Kiểm định chất lượng - Công cụ giải trình để tự chủ đại học

Luật GDĐH sửa đổi 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 với nhiều điểm mới,

tiệm cận với thông lệ quốc tế và phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam. Luật tạo cơ

sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học (ĐH), sử dụng hiệu quả các

nguồn lực, nâng cao chất lượng GDĐH, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt

hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều nội dung đổi mới

như mở rộng quyền tự chủ ĐH với quy định khá chi tiết về việc giao quyền tự chủ

cho các trường về: học thuật và hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính

và tài sản và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật; xác định rõ

trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ĐH.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiểm định chất lượng - Công cụ giải trình để tự chủ đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
561 KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG - CÔNG CỤ GIẢI TRÌNH ĐỂ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Phạm Văn Tuấn Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng I. MỞ ĐẦU Luật GDĐH sửa đổi 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 với nhiều điểm mới, tiệm cận với thông lệ quốc tế và phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam. Luật tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học (ĐH), sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng GDĐH, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều nội dung đổi mới như mở rộng quyền tự chủ ĐH với quy định khá chi tiết về việc giao quyền tự chủ cho các trường về: học thuật và hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật; xác định rõ trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ĐH. II. VẤN ĐỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC TẾ II.1. Tự chủ trong giáo dục đại học quốc tế Các trường ĐH trên thế giới ngày càng có nhu cầu về quyền tự chủ lớn hơn để phát triển các chiến lược phù hợp với nhu cầu của người học, các bên liên quan và bối cảnh địa phương, quốc gia, quốc tế. Một trong những thách thức của quản trị ĐH hiện nay khi hướng tới tự chủ, đó là giảng viên và lãnh đạo nhà trường phải cùng xây dựng, tổ chức môi trường học tập phù hợp cho người học. Giảng viên có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của người học và là tác nhân thay đổi chính trong sự phát triển của trường ĐH. Tuy nhiên, họ phải chịu áp lực đáng kể từ nhiều hoạt động khác nhau của hệ thống giáo dục. Vì thế cần có các phương pháp tiếp cận chính sách thúc đẩy sự hợp tác của giảng viên, quyền tự chủ và sự phân chia quyền lãnh đạo [1]. Các chính sách hỗ trợ cho hoạt động tự chủ của nhà trường bao gồm: 1) Phát triển trường học; 2) Phát triển nghề nghiệp giảng viên; 3) Hỗ trợ cho các nhóm người học cụ thể; 4) Hỗ trợ đổi mới sáng tạo; 5) Hành động và hoạch định chính sách nhất quán. Có nhiều biện pháp khác nhau để để trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường ĐH, chẳng hạn bằng cách điều chỉnh chương trình giảng dạy hoặc môi trường học tập để phù hợp hơn với nhu cầu của người học. Ví dụ, ở Bồ Đào Nha, các dự án tự chủ trường học cho phép các trường phát triển những cách thức sáng tạo để trao quyền tự chủ ở mức độ cao hơn cho người học. Đặc biệt, “'hợp đồng tự chủ” cho phép các trường kiểm soát 25% thời lượng chương trình giảng dạy của họ. Các trường có thể lựa chọn để được trao quyền tự chủ nhiều hơn bằng cách ký hợp đồng tự chủ với Bộ Giáo dục. Điều kiện để được ký hợp đồng tự chủ bao gồm tự đánh giá và nhận được đánh giá chất lượng tích cực từ bên ngoài. Các hợp đồng này cho phép củng cố quyền tự chủ trong các lĩnh vực như tổ chức nguồn lực, tổ chức chương trình giảng dạy, tuyển dụng nguồn nhân lực, hỗ trợ hoạt động gắn kết xã hội 562 và quản lý tài chính [2]. Giảng viên và lãnh đạo nhà trường cũng cần có năng lực phù hợp để tận dụng tối đa quyền tự chủ này. Hành động chính sách có thể tập trung vào: - Giảng viên hợp tác hiệu quả ở cấp trường với các nhà cung cấp dịch vụ trong cộng đồng, - Tự thu thập và diễn giải dữ liệu về kết quả hoạt