Hoàn thiện luật các chuẩn mực báo cáo tài chính là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai phạm báo cáo tài chính

Sai phạm báo cáo tài chính luôn là một trong những vấn đề nóng trong nền kinh tế tài chính

toàn cầu. Không riêng gì ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới việc sai phạm này vẫn thường xuyên

xảy ra. Trên cơ sở thực tiễn ở nước ta, hệ thống ngân hàng với những hoạt động phức tạp và một

môi trường pháp lý chưa thực sự chặt chẽ vẫn còn đó những kẻ hở cho những sai phạm tài chính

liên quan đến “điều phối lợi nhuận”. Việc chỉ hoàn thiện luật pháp đơn thuần không thể ngăn chặn

các sai phạm mà còn làm nó trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, ngoài việc Nhà nước cần ban hành các

chuẩn mực, hoàn thiện luật pháp thì việc rèn luyện đạo đức mỗi cá nhân, đặc biệt là những nhà

quản lý là một yếu tố tiên quyết góp phần hạn chế những sai phạm báo cáo tài chính trong cả nền

kinh tế. Bài viết được thực hiện nhằm minh họa thông qua đạo luật Sabanes-Oxley (2002) cho thấy,

trước khi các chuẩn mực được ban hành, hệ thống luật pháp chặt chẽ thì những doanh nghiệp, tập

đoàn hay ngân hàng gian lận bằng hình thức chỉnh sửa số liệu trên sổ sách. Sau khi luật pháp và

các chuẩn mực báo cáo tài chính hoàn thiện hơn, các đạo luật được ban hành, việc gian lận sẽ

được thực hiện tinh vi hơn thông qua hình thức “điều phối lợi nhuận” và từ đó làm hủy hoại giá trị

