Giáo trình mô đun Kế toán giá thành - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Mã bài: MĐ 17-01

Giới thiệu:

Bài này giúp người học hiểu được một cách tổng quan về những chi phí liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm và biết được giá thành là gì, gồm bao nhiêu loại

Mục tiêu:

- Trình bày được chi phí sản xuất;

- Trình bày được đặc điểm các loại chi phí;

- Trình bày được giá thành sản phẩm;

- Phân biệt được các loại giá thành;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học;

Nội dung chính:

1. Chi phí sản xuất:

Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

2. Phân loại chi phí:

2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế

Được phân thành 5 yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế xuất dùng cho sản xuất kinh doanh.

Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý, chỉ tiêu này có thể chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động như: Tiền lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN ).

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm tất cả các khoản phải trả cho nhà cung cấp như chi phí về điện nước, điện thoại, thuê mặt bằng

- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị

2.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí

Gồm 03 khoản mục chi phí:

- Nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất và chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản chi phí được trích theo tỷ lệ tiền lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất và chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân

xưởng bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lí sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lí phân xưởng,

 

docx85 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán giá thành - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng Yêu cầu: Định khoản, tính giá thành sản phẩm. Lập phiếu tính giá thành Bài tập 9.2 Lấy lại Bài tập 9.1 Yêu cầu: Định khoản, tính giá thành sản phẩm. Lập phiếu tính giá thành (vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất). BÀI 10 TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ Mã bài: MĐ 17-10 Giới thiệu: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Mục tiêu: - Trình bày được cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số; - Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng và đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay; - Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành; - Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn. Nội dung chính: 1. Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sp chính, không thể theo dõi chi phí cho từng loại. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần qui đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 2. Công thức áp dụng: Bước 1: Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành, tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn dở dang (nhân với hệ số thành phẩm) Bước 2: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (CPSXDDCK) theo các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm chính Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Phế liệu thu hồi (Nếu có) Bước 4: Tính giá thành đơn vị chuẩn Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành Bước 5: Tính tổng giá thành từng sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm thứ i hoàn thành trong kỳ = Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn x Số lượng sản phẩm thứ i x Hệ số sản phẩm thứ i Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm Giá thành sản phẩm thứ i = Tổng giá thành sản phẩm thứ i hoàn thành Số lượng sản phẩm thứ i hoàn thành Ví dụ minh họa: Có tài liệu dưới đây ở phân xưởng số 1, sản xuất 2 loại sản phẩm A và