động phát triển của trường và giám sát các kế hoạch của trường, - Giảng viên tham gia vào nhóm chung và thiết kế hoạt động dạy học với sự can thiệp nhất định để hỗ trợ việc học tốt hơn, - Hỗ trợ sự phát triển khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa, truyền cảm hứng, bao gồm khả năng đặt ra các ưu tiên cho bản thân và những người khác; Ở Bồ Đào Nha, các dự án tự chủ trường học cho phép các trường phát triển những cách thức sáng tạo để trao quyền tự chủ ở mức độ cao hơn cho người học. Các trường học ở Ý cũng đưa ra các cách để tăng cường sự tham gia của người học vào hoạt động chung của trường. Bên cạnh đó, phong trào trường học hiện đại ở Bồ Đào Nha dựa trên các nguyên tắc “tổ chức hợp tác và dân chủ”. Mục tiêu của trường do Bộ đặt ra và theo chương trình quốc gia, nhưng cách tiếp cận lại được quyết định bởi bản thân các trường. Các trường ĐH có quyền tự chủ nên có khả năng tuyển dụng và đào tạo giảng viên theo phương pháp sư phạm cụ thể của nhà trường Tự chủ ĐH tạo cơ hội cho giáo dục đại học châu Á tăng cường tính đại chúng hóa, đa dạng hóa, thị trường hóa và quốc tế hóa. Theo Luật Giáo dục Đại học Trung Quốc, Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU) có quyền và quyền tự chủ để sửa đổi cấu trúc của chương trình giảng dạy và thành lập các bộ môn mới. Các chương trình giảng dạy và các khoa mới được thành lập theo nhu cầu của xã hội và phát triển kinh tế. Mặt khác, một số bộ môn hiện có hợp nhất hoặc thay đổi thành các khoa mới [5]. Theo Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT Singapore [6]: Trong bối cảnh đại học toàn cầu mới, các trường ĐH phải xây dựng đặc tính thể chế của riêng mình và khác biệt để cạnh tranh hiệu quả với các trường ĐH khác. Mặc dù chỉ đạo của Chính phủ đã thành công tạo nền tảng vững chắc cho khu vực ĐH và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các trường ĐH, Chính phủ cần cho phép các trường ĐH tự vạch ra con đường của mình để đáp ứng tốt hơn với sự thay đổi nhanh chóng và môi trường cạnh tranh. Các trường ĐH nhìn nhận rằng họ không thể đạt được sự xuất sắc thực sự nếu không có thử thách cạnh tranh. Cách tiếp cận tập trung và chỉ đạo từ trên xuống rất hiệu quả trong việc mang lại kết quả mong muốn được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, cách tiếp cận như trên lại rườm rà khi cần đáp ứng một môi trường năng động. Mặc dù tiếp tục với cùng một phương pháp này dường như ít rủi ro hơn, nhưng nó có thể vô tình kìm hãm các trường ĐH ở một thời điểm quan trọng cần bứt phá. Họ có nguy cơ bị các trường ĐH khác trong khu vực vượt qua trong dài hạn và không có cơ hội giữ được vị trí nổi trội trong khu vực và trên toàn cầu. Với sự tự chủ, các trường sẽ có động lực hơn để nắm quyền làm chủ và chịu trách nhiệm, chứ không phải chờ đợi để nhận được chỉ thị từ Chính phủ. Theo nghiên cứu của chính phủ Singapore [6], trong tương lai, các trường đại học công lập tự chủ sẽ: - Nuôi dưỡng ý thức sở hữu cao hơn và truyền cảm hứng cho các bên liên quan của họ, cụ thể là Hội đồng trường, quản lý cấp cao, giảng viên, nhân viên, sinh viên và cựu sinh viên để mỗi người có thể cảm thấy mình có vai trò cá nhân 563 trong sự thành công của trường đại học và đóng vai trò vai trò chủ động hơn trong việc giúp các trường đại học đạt được sứ mệnh của mình; - Có khả năng tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và đạt được đỉnh cao xuất sắc trong các lĩnh vực ngách cụ thể ở cấp độ thế giới; và - Năng động và có đầu óc kinh doanh để ứng phó với những thay đổi của thị trường, sự mất ổn định của xã hội và giữ vững vị thế của mình trước các trường ĐH nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH là một quá trình phức tạp cần được triển khai thận trọng. Trong khi Bộ GDĐT và các trường ĐH có thể đưa ra các hệ thống và quy trình, nhưng yếu tố quan trọng để tự chủ thành công là có lãnh đạo với năng lực quản trị ĐH phù hợp. Khả năng lãnh đạo tốt là rất quan trọng để đưa ra tầm nhìn và định hướng cho các trường ĐH đạt được những đỉnh cao xuất sắc của riêng mình và tạo sự khác biệt với các trường ĐH khác. Quan trọng nhất, lãnh đạo tốt có thể huy động các bên liên quan thực hiện. Tại các trường