Một số vấn đề trong tổ chức dạy học Blended learning và kinh nghiệm quốc tế

Blended learning là mô hình dạy học kết hợp giữa hình thức dạy

học face-to-face và hình thức dạy học trực tuyến (e-learning). Mô hình này

giúp người học có một môi trường học tập linh động phù hợp với điều kiện cá

nhân. Blended learning được xem là một giải pháp hữu hiệu và là xu thế phát

triển tất yếu của xã hội. Nghiên cứu này đề cập đến một số vấn đề căn bản

trong tổ chức dạy học blended learning như: tâm lý và nhu cầu của người

học, các đặc điểm và hình thức triển khai dạy học blended learning trên thế

giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến một số kinh

nghiệm tổ chức dạy học theo blended learning trên thế giới.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề trong tổ chức dạy học Blended learning và kinh nghiệm quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC BLENDED LEARNING VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TS. Nguyễn Hoàng Trang1 Tóm tắt: Blended learning là mô hình dạy học kết hợp giữa hình thức dạy học face-to-face và hình thức dạy học trực tuyến (e-learning). Mô hình này giúp người học có một môi trường học tập linh động phù hợp với điều kiện cá nhân. Blended learning được xem là một giải pháp hữu hiệu và là xu thế phát triển tất yếu của xã hội. Nghiên cứu này đề cập đến một số vấn đề căn bản trong tổ chức dạy học blended learning như: tâm lý và nhu cầu của người học, các đặc điểm và hình thức triển khai dạy học blended learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo blended learning trên thế giới. Từ khóa: Dạy học kết hợp; trực tuyến; giáp mặt, học sinh; kinh nghiệm học tập Đặt vấn đề Trong những năm trở lại đây sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) ở mọi lĩnh vực khoa học và xã hội đã làm xuất hiện những khái niệm mới trong giáo dục như: “lớp học không tường”, “học tập hỗn hợp” hay “học tập đa phương thức”. Việc xuất hiện môi trường mạng và hệ thống máy tính với các ứng dụng hạ tầng CNTT trong thực tiễn hiện nay không chỉ đơn thuần giữ vai trò “công cụ CNTT” mà còn tạo ra một khuynh hướng mới trong dạy học: dạy học trực tuyến, dạy học điện tử, v.v. Tuy nhiên các hình thức dạy học dựa trên nền tảng e-learning bên cạnh những ưu điểm vẫn có những nhược điểm. Chính vì thế việc kết hợp giữa hai hình thức dạy học trực tuyến và truyền thống thành một hình thức dạy học mới – dạy học kết hợp (blended learning) được xem là một giải pháp hữu hiệu và là một hệ quả tất yếu của xu thế phát triển xã hội. 1 Trường Đại học Giáo dục; Email: trangnh.ksp@vnu.edu.vn; ĐT: 0985.935.158. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 106 1. Mô hình dạy học kết hợp Dạy học kết hợp là mô hình học tập hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và học tập trực tuyến. Mô hình dạy học này được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge và áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp khác. Có ba mức độ dạy học kết hợp tùy thuộc vào nhu cầu, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, trình độ tin học và sử dụng máy tính của người dạy và người học (Bảng 1) [3]. Bảng 1. Các mức độ dạy học theo kết hợp Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 GV vẫn sử dụng hình thức dạy học face-to-face là chủ đạo có sử dụng các tài liệu hướng dẫn học tập trực tuyến cho HS. HS sử dụng các phương tiện công nghệ và mạng Internet để tìm kiếm tài liệu liên quan tới môn học để thực hiện các nhiệm vụ học tập. GV phải thiết kế các bài giảng trực tuyến và sử dụng kết hợp với dạy học giáp mặt truyền thống. HS thực hiện các nhiệm vụ học tập trực tuyến mà giáo viên cung cấp. Các trao đổi, thảo luận cho bài học được thực hiện qua email, forum, hoặc trực tiếp trên lớp học. GV ngoài việc dạy học kết hợp giữa trực tuyến và giáp mặt thì phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá và quản lý lớp học trực tuyến cho cả khóa học. HS thực hiện các nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động kiểm tra đánh giá trực tuyến. Thảo luận, trao đổi thông tin qua email, forum hoặc trực tiếp trên lớp học. