Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là thuế có nguồn thu lớn nhất đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trải qua nhiều năm thực hiện luật thuế GTGT nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thành phố Rạch Giá nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đặc thù các doanh nghiệp tại thành phố Rạch Giá là những doanh nghiệp nhỏ chưa hoạt động bài bản nên công tác quản lý thuế còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố Rạch Giá từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Rạch Giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 203
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
IMPROVING ADMINISTRATION THE VALUE ADDED TAX FOR BUSINESSES
IN TAX DEPARTMENTS RACH GIA CITY
Thái Thùy Vân1, Nguyễn Thị Hiển2
Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 17/02/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014
TÓM TẮT
Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là thuế có nguồn thu lớn nhất đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trải qua nhiều năm
thực hiện luật thuế GTGT nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thành phố Rạch Giá nói riêng đã có những chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên đặc thù các doanh nghiệp tại thành phố Rạch Giá là những doanh nghiệp nhỏ chưa hoạt động bài
bản nên công tác quản lý thuế còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực
trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố Rạch Giá từ đó đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá.
Từ khóa: công tác quản lý thuế GTGT, doanh nghiệp
ABSTRACT
The value added tax is the largest tax revenue contribution to the state budget. Through many years of value added
law economy in general and businesses in particular Rach Gia city there have been positive changes. However, specifi c
businesses in Rach Gia city is the small business does not work all the tax administration should exist gaps. This study was
conducted to assess the actual situations in administration the value-added tax for businesses in tax departments Rach Gia
city, then to propose some solutions and recommendations to improve administration the value-added tax for businesses
in tax departments Rach Gia city.
Keywords: administration the value-added tax, business
1 Thái Thùy Vân: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải cách và hoàn thiện công cụ quản lý kinh
tế về thuế đảm bảo nâng cao năng lực quản lý
Nhà nước về kinh tế, chống thất thu ngân sách
nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và của cả nền kinh tế là vấn đề có ý
nghĩa sống còn đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam hiện nay.
Luật quản lý thuế có hiện lực thi hành từ
01/07/2007 đã thay đổi căn bản cơ chế quản lý
thuế từ thủ công sang quản lý hiện đại theo cơ
chế người nộp thuế (NNT) tự tính, tự khai, tự nộp
thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa
vụ thuế. Tuy nhiên ý thức chấp hành của các
đối tượng nộp thuế chưa cao, mặt khác cũng cho
thấy cơ chế, chính sách và công tác quản lý thuế
của cơ quan thuế chưa bám sát thực tế minh
chứng cụ thể là công tác quản lí thuế GTGT đối
với doanh nghiệp. Thành phố Rạch Giá là nơi tập
trung nhiều các loại hình doanh nghiệp nhỏ hoạt
động chưa bài bản dẫn đến công tác quản lý thuế
GTGT đối với doanh nghiệp còn nhiều vướng
mắc. Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào
về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp tại thành phố Rạch Giá. Nghiên cứu đã
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại
Chi cục thuế thành phố Rạch Giá.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
204 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm
tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước của thành phố
Rạch Giá nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp một số các
phương pháp như: Phương pháp thống kê, so sánh:
sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết trong
thời gian từ năm 2008 - 2012 để phân tích, so sánh;
phương pháp tổng hợp các số liệu thống kê, các
báo cáo của Chi cục để phân tích những ưu điểm
và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý
thuế; Phương pháp thảo luận với các chuyên gia là
những cán bộ có kinh nghiệm quản lý làm việc trực
tiếp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý
thuế GTGT đối với doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Rạch Giá giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2012.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Những kết quả đạt được của công tác
quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại
Chi cục Thuế Thành phố Rạch Giá giai đoạn
2008 - 2012
Thứ nhất, sau hơn 6 năm áp dụng Luật Quản lý
thuế cùng với các biện pháp tăng cường công tác
quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp, kết quả
thu thuế giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành
phố Rạch Giá như bảng 1.