đại học Đông Nam Á, trong những hệ thống mà các trường ĐH được trao quyền tự chủ ở mức độ cao, quyết định cuối cùng về việc phê duyệt các chương trình học thuộc về trường ĐH (ví dụ như Singapore và Thái Lan). Trong một số trường hợp khác, chính phủ quy định Khung trình độ quốc gia hoặc đặt mục tiêu ưu tiên cho việc phát triển chương trình đào tạo (ví dụ như Việt Nam và Campuchia). Ngược lại, ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào mô hình tập trung thì chính phủ xác định các chương trình và khóa học cho các trường đại học (ví dụ như Myanmar). I.2 Trách nhiệm giải trình thông qua đảm bảo, kiểm định chất lượng Trong những thập kỷ gần đây, giáo dục đại học ở châu Á đang trong giai đoạn đại chúng hóa, tạo ra khả năng tiếp cận với GDĐH nhưng cũng đồng thời làm tăng mối quan tâm của công chúng về chất lượng của giáo dục và năng lực của người học tốt nghiệp. Điều này đặt ra một số thách thức đối với việc bảo đảm và quản lý chất lượng trong GDĐH. Để đáp ứng xu hướng này, các chính phủ châu Á xác định phát triển hệ thống BĐCL, KĐCL quốc gia trong giáo dục đại học, bao gồm cả các kiểm định viên quốc gia và kiểm định viên chuyên nghiệp. Các quốc gia châu Á đã phát triển các hệ thống của riêng họ để thực hiện BĐCL GDĐH của họ theo từng giai đoạn. Ví dụ, ở Indonesia, Cơ quan Công nhận Quốc gia về Giáo dục Đại học (BANPT), với tư cách là một tổ chức công, đã tiến hành đánh giá và công nhận các chương trình và trường đại học theo phương pháp bắt buộc. Phí kiểm định do chính phủ chi trả. Tại Nhật Bản, có quan NIAD-UE đã tiến hành đánh giá trường đại học công bằng cách sử dụng phương pháp áp dụng bắt buộc với chi phí do chính phủ chi trả. Ngược lại, các trường đại học dân lập tự chi trả cho dịch vụ này. Ở UK, trách nhiệm về tiêu chuẩn và chất lượng thuộc về bản thân các trường đại học tự chủ và Cơ quan BĐCL GDĐH của UK là QAA (cơ quan độc lập kiểm tra các tiêu chuẩn và chất lượng GDĐH của Vương quốc Anh). Điều này giúp thể hiện rõ tính giải trình của CSGD tự chủ bằng cách đảm bảo các bằng cấp người học nhận được đáp ứng với kỳ vọng quốc gia về năng lực người học tốt nghiệp. Quyền tự chủ về học thuật của các CSGD đại học được bảo vệ tích cực và các trường đại học đã sử dụng quyền tự chủ của họ một cách có lợi nhất. Đôi khi CSGD có thể chấp nhận rủi ro như đưa ra các môn học mới hoặc các cơ hội học tập khác với truyền thống. Nhưng họ cũng biết rằng nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ công 564 và nếu họ chấp nhận rủi ro một cách vô trách nhiệm, thì quyền tự do hoạt động của họ có thể bị hạn chế nghiêm trọng. Tại UK, nếu các trường đại học muốn duy trì quyền tự chủ, họ phải chịu trách nhiệm không những về mặt thiết kế mà còn tuân theo các quy định học thuật của họ để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn (quality codes). Việc cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình là một thách thức đáng kể và liên tục đối với các hệ thống GDĐH đang nỗ lực cải tiến trên nhiều lĩnh vực [1]. Các nhà hoạch định chính sách nhận ra nhu cầu cấp thiết cần phải cải thiện tác động qua lại giữa các cơ chế BĐCL bên ngoài và bên trong để a) cho phép trường đại học thích ứng với nhu cầu thay đổi của người học và b) bảo đảm tiếp nhận, khai thác các phản hồi thích hợp trong toàn hệ thống. Các quốc gia cũng ngày càng cho phép các trường đại học tự chủ nhiều hơn để họ có thể đáp ứng tốt hơn bối cảnh địa phương, quốc giá, quốc tế và nhu cầu của từng người học. Các cơ chế BĐCL bên trong hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc giải trình nội bộ và đáp ứng sự phát triển của CSGD. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của giảng viên là nghiệp vụ dạy học nghiên cứu khoa học, và kết quả học tập của người học. Quy trình đánh giá giảng viên sẽ được thực hiện riêng biệt bởi từng CSGD nhằm phát huy quyền tự chủ của CSGD cũng như nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc BĐCL quá trình giáo dục. Tất cả giảng viên có thể đăng ký đánh giá, lựa chọn mức chất lượng mà họ áp dụng trong từng giai đoạn. Hầu hết các nước Châu Âu đã đưa ra các khung BĐCL để tích hợp một số cơ chế đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài. Các cơ chế này tạo ra dữ liệu về kết quả hoạt động, chất lượng tổng thể của CSGD và cả hệ thống, được đo lường dựa trên kết quả học tập và các tiêu chuẩn được xác định trong Khung trình độ quốc gia. III. TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Ở VIỆT NAM Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống. Trong đó, quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH. Trên thực tế, các cơ sở GDĐH tự chủ đã được giao nhiều quyền hơn trong các lĩnh vực, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường. Tự chủ ĐH gắn liền với trách nhiệm giải trình và tự chịu trách nhiệm. Nhà nước tạo ra cơ chế bảo đảm cho CSGD thực hiện được trách nhiệm cao nhất đối với xã hội, và cơ chế đó chính là cơ chế giải trình trách nhiệm của các trường thông qua việc kiểm định độc lập, chịu sự giám sát của toàn xã hội. CSGD chịu trách nhiệm trước người học, chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan về việc bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ và cam kết của cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời công khai kết quả KĐCL chương trình đào tạo, kết quả KĐCL cơ sở giáo dục đại học. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 nhấn mạnh chủ trương tăng cường tự chủ cho các cơ sở GDĐH nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát hợp lý chất lượng đào tạo. Bộ GDĐT đã ban hành các chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Một trong số đó là nhóm giải pháp tăng cường công tác khảo thí, kiểm 565 định và đánh giá chất lượng giáo dục; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục và các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Tính đến tháng 10 năm 2020 cả nước đã có 151 CSGDĐH thực hiện KĐCLGD. Trong số 23 CSGD công lập được giao thực hiện tự chủ theo NQ 77/NQ-CP, có 22 CSGD đã được KĐCL (02 CSGD được KĐCL quốc tế). Biểu đồ kết quả KĐCL dưới đây được phân tích từ kết quả KĐCL trong nước của 20 CSGD (19 CSGD được KĐCL theo văn bản hợp nhất 06 /VBHN-BGDĐT và 01 CSGD được KĐCL bởi TT 12/2017/TT-BGDĐT). Kết quả KĐCL theo bộ tiêu chuẩn ban hành trong văn bản 06 /VBHN-BGDĐT (hình 1) cho thấy những vấn đề tồn tại chủ yếu là: Quản trị đại học và tổ chức quản lý trường đại học, phát triển CTĐT và tổ chức dạy học, đội ngũ giảng viên, thực hiện NCKH, thư viện và diện tích đất sử dụng, quản lý tài chính. Nhóm các trường tự chủ có kết quả cải thiện hơn trong hầu hết các tiêu chí. Tuy nhiên vẫn còn những tiêu chí có tỷ lệ chưa đạt cao hơn như hoạt động định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng CTĐT dựa trên kết quả đánh giá; việc đảm bảo có đủ số lượng giảng viên để thực hiện CTĐT và NCKH; hoạt động hợp tác quốc tế hiệu quả; có đủ cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, diện tích sử dụng đất theo quy định. Kết quả KĐCL theo bộ tiêu chuẩn ban hành trong TT 12/2017/TT-BGDĐT (hình 2) cho thấy những hạn chế nhất định như: Sứ mạng, tầm nhìn chưa thật sự được dùng làm căn cứ liên kết chặt chẽ và định hướng cho xây dựng kế hoạch chiến lược và chính sách; Quản trị chiến lược chưa tiếp cận sâu bằng công cụ quản trị mục tiêu, chỉ tiêu; Hệ thống BĐCL bên trong chưa hoàn thiện, chưa có chính sách thúc đẩy các hoạt động ĐBCL đáp ứng mục tiêu chiến lược; Đào tạo theo chuẩn đầu ra chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp; Các chỉ số thực hiện trong NCKH chưa được xây dựng phù hợp; Mức độ tác động của hoạt động kết nối và PVCĐ chưa được phân tích, giám sát, đối sánh. 566 Hình 1: Kết quả KĐCL trong nước theo VB 06 của 19 CSGD được giao tự chủ so với 129 CSGD khác (số liệu được cung cấp bởi TTKĐCLGD - ĐHQG Hà Nội) 567 Hình 2: Kết quả KĐCL trong nước (TT 12) của 01 CSGD được giao tự chủ so với 31 CSGD khác (số liệu được cung cấp bởi TTKĐCLGD - ĐHQG Hà Nội) . Qua 15 năm hình thành và phát triển thì hệ thống BĐCL, KĐCL GDĐH của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định: (i) Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hành lang pháp lý về BĐCL, KĐCL GDĐH đang được áp dụng phù hợp với xu thế phát triển chung của GDĐH trên thế giới; (ii) Hệ thống các tổ chức BĐCL bên trong CSGD và các tổ chức KĐCL GDĐH đã được thành lập và