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục, tỉ lệ “vàng” trong dạy học kết hợp giữa dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến hiện này là 30/70. Với tỉ lệ này, các hoạt động dạy học trực tuyến chiếm vai trò chủ đạo, việc học được cá nhân hóa rất cao. Nhận thức về vai trò của người dạy và người học đã thay đổi, trong đó người dạy là người định hướng cho quá trình học, còn người học chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin và hoàn thành quá trình lĩnh hội tri thức. Học viện Innosight đã thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu về dạy học kết hợp tại 60 cơ sở đào tạo trên khắp nước Mỹ. Cuộc khảo sát cho thấy có 6 mô hình dạy học kết hợp đang được áp dụng tại các trường học chính quy, không chính quy tại Mỹ bao gồm: Face – to – face driver, rotation, flex, online lab, self – blend, online driver (Bảng 2) [4]. Bảng 2. Các mô hình dạy học kết hợp Mô hình Đặc trưng Khả năng ứng dụng Face – to – Face Driver Giáo viên dẫn dắt quá trình học tập trên lớp dưới sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ Phù hợp với những lớp học đa dạng, nơi học sinh có sự chênh lệch về khả năng cũng như trình độ hiểu biết. 107MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC BLENDED LEARNING VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Rotation Như một mô hình học tập theo trạm, trong đó học sinh học tập luân phiên nhau giữa các trạm theo một lịch trình nhất định – hoặc học tập trực tuyến, hoặc học trực tiếp với giáo viên. Môi trường học tập linh hoạt, phù hợp với các bậc tiểu học, trung học cơ sở. Giáo viên có thể hỗ trợ nhiều hơn dựa trên nhu cầu của học sinh. Flex Người học chủ yếu học tập trực tuyến. GV là người định hướng, tư vấn, giải đáp thắc mắc trong các giờ gặp trực tiếp trên lớp với người học. Phát huy tối đa tính độc lập, làm việc nhóm và tương tác của người học, khá phổ biến ở các trường đại học trên thế giới. Online Lab Cho phép người học học tập trực tuyến trong suốt thời gian khóa học tại những phòng máy tính chuyên dụng. Toàn bộ quá trình học tập được quản lý trực tiếp bởi những giám sát viên của khóa học. Mô hình này giúp giảm thiểu các yêu cầu về cơ sở vật chất (trường học, lớp học) và nguồn lực (giảm thiểu số lượng giáo viên). Self – Blend Cho phép người học tham gia vào các khóa học trực tuyến nằm ngoài chương trình học chính thống dựa trên nhu cầu của từng cá nhân. Phù hợp với cấp đại học, nơi người học có nhu cầu học tập đa dạng: nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cá nhân. Online Driver Người học tham gia quá trình học tập thông qua một nền tảng quản lý trực tuyến. Các tương tác với giáo viên cũng được thực hiện trực tuyến. Thích hợp với người học cần sự linh hoạt trong lịch trình hoạt động hàng ngày, phù hợp với các cấp đại học hoặc sau đại học. Có thể thấy đặc điểm chung của các mô hình dạy học kết hợp này là: - Hình thức học tập: Mô hình dạy học kết hợp luôn có sự pha trộn giữa học trực tuyến và học giáp mặt ở những mức độ khác nhau. - Tính tương tác rất đa dạng. Người học có thể tương tác với nhiều nguồn học liệu khác nhau dưới nhiều hình thức khác nhau (tranh ảnh, video, sơ đồ, văn bản,) và tương tác với những đối tượng khác nhau (với bạn cùng lớp, bạn khác lớp, với giáo viên, với các đối tượng bên ngoài lớp học,) - Môi trường học: Dạy học kết hợp tạo ra một lớp học không tường, không giới hạn về không gian, hoàn toàn linh động cho người học. Người học có thể học ở bất cứ đâu vào bất cứ thời gian nào tùy vào sự hứng thú, nhu cầu và điều kiện của bản thân. - Chuẩn đầu ra: Đối với các mô hình dạy học kết hợp, các yêu cầu về chuẩn đầu ra được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cho dù quá trình học mang tính cá nhân hóa cao. Trong thực tế, việc lựa chọn mô hình dạy học kết hợp phù hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sở vật chất, điều kiện tài chính của trường học, đặc thù môn học và chương trình học, phụ thuộc vào năng lực, nhu cầu và điều kiện cá nhân của đối tượng theo học. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 108 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học kết hợp Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của cơ quan đào tạo Trong thời đại khoa học công nghệ, muốn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thì ngoài yếu tố con người còn phải có trang thiết bị cần thiết. Đặc biệt đối với việc áp dụng dạy học kết hợp thì các yêu cầu về cơ sở vật chất là rất cần thiết. Nhà trường cần phải đầu tư trang thiết bị, phần mềm về công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Cụ thể như kết nối Internet, phòng máy tính, máy chiếu, máy in, phòng đa phương tiện (multimedia), nền tảng hỗ trợ quản lý học tập trực tuyến e-learning, các phần mềm dạy học, v.v. Phòng học cần trang bị máy tính, máy chiếu và một hệ thống mạng Internet hoạt động ổn định. Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, cần có một nền tảng hỗ trợ quản lý học tập (Learning Management System – LMS). Hiện nay các chi phí để xây dựng LMS và duy trì hoạt động ổn định cho hệ thống này là khá cao. Chính vì thế cần đầu tư nhân lực chuyên trách phục vụ hoạt động của LMS. Nếu không tận dụng hết công năng của nền tảng này sẽ gây lãng phí. Đây cũng là một hạn chế khiến các cơ sở đào tạo trong nước chưa có sự đầu tư thực sự cho LMS. Đối với giáo viên Trong dạy học trực tuyến cũng như dạy học truyền thống, vai trò của người GV là vô cùng quan trọng. GV cần phải biết sử dụng các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc dạy học, biết lựa chọn các tài nguyên phù hợp cho các đối tượng học sinh khác nhau, biết thiết kế, lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với năng lực và kỹ năng sử dụng công nghệ của HS. Thực tế cho thấy, GV không chỉ lên lớp tổ chức các hoạt động học tập mà còn có nhiệm vụ định hướng, hướng dẫn HS, xây dựng các nội dung học tập giúp HS tự truy cập, và quan trọng là dạy cho HS những kỹ năng quan trọng khi khai thác, xử lý thông tin bao gồm cả các kỹ năng máy tính cần thiết. Chính vì thế nếu một đội ngũ GV có trình độ chuyên môn tốt nhưng trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính chưa thành thạo thì không thể đáp ứng được các yêu cầu về mặt “kỹ thuật” để triển khai dạy học kết hợp. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, các yếu tố khách quan ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý GV trong việc tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Các cơ sở đào tạo, ngoài việc có hệ thống cơ sở vật chất tốt phục vụ cho việc dạy học kết hợp thì cần phải có chế độ hỗ trợ phù hợp cho GV trong các hoạt động thiết kế bài giảng trực tuyến, quản lý lớp học online, v.v. Đối với học sinh Dạy học kết hợp làm thay đổi cấu trúc quá trình dạy học theo hướng cá nhân hóa người học: chương trình linh hoạt, dễ cập nhật, điều chỉnh, đáp ứng tối đa nhu 109 cầu và phong cách học tập của người học. Đối với HS, sự chủ động, tích cực trong học tập là vô cùng quan trọng. Bên cạnh những giờ học trên lớp thì việc tự học qua mạng sẽ quyết định chất lượng học tập của chính mỗi cá nhân HS. HS không chỉ thu nạp, ghi nhớ thông tin mà còn phải biết cách phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin một cách hiệu quả. Việc duy trì ý thức kỷ luật và động cơ học tập càng có ý nghĩa hơn đối với loại hình học tập này. Tuy nhiên HS, hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thầy, một số nội dung quá tải trên lớp học, v.v. dẫn đến việc tự học qua mạng chưa trở thành động lực học tập. Chính vì vậy để HS làm quen với mô hình dạy học kết hợp thì các trường phổ thông cần “online hóa” trường học bao gồm: quản lý, kiểm tra đánh giá và điện tử hóa bài giảng để website trường học phải trở thành địa chỉ thân thiện đối với GV, HS và phụ huynh. 