Bảng 1. Kết quả thu thuế giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành phố Rạch Giá
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%)
1
Số thuế phải thu Triệu
đồng
108,160 150,000 120,000 145,000 172,000 12,5
Trong đó thuế GTGT 51,700 70,950 92,390 117,980 149,330 30,5
2
Số thuế thu được Triệu
đồng
109,087 104,462 118,938 143,660 145,791 8
Thuế GTGT thu được 50,309 76,345 97,518 119,250 114,510 24,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)
Qua số liệu bảng 1 cho thấy, số thuế thu được
tại Chi cục Thuế Rạch giá tăng bình quân năm là
8,0%, riêng đối với thuế GTGT là 24,5%, nhìn chung
là khá tốt qua các năm so với tốc độ tăng của số
thuế phải thu.
Theo kết quả trên ta thấy năm 2012, so với năm
2011 số nợ đọng tăng vượt bậc là do Chi cục Thuế
chưa làm tốt khâu quản lý đối tượng nộp thuế và
công tác thu nộp thuế. Do đó, cần đưa ra những
giải pháp rà soát chặt chẽ đối tượng nộp thuế và
công tác khai thác nguồn thu thuế, chống thất thu
và xử lý nợ để nâng cao hiệu quả đem lại nguốn thu
cho ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, công tác hoàn thuế. Thông qua số liệu
tính toán và phân tích cho thấy, việc tham gia nghĩa
vụ khai báo thuế GTGT thực sự là nghĩa vụ quyền
lợi của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng
góp phần làm tăng hiệu quả trong việc giám sát
quản lý của Nhà nước.
Bảng 2. Công tác hoàn thuế giai đoạn 2008 - 2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%)
1 Số lượng doanh nghiệp hoàn thuế doanh nghiệp 51 25 64 80 55 25
2 Số tiền hoàn triệu đồng 9.094 5.320 15.894 28.865 16.152 49
(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)
Thứ ba, công tác kiểm tra thuế. Trong giai đoạn
2008 - 2012, số doanh nghiệp được kiểm tra quyết
toán tăng bình quân 61,3%/năm và số tiền truy thu
tăng 15,3%/năm. Điều này chứng tỏ công tác kiểm
soát thuế trong các doanh nghiệp ngày càng chặt
chẽ hơn, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp được
kiểm tra tăng lên, số truy thu và xử phạt tăng lên qua
từng năm có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động
kê khai chưa chính xác vì thế chi cục phải tìm ra các
biện pháp hợp lý nhằm tạo điều kiện để các doanh
nghiệp ngày càng có ý thức hơn nữa trong việc kê
khai thuế đúng đắn và trung thực.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 205
Số lượng tuyên truyền cần phải phổ biến hơn
năm sau cao hơn năm trước, nhưng trong năm
2012, số lần tuyên truyền lại thấp hơn năm 2011,
do vậy Chi cục Thuế cần đưa ra các giải pháp đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp
thuế cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó,
chất lượng đội ngũ cán bộ thuế và ứng dụng các
phần mềm công nghệ thông tin vào công tác thu
thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng, Chi cục Thuế
cần đưa ra các giải pháp và đẩy mạnh các giải
pháp đó để đem lại hiệu quả tốt nhất trong công tác
thu thuế.
2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác
quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp vẫn bộc lộ
những hạn chế:
- Tình hình nợ đọng thuế. Theo kết quả thống kê
tại bảng 6 ta thấy, năm 2012 so với năm 2011 số nợ
đọng tăng vượt bậc là do chi cục thuế chưa làm tốt
khâu quản lý đối tượng nộp thuế và công tác thu nộp
thuế. Do đó cần đưa ra những giải pháp rà soát chặt
chẽ đối tượng nộp thuế và công tác khai thác nguồn
thu thuế, chống thất thu và xử lý nợ để nâng cao hiệu
quả đem lại nguốn thu cho ngân sách Nhà nước.
