certificate of Quality) Chứng nhận kiểm định (CA - Certificate of analysis ) Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate) Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate) Hợp đồng ủy thác xuất khẩu HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT KHẨU Số /HĐKTXK Hôm nay ngày tháng năm tại chúng tôi gồm có BÊN ỦY THÁC - Tên doanh nghiệp.. - Địa chỉ trụ sở chính ... - Điện thoại.. Telex.. Fax....... - Tài khoản số: mở tại ngân hàng..... - Đại diện là ông (bà) .... Chức vụ. - Giấy ủy quyền số. (nếu có) Viết ngày tháng nămdo. chức vụ.. ký Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A BÊN NHẬN ỦY THÁC - Tên doanh nghiệp.. - Địa chỉ trụ sở chính ... - Điện thoại.. Telex.. Fax... - Tài khoản số: mở tại ngân hàng.... - Đại diện là ông (bà) .... Chức vụ. - Giấy ủy quyền số. (nếu có) Viết ngày tháng. năm . Do..Chức vụ.. ký Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:   Điều 1: Nội dung công việc uỷ thác 1. Bên A uỷ thác cho bên B xuất khẩu những mặt hàng sau: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú  Cộng: Tổng giá trị tính theo tiền Việt Nam (bằng chữ): 3. Tổng giá trị tính theo ngoại tệ (bằng chữ):.. Điều 2: Quy cách phẩm chất hàng hoá 1. Bên B có trách nhiệm hướng dẫn trước cho bên A về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn kiểm dịch, bao bì, cách chọn mẫu để chào hàng v.v ngay từ khi sản xuất, chế biến. 2. Bên A phải cung cấp cho bên B các tài liệu cần thiết về qui cách, phẩm chất, mẫu hàng để chào bán. 3. Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá (nếu có sự sai lệch so với nội dung chào hàng) đồng thời chịu trách nhiệm về số lượng hàng hoá bên trong bao bì, trong các kiện hàng hoặc container do bên A đóng, khi hàng đến tay bên ngoài. Điều 3: Quyền sở hữu hàng xuất khẩu 1) Hàng hoá uỷ thác xuất khẩu là tài sản thuộc sở hữu của bên A cho đến khi hàng đó được bên A chuyển quyền sở hữu cho khách hàng nước ngoài. Trong bất cứ giai đoạn nào, bên B cũng không có quyền sở hữu số hàng uỷ thác này. 2) Bên B phải tạo điều kiện cho bên A được tham gia cùng giao dịch, đàm phán với bên nước ngoài về việc chào bán hàng hoá của mình. 3) Mỗi lô hàng bày bên A cam đoan chỉ uỷ thác cho bên B là đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu tiến hành chào hàng và xuất khẩu kể từ ngày tháng năm , nếu sau đó bên A lại chuyển quyền sở hữu lô hàng uỷ thác này cho đơn vị khác hoặc dùng nó để gán nợ, để thế chấp, cầm cố bảo lãnh tài sản trong các hợp đồng khác mà không được sự đồng ý của bên B thì bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.  Điều 4: Vận chuyển, giao dịch xuất khẩu số hàng đã uỷ thác 1) Bên A có trách nhiệm vận chuyển hàng tới địa điểm và theo đúng thời gian bên B đã hướng dẫn là: - Địa điểm - Thời gian: hàng phải có trướcgiờ ngày/../. 2) Bên B có trách nhiệm khẩn trương giao dịch xuất khẩu hàng hoá trong thời gian ngày (kể từ ngày bên A báo đã chuẩn bị đủ các yêu cầu về hàng hoá thoả thuận với bên B). Nếu không giao dịch được trong thời gian nói trên, bên B phải thông báo ngay cho bên A biết để xử lý lô hàng đó. 3) Bên B có trách nhiệm xuất khẩu hàng hoá với điều kiện có lợi nhất cho bên A (về giá cả cao, khả năng thanh toán nhanh bằng ngoại tệ mạnh .v.v). Điều 5: Thanh toán tiền bán hàng 1) Bên B có trách nhiệm cung cấp cho ngân hàng (ngoại thương) tại những tài liệu cần thiết để tạo lợi nhuận cho bên A nhận được ngoại tệ do bên nước ngoài thanh toán một cách nhanh chóng nhất. 2) Bên A được quyền sử dụng ngoại tệ đó theo quy định của Nhà nước, bên B không có quyền trong việc sở hữu số ngoại tệ này. Điều 6: Giải quyết rủi ro Bên A phải chịu thiệt thòi về những ruit ro trong quá trình uỷ thác xuất khẩu lô hàng trên nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ mọi trách nhiệm đòi bồi thường ở người thứ ba (là người có lỗi gây rủi ro như làm đổ vỡ, cháy hàng hoá uỷ thác xuất khẩu). Trường hợp này người thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi thường trực tiếp cho bên A.  Điều 7: Trả chi phí uỷ thác 1) Bên A phải thanh toán cho bên B tổng chi phí uỷ thác theo mức qui định của Nhà nước (có thể do hai bên thoả thuận). Số tiền chi phí uỷ thác mặt hàng.