3. Một số kinh nghiệm dạy học kết hợp Ở nước Mỹ những năm 2.000, có khoảng 45.000 học sinh tham gia vào các khóa học online. Đến năm 2009, con số này tăng lên đến 3 triệu học sinh [5]. Hình thức học tập cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Các khái niệm “học tập từ xa” qua mạng Internet đã không còn như ban đầu mà chuyển sang một mô hình dạy học mới – dạy học kết hợp. Các trường phổ thông cũng dần thay đổi cách tiếp cận học sinh theo hướng “online hóa” nhằm giúp học sinh của họ có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Việc này cũng giúp nhà trường giảm được chi phí vận hành bộ máy quản lý của họ. Dạy học kết hợp trên nước Mỹ đã đem lại hiệu ứng tốt khi các trường áp dụng mô hình này ngày càng tăng tạo thành một xu thế học tập mới. Mỗi học sinh được học tập theo nhịp độ riêng của mình, sử dụng các phương pháp học tập ưa thích và nhận được phản hồi về kết quả học tập một cách nhanh chóng thông qua hệ thống kiểm tra đánh giá trực tuyến. Giáo viên cũng có nhiều thời gian giúp học sinh cá nhân hóa việc học thay vì phải quản lý cả lớp học theo hình thức giáp mặt trong một thời gian dài. Đối với một số trường, dạy học kết hợp còn giúp giảm thiểu số lượng giáo viên, giảm thiểu số lượng phòng học và không gian phục vụ cho học tập – những yếu tố chiếm đến 70 - 85% chi phí vận hành trường học [5]. Trường trung học phổ thông Carpe Diem ở Yuma, Arizona là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng thành công mô hình dạy học kết hợp. Trường Carpe Diem có 280 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Nhưng từ khi hợp đồng thuê lại các tòa nhà của trường không được gia hạn, Trường Carpe Diem bắt đầu áp dụng mô hình dạy học kết hợp. Một không gian rộng lớn dành cho học tập trực tuyến được bố trí với 280 chiếc máy tính và 280 chiếc tủ cá nhân. Học sinh được học tập luân phiên tại không gian này 55 phút một lần, sau đó được chuyển qua không gian lớp học truyền thống. Ở không gian học tập trực tuyến, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ nếu học sinh gặp phải vấn MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC BLENDED LEARNING VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 110 đề trong học tập. Tại không gian lớp học truyền thống, giáo viên sử dụng tài liệu dạy học trực tuyến để củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh. Học sinh chỉ đến trường bốn ngày trong một tuần. Một ngày học kéo dài từ 7h30 sáng đến 4h chiều. Chỉ những học sinh cần hỗ trợ thêm mới đến trường vào thứ 6. Trường Carpe Diem chỉ thuê 6 giáo viên làm việc toàn thời gian. Mỗi giáo viên phụ trách một môn học bao gồm: toán, ngôn ngữ nghệ thuật, khoa học, giáo dục thể chất, nghiên cứu xã hội và môn tự chọn. Mỗi giáo viên sẽ chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, hướng dẫn học tập cho toàn bộ học sinh trong trường theo môn học của mình. Để hỗ trợ cho 6 giáo viên chính, Trường Carpe Diem thuê những giám sát, trợ lý, cố vấn học tập phụ trách các lớp học. Nhờ vậy các chi phí về nhân lực của trường Carpe Diem giảm đi đáng kể cho phép trường trả lương cho giáo viên của mình cao hơn các trường khác cùng khu vực. Trong những năm gần đây, Trường Carpe Diem luôn nằm trong top 10 trường trung học phổ thông của tiểu bang Arizona. Ở Trường Đại học Griffith, Australia mô hình dạy học kết hợp được xem như mô hình dạy học chiến lược của trường [2]. Việc quản lý, kiểm tra, đánh giá, gửi kết quả học tập, thông báo sự kiện tới sinh viên được thực hiện qua một trung tâm quản lý trực tuyến có độ chính xác cao giúp giảm thiểu tối đa các công việc cơ học tương ứng và giúp sinh viên phản hồi nhanh, kịp thời về các vấn đề của mình. Các giảng viên