Bảng 3. Công tác kiểm tra thuế giai đoạn 2008 - 2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%)
1 Kiểm tra quyết toán doanh nghiệp 42 103 101 95 198 61,3
2 Truy thu thuế và phạt thuế triệu đồng 3.311 5.529 5.853 5.660 5.154 15,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)
Dựa trên số liệu trên ta thấy, số doanh nghiệp kiểm tra quyết toán ngày một tăng, do vậy cần đưa ra các giải
pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra và các phần
mềm ứng dụng dùng trong công tác kiểm tra.
Thứ tư, công tác miễn giảm thuế. Thông qua bảng số liệu ,nhìn chung ta thấy số liệu miễn giảm đều giảm
qua từng năm, bình quân số vụ giảm 18,5 %/năm tương ứng với số tiền giảm 14,3 %/năm. Điều này thể hiện
chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh thể hiện qua số vụ và số tiền miễn giảm
năm sau thấp hơn năm trước.
Bảng 4. Công tác giải quyết miễn giảm thuế giai đoạn 2008 - 2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%)
1 Số vụ giải quyết miễn giảm vụ 1.539 822 789 574 598 (18,5)
2 Số tiền miễn giảm triệu đồng 1.504 939 873 698 754 (14,3)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)
Thứ năm, công tác tuyên truyền hỗ trợ thuế. Đây là công tác đặc biệt chú trọng không những về chất lượng
cuộc tuyên truyền mà cả cách thức tuyên truyền để cho NNT hiểu và làm theo chính sách pháp luật về thuế.
Trong những năm qua công tác tuyên truyền của chi cục thuế ngày càng phổ biến rộng rãi, số lần tuyên truyền
thuế trong giai đoạn 2008 - 2012 tăng bình quân 36 %/năm đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý thuế.
Bảng 5. Công tác tuyên truyền giai đoạn 2008 - 2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%)
1 Số lần tuyên truyền Lần 325 539 752 1.064 1.041 36
(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)
Bảng 6. Kết quả thu thuế giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành phố Rạch Giá
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%)
1 Số thuế còn nợ đọng triệu đồng (927) 538 1,062 1,340 26,209 454,5
2 Thuế GTGT còn nợ triệu đồng 1,391 (5,395) (5,128) (1,270) 34,820 (597,5)
(Nguồn:Báo cáo tổng kết giai đoạn 2008 - 2012 của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
206 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ phía người nộp thuế: Còn nhiều trường hợp
người nộp thuế chưa quan tâm đến chính sách thuế
mặc dù Cục thuế, Chi cục thuế đã tổ chức triển khai
phổ biến chính sách thuế nhưng người nộp thuế
không tham dự nên vẫn còn nhiều trường hợp vi
phạm; còn một bộ phận không nhỏ NNT có hành vi
trốn thuế, cố tình dây dưa nợ thuế. Ví dụ: năm 2012
số doanh nghiệp quản lý thuế là 1.549, trong đó có
958 còn nợ với số tiền 36.829 triệu đồng, vi phạm và
được xử lý là 250 doanh nghiệp.
Từ phía cơ quan thuế: Biên chế của Chi cục
Thuế hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được khối
lượng công việc ngày càng tăng. Các ứng dụng
được Tổng cục Thuế triển khai đến cấp Chi cục chưa
thực sự hiệu quả để phục vụ công tác quản lý thuế.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đạt được kết quả
nhưng vẫn còn trường hợp NNT chưa tiếp cận được
các thông tin về thuế, nhất là đối với các cơ sở kinh
doanh có qui mô nhỏ. Cán bộ công chức vẫn còn hạn
chế về khả năng ứng dụng tin học trong công việc,
do đó chưa khai thác hết được các phần mềm của
chương trình. Tình trạng nợ đọng thuế còn kéo dài,
tốc độ tăng nợ năm sau lớn hơn năm trước, nguyên
nhân do việc phân loại, phân tích tình trạng nợ thuế
chưa kịp thời, chưa chính xác, dẫn đến việc tổ chức
đôn đốc thu nộp chưa đạt hiệu quả đặc biệt trong
công tác kiểm tra thuế còn thiếu nhân lực, thiếu kinh
nghiệm ảnh hưởng đến công tác thất thu thuế.