vận hành, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. (iii) Nhận thức của xã hội và của các CSGD đại học đã có những chuyển biến rõ rệt về BĐCL và KĐCL, từng bước tạo được niềm tin của xã hội đối với chất lượng GDĐH. Bên cạnh những kết quả tích cực thu được thì vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: (i) Chính sách về BĐCL, KĐCL GDĐH chưa được triển khai đồng bộ, chưa có các chế tài đủ mạnh để tất cả các CSGD thực hiện KĐCL. Kết quả KĐCL chưa được các CSGD sử dụng hiệu quả để tăng hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục. Các nguồn lực tài chính, nhân lực cho hoạt động BĐCL, KĐCL chưa rõ ràng dẫn đến sự khó khăn của các CSGD và các tổ chức KĐCL trong việc triển khai các hoạt động; (ii) Mô hình các tổ chức KĐCL chưa có tính ổn định. Một số tổ chức KĐCL có sự quản lý hành chính của CSGD dẫn đến sự nghi ngại của xã hội về tính khách quan trong các hoạt động KĐCL; (iii) Truyền thông về BĐCL và KĐCL cũng như chính sách ưu tiên về phía quản lý nhà nước đối với CSGD và CTĐT chưa được chú trọng dẫn đến còn có nhiều nghi ngờ của xã hội về hiệu quả của công tác BĐCL, KĐCL. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Thứ nhất, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam để từng bước xây dựng hệ thống KĐCL độc lập; nên có quỹ KĐCL để hỗ trợ tài chính cho các tổ chức KĐCL; tăng cường năng lực xây dựng chiến lược phát triển, tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động của tổ chức KĐCL GDĐH, đồng thời tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chức KĐCL trên nguyên tắc tôn trọng tính độc lập của các tổ chức này. Thứ hai, bản chất của KĐCL được coi là hoạt động của xã hội để giám sát việc thực hiện trách nhiệm giải trình và việc thực hiện quyền tự chủ của các CSGD cho nên cần có cơ chế của chính phủ thông qua tự chủ đại học để có nguồn tài chính phù hợp cho các CSGD xây dựng các mô hình BĐCL rõ ràng với các quy định để phát triển BĐCL bên trong, cải thiện chất lượng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ công tác BĐCL, KĐCL, tạo động lực mạnh mẽ cho các CSGD triển khai hoạt động tự đánh giá và đăng ký KĐCL trong nước và quốc tế đối với CSGD và CTĐT. Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu chính sách, cơ chế khuyến khích đủ mạnh, đầu tư hợp lý, phù hợp đối với những CSGD đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng trong nước, hoặc khu vực, quốc tế; có những chế tài cụ thể đối với những CSGD không thực hiện đánh giá hoặc không đạt chuẩn chất lượng; tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội nói chung, của hệ thống giáo dục đại học nói riêng về bản chất, ý nghĩa của hoạt động ĐBCL, KĐCL. Thứ tư, từ góc độ quản lý nhà nước, cần thực hiện việc giám sát chất lượng thông qua việc đo lường chất lượng sản phẩm đầu ra của các CSGD. Cần xây dựng hệ thống công cụ giám sát, đánh giá, KĐCL với các chỉ số hoạt động cụ thể; kết quả 568 giám sát, đánh giá, KĐCL làm căn cứ đầu tư phát triển, đầu tư cho các điều kiện đảm bảo chất lượng của CSGD. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] European ideas for better learning: the governance of school education systems - The final report and thematic outputs of the ET2020 Working Groups Schools (2016 – 2018) [2] OECD Reviews of Evaluation and Assessment in education: Portugal, © OECD 2012 [3] Dang Ung Van, Ta Thi Thu Hien VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 84-95 [4] Thomas Estermann et al. (2011) University Autonomy in Europe II The Scorecard. European University Association. Belgium. [5] Angela Yung-Chi Hou • Martin Ince •, Sandy Tsai • Chung Lin Chiang Quality assurance of quality assurance agencies from an Asian perspective: regulation, autonomy and accountability. Education Research Institute, Seoul National University, Seoul, Korea 2015. [6] Autonomous Universities Towards Peaks of Excellence, Preliminary Report of Steering Committee to Review University Autonomy, Governance and FundingHigher Education Division, Ministry of Education, Singapore, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiem_dinh_chat_luong_cong_cu_giai_trinh_de_tu_chu_dai_hoc.pdf
Tài liệu liên quan