cung cấp một bài giảng trực tuyến cho tất cả các sinh viên của khóa học. Khối lượng công việc của giảng viên được giảm đi rõ rệt bằng cách chỉ trình bày một lần thay vì phải trình bày nhiều lần cho nhiều lớp học khác nhau. Các hoạt động học tập được duy trì theo các nhóm nhỏ trong không gian làm việc cộng tác trực tuyến. Hệ thống quản lý trực tuyến hàng tuần sẽ cung cấp tài liệu tham khảo, hướng dẫn hoặc bài tập dưới dạng trắc nghiệm giúp sinh viên nắm rõ và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong tuần. Các giảng viên làm việc với các nhóm sinh viên trong lớp học truyền thống để giải đáp các thắc mắc và thảo luận các vấn đề học tập của nhóm. Dạy học kết hợp không phải là mô hình dạy học mới nhưng là một xu thế mới trong dạy học của các trường trên thế giới. Việc kết hợp linh hoạt giữa hình thức dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống với những tỉ lệ khác nhau sẽ giúp phân hóa trình độ học sinh, cá nhân hóa việc học giúp học sinh làm chủ kiến thức. Dạy học kết hợp cũng giúp các trường giảm chi phí cho nguồn nhân lực, giảm bớt số lượng phòng học, không gian trường học có thể bị thu hẹp nhưng môi trường học tập lại được mở rộng không khoảng cách và không giới hạn. 4. Lời kết Nghiên cứu này trình bày một số vấn đề cơ bản trong dạy học kết hợp. Theo đó, dạy học kết hợp hoàn toàn không phải là sự bổ sung “cơ học” để bù đắp cho 111 các nhược điểm của dạy học trực tuyến hay dạy học giáp mặt. Đó là sự kết hợp hài hòa nhằm tạo ra một môi trường học tập mở, không giới hạn về không gian, thời gian. Dạy học kết hợp làm thay đổi nhận thức về vai trò của người dạy và người học, về phương thức, công cụ kiểm tra đánh giá. Dạy học kết hợp ở Việt Nam vẫn là một “tiềm năng” cần khai thác. Cùng với sự phát triển của công nghệ và xu thế hội nhập với nền giáo dục thế giới, dạy học kết hợp có thể sẽ trở thành xu hướng dạy học trong những năm tới đây của giáo dục nước nhà. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội trong chương trình KH&CN cấp thành phố mã số 01X-12. Tài liệu tham khảo Alfred P. Rovai, Hope Jordan (2004). Blended learning and sense of community: A comparative analysis with traditional and fully online graduate courses. The International Review of Research in Open and Distance Learning. Vol. 5(2). p. 1- 13. Debra Bath, John Bourke (2010). Getting started with blended learning. Griffith University. Harvey Singh (2003). Building effective blended learning programs. Educational technology. Vol. 43(6). p. 51 – 54. Michael B. Horn, Heather Staker (2014). Blended: Using disruptive innivation to improve schools. Jossey – Bass. Michael B. Horn, Heather Staker (2011). The rise of K-12 blended learning. Innosight institute. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC BLENDED LEARNING VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 112 SOME PROBLEMS WITH THE ORGANIZATION OF BLENDED LEARNING AND INTERNATIONAL EXPERIENCE Ph.D Trang Nguyen Hoang1 Abstract: Blended learning is a model that combines face-to-face learning and e-learning. This model helps students have a flexible learning environment appropriate for personal conditions. Blended learning is considered as an efficient solution and is an indispensable development trend of the society. The present study deals with some basic problems with the organization of blended learning such as students’ psychology and needs, and characteristics and form of blended learning organization in the world and in Vietnam. In addition, the study mentions some international experience in the organization of blended learning. Keywords: Blended learning, e-learning, face-to-face, students, experimental study 1. Trường Đại học Giáo dục; Email: trangnh.ksp@vnu.edu.vn; Tel: 0985.935.158.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_trong_to_chuc_day_hoc_blended_learning_va_kinh.pdf
Tài liệu liên quan