B: Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: 1.200.000 đồng Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được kết chuyển: Chi phí NVL TT: 86.000.000 đồng Chi phí NC TT: 12.400.000 đồng Chi phí SXC: 6.000.000 đồng Sản phẩm hoàn thành trong tháng nhập kho thành phẩm, gồm: 1.000 sản phẩm Sản phẩm dở dang cuối tháng gồm: 300 sản phẩm A và 100 sản phẩm B, được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Hệ số sản phẩm: sản phẩm A là 1, sản phẩm B là 1.4 Yêu cầu: Định khoản và tính giá thành sản phẩm A và B theo phương pháp hệ số Câu hỏi và bài tập Bài tập 10.1 Doanh nghiệp X có một phân xưởng sản xuất 03 loại sản phẩm: A, B và C. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp thuế GTGT được khấu trừ. Chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ là 2.800.000 đồng. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Nghiệp vụ 1: Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm là 56.000.000 đồng. Nghiệp vụ 2: Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 20.000.000 đồng, nhân viên quản lý phân xưởng là 4.000.000 đồng. Nghiệp vụ 3: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan kể cả phần trừ lương CB- CNV. Nghiệp vụ 4: Xuất kho công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần dùng ở phân xưởng sản xuất sản phẩm, trị giá ban đầu là 2.000.000 đồng. Nghiệp vụ 5: Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng để sản xuất sản phẩm là 7.440.000 đồng Nghiệp vụ 6: Nhập kho công cụ dụng cụ A mua của đơn vị Y với giá mua 20.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, đã thanh toán 50% bằng tiền mặt, còn lại chưa trả cho đơn vị Y. Nghiệp vụ 7: Xuất kho công cụ dụng cụ A có trị giá 20.000.000 đồng dùng cho phân xưởng sản xuất. Biết rằng công cụ dụng cụ xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong vòng 10 kỳ. Nghiệp vụ 8: Kết quả sản xuất thu được 110 sản phẩm A, 130 sản phẩm B, 123 sản phẩm C hoàn thành. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất lần lượt: sản phẩm A là 6, sản phẩmB dở dang là 7, sản phẩmC dở dang là 5. Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A, B, C. Biết hệ số tính giá thành của sản phẩm A = 1,1; B = 1,2 và C=1. Bài tập 10.2 Tại công ty cổ phần Toàn Mỹ + Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các mặt hàng hóa và dịch vụ thuế suất 10%. + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. + Sản phẩm của công ty: Đồ nhựa gia dụng. I/ Số dư đầu kỳ các tài khoản: 111 135,000,000 112 754,000,000 131 141,500,000 (Trong đó: Công ty TNHH Minh Tân số 44 Nguyễn Trải Ngô Quyền Hải Phòng 55.000.000đ Công ty Cổ phần Thịnh Hưng số 24 Trường Chinh Kiến An Hải Phòng 86.500.000đ) 133 14,500,000 152 206,000,000 (Trong đó: Hạt nhựa PVC 1.200kg đơn giá 85.000đ/kg. Chất phụ gia 2.000kg đơn giá 52.000đ/kg 155 210,000,000 (Trong đó: Xô nhựa 5.000c đơn giá 21.000đ/c chậu nhựa 5.000c đơn giá 21.000đ/c ) 156 260,000,000 (Trong đó Xi măng 20.000kg đơn giá 8.000đ/kg và 10.000kg thép xây dựng đơn giá 10.000đ/kg 211 2,546,700,000 214 (763,000,000) 334 29,000,000 331 235,000,000 (Trong đó Công ty Xi măng Hải Phòng 235.000.000đ 411 2,950,000,000 421 290,700,000 II/ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau: Ngày 02 tháng 3 năm N Mua vật liệu từ Công ty Nhựa Bạch Đằng 39 Hạ Lý Hồng Bàng Hải Phòng theo hóa đơn số 0028378 ngày 01 tháng 3 năm N chưa thanh toán tiền gồm: 2.500kg hạt nhựa PVC đơn giá chưa thuế 81.000đ/kg. và 600kg chất phụ gia giá chưa thuế GTGT 57.000đ/kg. Đã nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 01 ngày 2 tháng 3 năm N Ngày 03 nhận được báo có từ ngân hàng về số tiền hàng kỳ trước từ Công ty Thịnh Hưng. Ngày 05 tháng 3 năm N Xuất kho vật liệu cho sản xuất sản phẩm 2.700kg hạt nhựa PVC, và 2.200kg chất phụ gia theo phiếu xuất kho số 01 ngày 5/3/N, người nhận: Nguyễn Văn Hoàng. Ngày 08 tháng 3 năm N kế toán tính lương phải trả cho các bộ phận: Bộ phận sản xuất trực tiếp 33.500.000đ Nhân viên phân xưởng 16.500.000đ bộ phận bán hàng 5.403.000đ bộ phận quản lý doanh nghiệp 11.300.200đ. Đồng thời trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.