- Hạn chế do chính sách thuế, chính quyền địa
phương: Một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp
luật thuế còn chồng chéo, chưa bám sát tình hình
thực tế dẫn đến gây khó khăn trong việc áp dụng
vào thực tế. Công tác phối hợp của cơ quan thuế với
các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương
trong quá trình quản lý thu thuế đôi lúc chưa thật
đồng bộ. Ví dụ:
+ Điểm đ điều 77 Luật Quản lý thuế số 78/2006/
QH11 ngày 29/11/2006 quy định: Quyết định kiểm
tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời
hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn
năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh
được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền
thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết
định kiểm tra thuế . Trong khi đó tại điểm 2.2.2 mục
I phần H Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng
6 năm 2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định
số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản
lý thuế. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của
người nộp thuế quy định: Chậm nhất là năm ngày
làm việc kể từ ngày ký quyết định, Quyết định kiểm
tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được
gửi cho người nộp thuế và trong thời hạn ba ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra
thuế hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ
sở người nộp thuế mà người nộp thuế chứng minh
được với cơ quan thuế số thuế đã khai là đúng hoặc
nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo tính toán của cơ
quan thuế, thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết
định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế. Hai điểm này
chồng chéo nhau gây khó khăn trong việc thực hiện
kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
+ Lợi dụng tình trạng cơ quan đăng ký kinh
doanh không thể biết được về người xin thành lập
doanh nghiệp một cách chính xác nên một số đối
tượng đã thành lập doanh nghiệp không nhằm mục
đích kinh doanh, lừa đảo, gian lận. Theo thống kê
của Tổng cục Thuế thì số doanh nghiệp được thành
lập sau đó bỏ địa điểm kinh doanh mang theo hóa
đơn là rất nhiều, nguyên nhân là do cán bộ ngành
thuế ít, ngành thuế không có chức năng điều tra
nên những vụ vi phạm đều chuyển cho cơ quan
công an để xác minh. Thực tế sự phối hợp giữa hai
ngành còn nhiều hạn chế, do vậy xuất hiện nhiều
doanh nghiệp “ma”. Trước tình hình đó, các ngành
cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác hậu
kiểm, như trước khi cấp giấy phép kinh doanh cần
chuyển thông tin người đăng ký sang cơ quan thuế,
tư pháp, công an để kiểm tra đối tượng này.
3. Một số giải pháp
3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Bằng nhiều hình thức, biện pháp phối hợp
thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ
quan chức năng, với chính quyền địa phương rà soát
tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để
đưa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, hệ thống giáo dục, hình thức tuyên truyền
phong phú để giúp các đối tượng nộp thuế hiểu biết
đầy đủ chính sách thuế.
- Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai,
tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế, quyết toán thuế
và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước để các đối
tượng nộp thuế tự giác thực hiện tốt các nghĩa vụ
thuế với Nhà nước, giảm thiểu các sai sót do không
hiểu biết gây ra. Quản lý chặt chẽ hóa đơn chứng từ
để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định
đúng nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
3.2. Quản lý công tác thu nộp thuế
Yêu cầu doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kê khai
và nộp thuế theo đúng thời gian quy định.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 207
- Tổ chức đánh giá tổng kết công tác chống thất
thu, nợ đọng thuế trên địa bàn quản lý, đánh giá
mức độ thất thu, nợ đọng thuế trên từng địa bàn,
lĩnh vực, xác định rõ lĩnh vực còn thất thu, nhận
dạng chính xác các nhóm tổ chức, cá nhân người
nộp thuế có khả năng rủi ro cao để lập danh sách
các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra thuế, tập
trung thu nợ thuế.