(thứ nhất) là đồng - .(thứ hai) là . đồng - (thứ ba) là . đồng Tổng chi phí uỷ thác là: (số) đồng. (Bằng chữ) 2) Thanh toán theo phương thức.(có thể chuyển khoản, tiền mặt v.v)  Điều 8: Trách nhiệm của các bên trong thực hiện 1. Trường hợp hàng hoá bị khiếu nại do những sai sót của bên A thì bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách nước ngoài theo kết quả giải quyết cùng với bên B. 2. Bên B có trách nhiệm làm đủ những công việc cần thiết hợp lý để giải quyết những khiếu nại khi khách hàng nước ngoài phát đơn, kể cả trường hợp hàng hoá uỷ thác xuất khẩu có tổn thất vì gặp rủi ro trên, cũng phái chịu trách nhiệm vật chất theo phần lỗi của mình. 3. Khi xác định phần lỗi phải bồi thường thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm của bên A thì bên B có nghĩa vụ gửi những tài liệu pháp lý chứng minh đến ngân hàng ngoại thương khu vực là (nơi bên A mở tài khoản để nhận thanh toán ngoại tệ) để ngân hàng này trích tài khoản của bên A, trả bồi thường cho khách hàng nước ngoài, đồng thời bên B phải thông báo cho bên A biết. 4. Nếu bên B thực hiện nội dung hướng dẫn không cụ thể về hàng hoá sai yêu cầu mà khách hàng đưa ra, gây thiệt hại cho bên A thì bên B có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại thực tế đã gây ra cho bên A do hàng hoá không xuất khẩu được. 5. Bên A không chấp hành đúng thời gian và địa điểm giao nhận hàng theo hướng dẫn của bên B, dẫn tới hậu quả bị bên khách hàng nước ngoài phạt hợp đồng với bên B và bắt bồi thường các khoản chi phí khác như cảng phí, tiền thuê phương tiện vận tải v.v thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường thay cho bên B. Nếu lỗi này  do bên B hướng dẫn sai thời gian, địa điểm giao nhận hàng thì bên B phải chịu bồi thường trực tiếp cho khách hàng nước ngoài. 6. Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán chi phí uỷ thác do trả chậm so với thoả thuận, bên B được áp dụng mức phạt lãi suất tín dụng quá hạn theo qui định của ngân hàng nhà nước là % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết thời hạn thanh toán. 7. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới% giá trị phần hợp đồng đã ký. 8. Những vi phạm trong hợp đồng này mà hai bên gây ra cho nhau (nếu không liên quan đến bồi thường vật chất cho bên nước ngoài) xảy ra, trường hợp có một bên gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng này.  Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng 1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). 2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Toà án giải quyết. 3. Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí toà án do bên có lỗi chịu.  Điều 10: Các thoả thuận khác (nếu cần) Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày.//. đến ngày././... Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng vào lúc giờ ngày Hợp đồng này được làm thành bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ. bản. Gửi cơ quan bản            ĐẠI DIỆN BÊN B                                          ĐẠI DIỆN BÊN A                  Chức vụ                                                       Chức vụ                   Ký tên                                                          Ký tên                (Đóng dấu)                                                    (Đóng dấu) 2.4.2 Ghi sổ kế toán chi tiết a. Lập Thẻ kho (sổ kho) - Mục đích: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho - Căn cứ và phương pháp ghi sổ Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc. Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho. - Cột A: Ghi số thứ tự; - Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho; - Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho; - Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; - Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho; - Cột 1: Ghi số lượng nhập kho; - Cột 2: Ghi số lượng xuất kho; - Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày. Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G). Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định. Đơn vị: Địa chỉ:.. Mẫu số S12-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) THẺ KHO (SỔ KHO) Ngày lập thẻ:.................... Tờ số................................. - Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: - Đơn vị tính: - Mã số: Số TT Ngày, tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Cộng cuối kỳ x x - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: ... Ngày..... tháng.... năm ....... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) b. Ghi Sổ chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ - Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho. - Căn cứ và phương pháp ghi sổ Sổ này được mở theo từng tài khoản (Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Thành phẩm; Hàng hoá: 152, 153, 155, 156) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá. Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá. - Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ. - Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng. - Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập, xuất kho. - Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho. - Cột 3: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2). - Cột 4: Ghi số lượng sản phẩm, dụng cụ, vật liệu, hàng hoá xuất kho. - Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (Cột 5 = cột 1 x Cột 4). - Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho. - Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho (Cột 7 = cột 1 x cột 6). Đơn vị: Địa chỉ:.. Mẫu số S10-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Năm...... TÀI KHOẢN:............TÊN KHO:.............. Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa)................................. Đơn vị tính:.......... Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiiền A B C D 1 2 3=1x2 4 5= (1x4) 6 7= (1x6) 8 Số dư đầu kỳ Cộng tháng x x - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: ... Ngày..... tháng.... năm ....... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) c. Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh + Mục đích: Sổ này mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,... dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí). + Căn cứ và phương pháp ghi sổ Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8). - Phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bổ) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD như sau: - Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ; - Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ; - Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; - Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng; - Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; - Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp. sæ chi phÝ s¶n xuÊt, kinh doanh (Dïng cho c¸c TK 621, 622, 623, 627, 154, 631, 641, 642, 242, 335, 632) - Tµi kho¶n:........................................ - Tªn ph©n x­ëng:............................. - Tªn s¶n phÈm, dÞch vô:.................. Ngµy, th¸ng ghi sæ Chøng tõ DiÔn gi¶i Tµi kho¶n ®èi øng Ghi Nî Tµi kho¶n ... Sè hiÖu Ngµy, th¸ng Tæng sè tiÒn Chia ra ... ... ... ... ... ... A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 8 - Sè d­ ®Çu kú - Sè ph¸t sinh trong kú - Céng sè ph¸t sinh trong kú - Ghi Cã TK ... - Sè d­ cuèi kú - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: ... Ngµy..... th¸ng.... n¨m ....... Ng­êi ghi sæ (Ký, hä tªn) KÕ to¸n tr­ëng (Ký, hä tªn) Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) 2.4.3 Ghi sổ kế toán tổng hợp - Theo hình thức kế toán nhật ký chung: * Ghi sổ nhật ký chung - Nội dung: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái. - Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này: - Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. - Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. - Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán. - Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái. - Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung - Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng. - Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ. - Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có. Cuối tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_doanh_nghiep_4_nghe_ke_toan_doanh.doc