(32,5%) Ngày 09 tháng 3 năm N Xuất bán trực tiếp cho Công ty Thịnh Hưng- 20A Điện Biên Phủ HP, số hàng hóa theo phiếu xuất kho số 02 ngày 9/3 gồm: 10.000kg Xi măng, 10.000 kg thép xây dựng. Giá bán được thể hiện ở hóa đơn GTGT số 3927 ngày 9/3 như sau: Đơn giá chưa thuế GTGT 9.500đ/kg và 10.000kg thép xây dựng giá chưa thuế GTGT 14.000đ/kg, trả bằng TGNH. Ngày 12 tháng 3 năm N Chuyển khoản thanh toán cho Công ty xi măng Hải Phòng tiền hàng kỳ trước sau khi trừ 2% chiết khấu thanh toán được hưởng. Ngày 14 tháng 3 năm N Chi tiền mặt thanh toán tiền điện 14.500.000đ chưa gồm thuế GTGT phân bổ cho các bộ phận như sau: Bộ phận sản xuất 9.700.000đ bộ phận bán hàng 2.200.000đ Bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.600.000đ. Theo hóa đơn số 92837 ngày 14 tháng 3 năm N của Công ty Điện lực Hải phòng EVN. Ngày 16 tháng 3 năm N mua CCDC đưa ngay vào sử dụng tại bộ phận sản xuất giá mua chưa thuế GTGT 16.000.000đ thanh toán bằng tiền mặt. Biết CCDC thuộc loại phân bổ 2 lần. Theo hóa đơn số 0027837 ngày 15 tháng 3 năm N của Công ty TNHH Vinh Nga số 278 Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng. Ngày 18 tháng 3 năm N Trong kỳ bộ phận sản xuất hoàn thành 10.000c chậu nhựa và 10.000c xô nhựa nhập kho. Ngày 20 tháng 3 năm N Xuất kho thành phẩm bán cho Công ty VPP Hồng Hà địa chỉ 25 Đội Cấn Ba Đình Hà Nội mã số thuế 0100763826 thu bằng chuyển khoản gồm: 8.000c chậu nhưa giá chưa thuế 45.000đ/c và 8.000c xô nhựa giá chưa thuế GTGT 47.000đ/c. Ngày 21 tháng 3 năm N nhận được báo có từ ngân hàng về lãi tiền gửi trong tháng nhận được là 475.000đ Ngày 22/3 nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về việc chuyển khoản thanh toán lãi vay trong tháng 11.200.000đ Ngày 24/3 Thanh lý một TSCĐ cho Công ty TNHH Mai Tuấn Anh địa chỉ 36 Lý Thường Kiệt Hải Phòng mã số thuế 0200762876 thu bằng chuyển khoản 330.000.000đ đã gồm thuế GTGT biết TSCĐ có nguyên giá ghi sổ 450.000.000đ đã khấu hao 380.000.000đ Ngày 25/3 Công ty VPP Hồng Hà khiếu nại về chất lượng sản phẩm Công ty đã quyết định giảm giá 2% trên giá chưa thuế của lo hàng ngày 20/03/N và trả lại bằng tiền mặt. III/ Yêu cầu: Tính giá thành Lập phiếu tính giá thành theo phương pháp hệ số Tài liệu bổ sung: - Đầu kì và cuối kì doanh nghiệp không có sản phẩm dở, tính giá thành theo phương pháp hệ số (hệ số chậu nhựa= 1; hệ số xô nhựa= 1) BÀI 11 TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ Mã bài: MĐ 17-11 Giới thiệu: Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số quy đổi. Mục tiêu: - Trình bày được cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ - Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng và đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay. - Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành - Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.  1. Đối tượng áp dụng: Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số qui đổi. Để xác định tỉ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm,.., Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức). 