- Tăng cường công tác xử lý nợ, đối với các
khoản nợ thuế không có khả năng thu hoàn thành
hồ sơ đề nghị xóa nợ. Đối với các trường hợp cố
tình chây ỳ nợ thuế: lập hồ sơ kiên quyết cưỡng chế
theo đúng qui định.
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra về thuế, kiên
quyết xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Kịp thời xây dựng và triển khai phần mềm ứng
dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan
Thuế; nâng cấp ứng dụng hỗ trợ thanh tra kiểm tra
thuế, thu nợ thuế theo quy trình thanh tra sửa đổi
phù hợp với Luật Thanh tra mới và quy trình quản
lý nợ thuế.
- Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra công tác
hoàn thuế GTGT, tập trung đối với những doanh
nghiệp có số hoàn thuế tăng đột biến. Chi cục Thuế
thành phố cần phải lựa chọn đội ngũ cán bộ làm
công tác thanh tra, kiểm tra phải có đầy đủ năng
lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt để đảm
đương tốt nhiệm vụ được giao. Quá trình thanh tra,
kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể,
tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được
kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp.
3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối
tượng nộp thuế
Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền,
biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa
dạng, dễ hiểu hỗ trợ các tổ chức cá nhân về những
vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các
Luật Thuế.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các
chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế
toán cho các doanh nghiệp kịp thời. Phải dựa vào
sự đóng góp ý kiến của các đối tượng nộp thuế để
đa dạng hóa hình thức tuyên truyền.
3.5. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán
bộ quản lý thu thuế
Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức thuế có
phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao.
Trên cơ sở đó kiểm tra, đánh giá, xem xét
lại chất lượng, hiệu quả công tác của từng cán
bộ, từng lĩnh vực mà bố trí, sắp xếp lại một cách
hợp lý và có hiệu quả, cũng qua đó mà khắc phục
tình trạng hiện nay là vừa thiếu lại vừa thừa cán bộ
quản lý thuế.
Thường xuyên tổ chức luân chuyển cán bộ
trong Chi cục, chủ yếu giữa các đội thuế, các địa
bàn nhằm phát hiện những nhân tố mới, ngăn ngừa
tiêu cực của cán bộ thuế. Kiên quyết loại bỏ những
người không đủ tiêu chuẩn về chuyên môn hoặc có
vi phạm về công tác thu thuế.
Hàng năm nên có kế hoạch đào tạo để nâng
cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế, đặc
biệt trong công tác thanh tra thuế.
3.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thuế
Phải xây dựng kế hoạch với lộ trình các phần
mềm triển khai chi tiết, các phần mềm ứng dụng
hỗ trợ phải thuận lợi, dễ sử dụng để thuận tiện cho
cán bộ thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bồi dưỡng năng lực để từng cán bộ thuế thực hiện
được công việc nhiệm vụ cụ thể của mình.
Từng cán bộ thuế phải là một mắt xích, vừa
có nhiệm vụ khai thác thông tin trên hệ thống để
xử lý nghiệp vụ vừa có nhiệm vụ cập nhật thông
tin đã được xử lý để chia sẻ thông tin với cán bộ
khác liên quan.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được thực
trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các do-
anh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá giai
đoạn từ 2008 đến 2012. Trên cơ sở đó, nghiên cứu
bước đầu đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp trong thời gian tới. Theo người nghiên cứu,
để có thể công tác quản lý thuế GTGT đối với các
doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất, Cục Thuế tỉnh
Kiên giang, Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá cần
phải tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp trên,
trong đó cần chú trọng nhiều đến các nhóm giải
pháp nâng cao nhận thức của NNT và người tiêu
dùng.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Sửa đổi và bổ sung một số quy định về chính
sách thuế GTGT về thuế suất thuế GTGT: chính
sách thuế GTGT ở nước ta chỉ nên quy định một
mức thuế suất chung duy nhất áp dụng cho các loại
hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và
tiêu dùng trong nước là 10%, ngoại trừ mức thuế
suất 0% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
208 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
để đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, hạn
chế tình trạng thất thu thuế.