thật của công ty.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn thiện luật các chuẩn mực báo cáo tài chính là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai phạm báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng này có lẽ cho đến trước khi phá sản người ta cũng chưa biết được sự sai phạm của nó. Nghiên cứu của Kiều Oanh (2008) cho biết “Lehman Brothers đã vay vốn quá nhiều để đầu tư vào các loại tài sản có chất lượng đáng ngờ”. Hàng loạt vụ đầu tư như vậy đều đem đến sự thua lỗ. Ngân hàng này che giấu trên báo cáo tài chính quá giỏi và chỉ đến khi nó sụp đổ người ta mới phát hiện ra. Bên cạnh Lehman Brothers, còn nhiều cái tên trong giới tài chính khác cũng đã sụp đổ như Ngân hàng Northern Rock ở Anh hay công ty môi giới chứng khoán MF Global ở Mỹ. Thực tiễn Việt Nam hiện nay, hệ thống luật pháp vẫn còn nhiều kẽ hở và với những hoạt động và giao dịch nghiệp vụ phức tạp của mình, các ngân hàng chúng ta cũng hoàn toàn có thể có những gian lận vô cùng tinh vi. Hàng loạt các vụ bê bối đã được phanh phui có thể kể đến như Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - Phạm Công Danh bị bắt vì gây thất thoát hàng t đồng; Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Agribank - Đỗ Tất Ngọc bị bắt vì làm thất thoát 90 t đồng; Nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh TP HCM là bà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4911 tỷ đồng... Vẫn còn rất rất nhiều trường hợp mà trong phạm vi bài viết không thể liệt kê hết nhưng cũng cho thấy được hệ thống luật pháp nước ta hiện nay còn rất nhiều lỏng lẻo. Nếu so sánh môi trường pháp lý hiện nay so với trước kia rõ ràng chúng ta đã hoàn thiện sự chặt chẽ rất nhiều nhưng để ngăn chặn được hết những sai phạm trong một ngành nghề đặc thù như ngành ngân hàng là rất khó khăn. 4.2. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống ngân hàng hiện nay Qua những phân tích và các bằng chứng thực nghiệm ở trên, ta thấy được môi trường pháp lý trong hệ thống ngân hàng nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót. Mặc dù đã hoàn thiện hơn từng ngày, những sai phạm của các lãnh đạo ngân hàng vẫn còn rất nhiều và ngày càng nguy hiểm hơn. Đó là những sai phạm liên quan đến điều phối lợi nhuận và từ đó đẩy ngân hàng đến bờ vực hủy hoại giá trị. Nếu không có Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ phía sau thì có lẽ Việt Nam ta không thiếu những trường hợp tương tự như Lehman Brothers của nước Mỹ. Trong tương lai khi mà chúng ta ngày càng hội nhập quốc tế và cộng đồng ASEAN dần hình thành, chắc chắn hệ thống luật pháp và chuẩn mực tài chính của ta sẽ càng ngày được nâng cao nhằm hạn chế những sai phạm trong báo cáo tài chính không chỉ riêng ngành ngân hàng mà còn cả nền kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cần phải rèn luyện đạo đức cho mỗi cá nhân những nhà quản lý vì cho dù luật pháp có chặt chẽ tới 49 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP đâu đi nữa thì con người vẫn sẽ tìm ra cách để gian lận nếu không nghĩ đến đạo đức nghề nghiệp. Với nhận định như trên, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ngân hàng như sau: • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản pháp luật theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro, hạn chế những sai phạm trong báo cáo tài chính liên quan đến chỉnh sửa số liệu cũng như điều phối lợi nhuận; • Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc ngân hàng gắn với xử lý sở hữu chéo; • Nâng cao văn hóa quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng; • Rèn luyện đạo đức cho cả các cấp quản lý cũng như đội ngũ nhân viên ngân hàng. 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách Như vậy, qua những minh chứng trên đã cho ta thấy được rằng ngay từ những ngày đầu tiên của phố Wall đến nay, đã có những kẻ tội phạm ngụy tạo vẻ ngoài trung thực cho những ý đồ trục lợi xấu xa của mình bằng nhiều cách khác nhau. Ivan Boesky, Michael Milken, Bernard Ebbers Richard Whitney, và Kenneth Lay chính là những trường hợp cụ thể. Khi Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 ra đời đã cho thấy khi luật pháp trở nên cứng rắn hơn với các gian lận kế toán, việc điều phối lợi nhuận không những không giảm đi mà còn trở nên nguy hiểm hơn, tinh vi hơn và thậm chí là không thể phát hiện: “Các công ty có xu hướng chuyển từ việc gian dối trên sổ sách sang điều phối lợi nhuận thông qua thay đổi hoạt động và từ đó hủy hoại giá trị thật của công ty”. Họ bất chấp quy định, luôn cố gắng tìm cách lách luật hoặc đơn giản là coi thường luật pháp vì một mục đích thỏa mãn lòng tham bằng mọi giá. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã và đang áp dụng cơ chế quản trị hiện đại với mô hình “Ba tuyến phỏng thủ” (Three Lines of Defense) giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. • Tuyến phòng thủ thứ nhất là hệ thống kiểm soát quản lý do ban điều hành thiết lập trong từng hoạt động của doanh nghiệp nhằm trợ giúp cho ban điều hành kiểm soát doanh nghiệp đi đúng hướng; • Tuyến phòng thủ thứ hai nhắm đến vai trò quản trị rủi ro và thanh tra chuyên trách; • Và cuối cùng, kiểm toán nội bộ đóng vai trò giám sát hoạt động của toàn hệ thống nhằm đưa ra những khiếm khuyết và khuyến nghị sửa chữa đối với hệ thống từ đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó, bên cạnh các quy định của pháp luật còn cần thêm một công cụ là định hướng để các chuyên viên tài chính nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà tài chính tự nguyện tuân thủ pháp luật, phải làm sao để đạo đức nghề nghiệp trở thành “thiện ý” tuân thủ pháp luật. Từ “thiện ý” ở đây không được hiểu một cách đơn giản mà là phải để đạo đức nghề nghiệp gắn liền với lòng tự tôn, tự trọng của các chuyên gia tài chính. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho họ không chỉ bị chế tài về tài chính, phải đối mặt với các án phạt mà còn mất đi sự tôn trọng, danh dự và uy tính trong lĩnh vực họ hoạt động. Có như vậy, pháp luật mới được tự nguyện thực thi và nhiều khi các khe hở của pháp luật cũng không bị lợi dụng để trục lợi. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt [1]. Bảo Trúc (2012), Những vụ án kinh tế chấn động. [2]. Phan Lê Thành Long (2010), Gian lận kế toán trong vụ phá sản của Lehman Brothers. 50 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP [3]. Saga.vn (2014), 4 tay đại bịp trong lịch sử phố Wall. [4]. State audit office of VietNam (2012), Nhìn lại 10 năm thực hiện Đạo luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán Mỹ. Tiếng Anh [5]. AY Zang (2011), Evidence on the trade-off between real activities manipulation and accrual-based earnings management, The Accounting Review. [6]. Bergstresser, D., and T. Philippon (2006), CEO incentives and earnings management, Journal of Financial Economics. [7]. Bodnar, G. M., Hayt, G. S., & Marston, R. C (1998), 1998 Wharton survey of financial risk management by US non-financial firms, Financial management, 70-91. [8]. Brown, L. D (2001), A temporal analysis of earnings surprises: Profits versus losses, Journal of Accounting Research. [9]. C Xian, H Chen (2011), Investment, Earnings Management and Equity-based Compensation, Journal Of Accounting. [10]. DA Cohen, ADey, TZ Lys (2008), Accrual-Based Earnings Management in the Pre-and Post-Sarbanes-Oxley Periods, The accounting review. [11]. LH Amer, N Abdelkarim (2011), Corporate Governance and Earnings Management: Empirical Evidence from Palestinian Listed Companies. [12]. MDBeneish (2001), Earnings management: A perspective, Managerial Finance. [13]. R Kassem (2012), Earnings Management and Financial Reporting Fraud: Can External Auditors Spot the Difference?, American Journal of Business and management. [14]. Y Kim, MS Park, B Wier (2012), Is earnings quality associated with corporate social responsibility?, The Accounting Review. : 21/02/2017 : 27/10/2017 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_luat_cac_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_la_giai_phap.pdf