2, Công thức: Áp dụng ở các đơn vị mà trong cùng một phân xưởng hay trên cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại sản phẩm chính có quy cách khác nhau. Tiêu thức được chọn để tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ có thể theo giá bán, giá thành kế hoạch, định mức, Bước 1: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính giá thành cho nhóm sản phẩm = Tổng giá thành thực tế cho nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế của quy cách i: Tổng giá thành thực tế của quy cách thứ i hoàn thành trong kỳ = Tỷ lệ x Tổng giá thành kế hoạch của quy cách thứ i Bước 3: Tính giá thành đơn vị từng quy cách trong nhóm sp Giá thành đơn vị quy cách thứ i = Tổng giá thành thực tế của quy cách thứ i Số lượng quy cách thứ i hoàn thành Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp X sản xuất một nhóm sản phẩm A, B, C. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ là 1.500.000 đồng. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: Nghiệp vụ 1: Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm 60.000.000 đồng. Nghiệp vụ 2: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 24.000.000 đồng, nhân viên quản lý phân xưởng là 3.000.000 đồng. Nghiệp vụ 3: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan. Nghiệp vụ 4: Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần dùng ở phân xưởng sản xuất sản phẩm, trị giá ban đầu là 2.000.000 đồng. Nghiệp vụ 5: Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng để sản xuấ sản phẩm là 5.982.500 đồng. Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng sản xuất thanh toán bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng. Nghiệp vụ 6: Kết quả sản xuất thu được: 1.000 sản phẩm A; 1.200 sản phẩm B và 1.500 sản phẩm C hoàn thành. Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 1.500.000 đồng, số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng của nhóm sản phẩm ABC là 300, đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp. Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng quy cách A, B và C. Biết giá thành kế hoạch đơn vị của A=29.500 đồng; B= 25.000 đồng; C= 27.000 đồng. Sản phẩm CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng A 12.000 10.000 7.500 29.500 B 14.000 6.000 5.000 25.000 C 15.000 8.000 4.000 27.000 Nhóm ABC 41.000 24.000 16.500 81.500 BÀI TẬP TỔNG HỢP BÀI TẬP 1: Công ty TNHH Anh Thư thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh thương mại, có tài liệu về hoạt động SXKD tháng 02/2015 như sau: - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Chi phí mua hàng được kết chuyển hết cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ - Nguyên vật liệu, hàng hóa xác định theo phương pháp FIFO (Nhập trước- xuất trước) - Thành phẩm tiêu thụ xác định theo phương pháp Bình quân cuối kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, VLP bỏ ngay từ đầu vào quá trình SX. Bộ phận sản xuất gồm 2 phân xưởng sản xuất chính + Phân xưởng 1: sản xuất sản phẩm A + Phân xưởng 2: sản xuất sản phẩm B - Bộ phận kinh doanh thương mại I. Số dư đầu tháng 02/2015 của các TK tổng hợp và chi tiết như sau: (ĐVT: VNĐ) Tài khoản Số tiền Chi tiết 111: 180.000.000 112: 1.042.000.000 131: (dư nợ): 300.000.000 (K1: 120.000.000; K2: 180.000.000) 141: 60.000.000 (Ông. Tám: 40.000.000; Bà.Bích: 20.000.000) 152: 660.000.000 152C : 500.000.000 (SL: 25.000 kg, ĐG: 20.000) 152P: 160.000.000 (SL: 2.500 kg; ĐG: 64.000) 156 1561 840.000.000 H1: 600.000.000; SL: 40.000 kg- ĐG: 15.000 H2: 240.000.000; SL: 6.000 cái- ĐG: 40.000 1562 10.000.000 153 (C1) 48.000.000 (SL: 160 chiếc, ĐG: 300.000) 154: 32.000.000 (SPA: 18.000.000; SPB: 14.000.000) 155 118.400.000 (SPA: 78.400.000; SL: 280SP; ĐG: 280.000) (SP B: 40.000.000; SL: 500; ĐG: 80.000) 331(Dư Có) 340.000.000 (S1: 180.000.000; S2: 160.000.000) 211: 4.680.000.000 214 (980.000.000) 311 260.000.000 341 450.000.000 411: 5.256.400.000 333 60.000.000 414 : 110.000.000 415: 60.000.000 TK 353(2) : 46.000.000 441: 298.000.000 TK 421: 280.000.000 II. Các nghiệp vụ kinh tế phhát sinh trong tháng 02 năm 2015 1. Mua nguyên vật liệu chính của công ty S3, Giá mua chưa thuế 10.000 kg x19.400đ/kg, thuế GTGT 10%. Nguyên vật liệu M đã nhập kho đầy đủ 2. Mua vật liệu phụ của công ty S1, giá mua chưa thuế là 66.000 đ/kg, số lượng 650 kg. Thuế GTGT 10%. Tiền mua chưa thanh toán cho công ty S1, Vật liệu phụ đã nhập kho đủ. 3. Xuất kho nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm A: số lượng 15.000 kg, sản xuất sản phẩm B: số lượng 8.000 kg 4. Xuất kho vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm A: số lượng là: 1200 kg; cho nhu cầu quản lý phân xưởng 1: 150 kg; sản xuất SP B: số lượng xuất kho 800 kg; cho nhu cầu quản lý phân xưởng 2: 100 kg 5. Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất thanh toán bằng chuyển khoản giá 300.000.000, thuế nhập khẩu 20%, VAT 10%. Chi phí vận chuyển 500.000 và chi phí lắp đặt chạy thử 1.500.000 đểu trả bằng tiền mặt. Mua bằng quỹ đầu tư phát triển 6. Thanh lý một xe tải chở hàng bị hỏng, nguyên giá 600.000.000, đã khấu hao 580.000.000, chi phí thanh lý phát sinh là 400.000 trả bằng tiền mặt, phế liệu thu hồi trị giá 5.000.000 đã được nhập kho Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 1.000.000.000 8. Mua hàng H1 của công ty S2, giá mua chưa thuế 15.400 đ/kg, số lượng 25.000 kg. Thuế GTGT 10%. Tiền mua hàng chưa thanh toán cho C.ty S2. , hàng H1 đã nhập kho đủ theo 9. Nhận được sao kê của ngân hàng: - Khách hàng K2 Thanh toán nợ kỳ trước: 120.000.000 - Trả nợ công ty S2: 100.000.000 10. Xuất kho hàng H2 bán trực tiếp cho khách hàng K2 số lượng 3.500 cái. giá chưa thuế 48.000đ/cái, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. 11. Xuất kho hàng H1 bán cho khách hàng K1. Số lượng 26.000 kg. giá chưa thuế 18.000 đ/kg. thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển thuê ngoài 1.540.000 (gồm cả thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng tiền mặt. 12. Nhận sao kê của ngân hàng - Trả nợ công ty S2: 150.000.000 - Thanh toán ngân sách nhà nước: 50.000.000 13. Xuất kho dụng cụ C1 để sử dụng cho phân xưởng sản xuất số 1 (Phân bổ 1 lần): Giá xuất kho 30 chiếc x 300.000đ,chiếc; cho phân xưởng sản xuất số 2 (phân bổ 1 lần): Giá xuất kho 25 chiếc x 300.000 đ/chiếc 14. Bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương tháng cho các bộ phận như sau: - Công nhân sản xuất PX1: 90.000.000 - Công nhân sản xuất PX2: 60.000.000 - Nhân viên quản lý PX1: 7.000.000 - Nhân viên quản lý PX2: 5.000.000 - Nhân viên bán hàng: 9.000.000 - Nhân viên bộ phận văn phòng: 12.000.000 15. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ qui định. 16. Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng : - Tổng số tiền khấu hao: 31.700.000 + Phân bổ cho PXSX số 1: 7.500.000 + Phân bổ cho PXSX số 2: 6.200.000 + Phân bổ cho bộ phận bán hàng: 6.000.000 + Phân bổ cho bộ phận văn phòng: 12.000.000 17. Nhập kho 1.600 thành phẩm A từ phân xưởng 1, nhập kho 3.200 thành phẩm B từ phân xưởng 2. Yêu cầu : Định khoản Tính giá thành sản phẩm hoàn thành Biên bản đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ PX 1: 400 SPA; PX2; 800 SP B BÀI TẬP 2 Công ty cổ phần Thế giới Mới, thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh thương mai : Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Tính giá xuất kho theo phương pháp LIFO ( Nhập sau- xuất trước) Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Doanh nghiệp có 1 phân xưởng sản xuất 1 sản phẩm A Số dư đầu tháng 1/N của các TK tổng hợp và chi tiết như sau: Số dư đầu kỳ Vật liệu chính : 15.000.000đ (150kg), Sản phẩm dở dang : 5.000.000đ đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thành phẩm A: 9.600.000đ (160 sản phẩm) Giả định các tài khoản khác có số dư hợp lý. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Mua 200kg nguyên vật liệu giá chưa thuế là 100.000 đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền chưa trả cho người bán. Vật liệu nhập kho 50 kg, còn lại xuất thẳng dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm A. Chi phí vận chuyển bốc dỡ toàn bộ số vật liệu trên thanh toán bằng tiền tạm ứng là 220.000 gồm thuế GTGT 10% (chi phí vận chuyển phân bổ theo số lượng NVL) Xuất nguyên vật liệu dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 100kg Báo hỏng công cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần ở phân xưởng sản xuất trị giá công cụ khi xuất dùng 6.000.000, đã phân bổ 4.500.000, phế liệu thu hồi từ công cụ này bán thu bằng tiền mặt trị giá 500.000. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A 50.000.000, nhân viên quản lý phân xưởng 15.000.000, nhân viên bán hàng 10.000.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 12.000.000. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định ( DN chịu 24% vào chi phí, người lao động chịu 10,5%) Trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 3.000.000. Tiền lương nghỉ phép thực tế của công nhân viên phải trả trong tháng phát sinh là 3.000.000 (không yêu cầu trích các khoản theo lương) Phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận quản lý phân xưởng là 200.000, bộ phân bán hàng 400.000 Mua nguyên vật liệu về nhập kho tổng giá thanh toán là 5.500.000, trong đó thuế GTGT 10%, đã thanh toán cho người bán bằng gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển là 200.000 bên bán chịu, Công ty chi tiền mặt trả hộ. Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 5.000.000, bộ phận bán hàng 1.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.400.000. Chi tiền mặt thanh toán hóa đơn điện nước trong tháng là 13.200.000 đ, trong đó thuế GTGT 10%. Tiền điện nước phân bổ cho các bộ phận như sau: Phân xưởng sản xuất sản phẩm 8.000.000 Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 1.400.000. Bộ phận bán hàng : 2.600.000 Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong tháng được trả bằng tiền gửi NH 5.500.000, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí tiếp khách bằng tiền mặt 1.400.000. Mua bảo hiểm cháy nổ tại phân xưởng cho 2 năm là 24.000.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán phân bổ chi phí bảo hiểm trong 24 kỳ kể từ kỳ này. Cuối kỳ kiểm kê ở phân xưởng sản xuất, NVL chính xuất dùng cho sản xuất SP A dùng không hết nhập lại kho trị giá là 202.000, phế liệu thu hồi từ vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm A nhập kho là 100.000 đồng. Sản phẩm hoàn thành nhập kho là 2.000 sản phẩm A, 20 sản phẩm dở dang ( Giá trị sản phẩm dở dang đánh giá theo NVLTT) Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh; Tính giá thành sản phẩm A và lập phiếu tính giá thành sản phẩm A; BÀI TẬP 3 Cho tài liệu kế toán trong tháng 12/N tại doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ MINH TIẾN, nộp thuế giá trị gia tăng(GTGT) theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước như sau: (Đơn vị tính: VNĐ) Số dư đầu tháng 12/N Vật liệu chính : 208.624.000đ (5.200kg) Vật liệu phụ : 46.000.000đ (2.000kg) Sản phẩm dở dang : 6.140.000đ đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính Thành phẩm A: 430.000.000đ (10.000 sản phẩm) Hàng Hóa B: 600.000.000đ (5.000 m); Giả định các tài khoản khác có số dư hợp lý. Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh: Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm: Nguyên vật liệu chính : 2.200kg, Nguyên vật liệu phụ : 1.500kg; Tiền lương phải thanh toán cho: Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 24.000.000đ Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất : 8.000.000đ Nhân viên bán hàng : 12.000.000đ Nhân viên quản lý doanh nghiệp : 18.000.000đ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định (tính vào chi phí và khấu trừ lương của người lao động); Mua nguyên vật liệu chính nhập kho, số lượng 3.000 kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT 40.120đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán M. Nguyên vật liệu đã nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển lô nguyên vật liệu trên đã thanh toán bằng tiền mặt 660.000 đ, trong đó thuế GTGT 60.000 đ. Mua nguyên vật liệu phụ chuyển thẳng đến phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, số lượng 1.100kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT 23.