- Về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Nước ta nên chỉ quy định một phương pháp tính
thuế duy nhất, đó là phương pháp khấu trừ thuế áp
dụng cho các loại hình doanh nghiệp sẽ tạo được
sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp. Tránh
tình trạng cán bộ thuế thường dựa vào mức khoán
thuế doanh thu phải nộp trước đây để suy ngược
lại doanh thu tính thuế ấn định, sau đó nhân với tỷ
lệ GTGT trên doanh thu tính thuế quy định do Tổng
cục Thuế quy định, Cục Thuế cụ thể hóa. Điều này
không khác gì thuế doanh thu trước đây.
- Về tổ chức thực hiện thuế GTGT: Chú trọng
thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ thuế và trang bị phương
tiện hiện đại cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công
tác quản lý thu thuế GTGT. Đây là khâu quan trọng
quyết định thực thi, tính hiệu quả chính sách thuế
GTGT, bởi việc quản lý thu thuế GTGT rất phức tạp
nên nếu trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ
thuế yếu hay thiết bị phương tiện quản lý lạc hậu
sẽ không thể quản lý tốt thuế GTGT, làm gia tăng
hiện tượng trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách
Nhà nước. Nếu thuế GTGT được quản lý tốt sẽ
nghiêm túc công tác sổ sách, chứng từ hóa đơn,
giúp khắc phục được tình trạng thất thu thuế.
- Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán
đối với sự phát triển các doanh nghiệp: Cần tạo ra
môi trường pháp lý tốt về kế toán cho các doanh
nghiệp vì chế độ kế toán còn nhiều hạn chế, một
trong những nguyên nhân chủ yếu đó là còn có
những khó khăn vướng mắc về môi trường pháp lý.
Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù
hợp với đặc điểm của doanh nghiệp với quy mô vừa
và nhỏ hiện nay.
2.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
về việc quản lý hóa đơn, chứng từ
Khuyến khích người dân lấy hóa đơn bằng
cách khấu trừ thuế GTGT cho người tiêu dùng, đơn
giản là số thuế TNCN phải nộp trong tháng (hoặc
quý) = số thuế TNCN phải nộp trong tháng (hoặc
quý) theo cách tính hiện hành - số thuế GTGT trên
hóa đơn mua hàng trong tháng (hoặc quý). Ngoài
ra, trong tháng hoặc quý có số thuế GTGT được
khấu trừ lớn hơn số thuế TNCN phải nộp theo cách
tính hiện hành thì được kết chuyển sang tháng, quý
sau nhưng không được kê khai hoàn thuế GTGT.
Như vậy thì mới khuyến khích người dân lấy đủ
hóa đơn khi mua hàng vì tác động trực tiếp vào túi
tiền người dân. Điều này sẽ giúp giải quyết triệt để
tình trạng các doanh nghiệp bán hàng không xuất
hóa đơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thị Châu, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Nha Trang.
2. Bộ Tài chính. Quy trình quản lý đăng ký thuế. TT số: 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2012.
3. Bộ Tài chính. Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 11/1/2012.
4. Tổng cục Thuế. Quy trình hoàn thuế. Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
5. Tổng cục Thuế. Quy trình thanh tra thuế. Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế.
6. Tổng cục Thuế. Quy trình miễn thuế, giảm thuế. Quyết định số: 1444/QĐ-TCT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế.
7. Tổng cục Thuế. Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11 tháng 05 năm 2012 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_ca.pdf