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán N.Chi phí vận chuyển lô nguyên vật liệu trên chi bằng tiền mặt 110.000đ, trong đó thuế GTGT 10.000 đ. Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất, bộ phận bán hàng,bộ phận quản lý doanh nghiệp được thống kê ở bảng sau (tiền điện, nước, quảng cáo) chưa thanh toán cho nhà cung cấp: Khoản mục chi phí Phân xưởng SX Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý DN Trích khấu hao tài sản cố định 1.800.000 1.500.000 2.000.000 Tiền điện, nước chưa trả đã có 10% thuế GTGT 3.300.000 1.650.000 2.750.000 Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 1.000.000 1.200.000 1.500.000 Chi phí bằng tiền mặt đã có 10% thuế GTGT 2.200.000 3.300.000 5.500.000 Chi phí quảng cáo chưa trả đã có 10% thuế GTGT - 6.600.000 - Xuất vật liệu phụ 50kg 20kg 30kg Xuất hết nguyên vật liệu chính còn đầu kỳ và nhập ở nghiệp vụ 4 để sản xuất sản phẩm; Trong tháng, doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho 9.500 sản phẩm A, sản phẩm dở dang cuối tháng 500 sản phẩm A được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng. Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh; Tính giá thành sản phẩm A và lập phiếu tính giá thành sản phẩm A; BÀI TẬP TH04 Cho tài liệu kế toán tại doanh nghiệp Duy Linh, trong tháng 5/2015 I. Số dư của các tài khoản ngày 01/5/2015 - TK 152: 60.000.000 đồng, trong đó: + Nguyên vật liệu chính: 5.000kg x 10.500 đồng/kg + Nguyên vật liệu phụ: 3.000m x 2.500 đồng/m - TK 154: 800.000 đ, trong đó: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang của sản phẩm A: 485.000 đồng + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang của sản phẩm B: 315.000 đồng - TK 155: 32.376.800 đồng, trong đó: + Thành phẩm A: 1.500 sp x 18.200 đồng / sản phẩm + Thanh phẩm B: 200 sp x 25.384 đồng / sản phẩm - Giả định các tài khoản khác có số dư hợp lý. II. Trong tháng 5/2015 có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Nhập kho nguyên vật liệu chính số lượng 3.000 kg, đơn giá mua chưa thuế 11.000đồng /kg, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển trị giá chưa thuế 748.000đ, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt. 2. Nhập kho nguyên vật liệu phụ số lượng 2.000m, đơn giá mua chưa thuế 2.100đồng/m, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. 3. Nhập kho một số công cụ trị giá chưa thuế 4.000.000đ, thuế GTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán. Khi kiểm kê nhập kho phát hiện thiếu một số công cụ trị giá 600.000 đồng chưa xác định nguyên nhân. 4. Xuất kho công cụ loại phân bổ một lần dùng cho: - Bộ phận phân xưởng sản xuất : 500.000 đồng - Bộ phận bán hàng : 200.000 đồng - Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 300.000 đồng 5. Xuất kho 8.000 kg nguyên vật liệu chính để trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 5.000kg, sản phẩm B: 3.000 kg. 6. Xuất kho nguyên vật liệu phụ để trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 4.000m, sản phẩm B: 1.000m. 7. Tiền lương phải thanh toán cho các bộ phận: - Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 12.500.000 đồng - Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 7.500.000 đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_gia_thanh_nghe_ke_toan_doanh_nghie.docx