Phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học

* Mục tiêu

1. Kiến thức

- Xác định vai trò giáo dục của âm nhạc, nêu được những đặc điểm về khả năng cảm thụ và hoạt động âm nhạc của học sinh tiểu học.

- Phân tích, đánh giá được những phương pháp dạy học âm nhạc, hiểu biết về nội dung chương trình và cấu trúc của sách giáo khoa bộ môn ở trường tiểu học.

 2. Kĩ năng

- Soạn kế hoạch bài học (giáo án).

- Sử dụng phương pháp dạy học âm nhạc để tổ chức các giờ học và các hoạt động âm nhạc ngoài giờ học ở trường tiểu học.

 

doc35 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thực hiện bài tập đọc nhạc theo trình tự như sau: Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài. Bước 2: Cho học sinh xác định tên nốt, hình nốt. Bước 3: Tập tiết tấu của bài TĐN Bước 4: Tập đọc cao độ các nốt có trong bài theo thứ tự từ chủ âm đi lên (đọc thang âm của bài). Bước 5: Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN (từng câu ngắn) và học sinh tập đọc theo sau khi nghe đàn (chú ý khi đọc kết hợp gõ phách). Bước 6: Đọc ghép cao độ với lời ca. Bước 7: Kiểm tra nhóm, cá nhân. Những điểm cần lưu ý: 1/ Chú ý rèn cho học sinh có ý thức và kĩ năng đọc đúng tên nốt, đúng cao độ, trường độ, biết cách thể hiện các âm hình tiết tấu thông qua kí hiệu hình nốt. 2/ Chú ý khuyến khích động viên những cá nhân đọc tốt, chuẩn xác. 3/ Cho học sinh đọc nhạc ghép với lời ca thường tiến hành khi học sinh đã đọc tương đối tốt về giai điệu và tiết tấu. Nhiệm vụ 1: Sinh viên thảo luận nhóm. Nội dung thảo luận theo các câu hỏi được nêu ra dưới đây: Câu hỏi 1: Để hướng dẫn học sinh nhận biết các ký hiệu ghi chép âm nhạc: Nhịp, số chỉ nhịp, các nốt nhạc, hình nốt, các dấu lặng, dấu quay lại thì giáo viên có thể sử dụng phướng pháp như thế nào? Câu hỏi 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập đọc cao độ, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp nào? Câu hỏi 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập đọc tiết tấu giáo viên có thể sử dụng những phương pháp nào? Yêu cầu: Sau khi đã thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm, cử đại diện của nhóm trình bày trước lớp. Nhiệm vụ 2: Các đại diện của nhóm thảo luận trình bày trước lớp. Đại diện các nhóm lên trình bày về vấn đề thảo luận đã được thống nhất trong nhóm trước lớp. Sau khi nghe phần trình bày xong, các sinh viên khác có thể đặt câu hỏi chất vấn và người vừa thuyết trình phải trả lời các câu hỏi và giải thích thêm. BÀI TẬP 1: (thực hiện ở nhà) Bạn hãy viết phần trả lời của các câu hỏi sau ra giấy: Câu hỏi 1: Bạn cho rằng khi dạy học sinh luyện đọc cao độ và trường độ, thì việc nào dễ hơn, việc nào khó hơn? Giải thích tại sao? Câu hỏi 2: Bạn hãy thử liệt kê những sai sót của học sinh có thể có khi tiến hành tập đọc nhạc và nêu biện pháp khắc phục. BÀI TẬP 2: (thực hiện tại lớp) Bạn hãy lựa chọn và đánh dấu vào cách tốt nhất trong các cách dạy học sinh tập đọc nhạc được đưa ra sau đây. 1. Đọc cao độ a/ Bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc cao độ, cho từng cá nhân đọc trước rồi sau đó cả lớp đọc. b/ Bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc cao độ, cho từng nhóm đọc trước rồi sau đó cả lớp đọc. c/ Bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc cao độ, cho cả lớp đọc trước, rồi sau đó mới cho nhóm hoặc cá nhân đọc. 2. Đọc tiết tấu a/ Bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu, cho từng cá nhân đọc trước rồi sau đó cả lớp đọc. b/ Bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu, cho từng nhóm đọc trước rồi sau đó cả lớp đọc. c/ Bắt đầu hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu, cho cả lớp đọc trước, rồi sau đó mới cho nhóm hoặc cá nhân đọc. BÀI TẬP 3: Bạn hãy đánh dấu vào những câu mà bạn chọn lựa trong số các câu sau đây: A/ Về đọc và gõ phách 1. Khi đọc nhạc, học sinh nên tự theo gõ phách. 2. Khi đọc nhạc, học sinh nên tự gõ theo nhịp. 3. Khi đọc nhạc, học sinh nên gõ phách theo cách gõ của giáo viên, sau tiến tới dần dần tự đọc và gõ phách theo. B/ Về nhịp độ khi đọc 1. Nên đọc đúng nhịp độ ngay từ ban đầu. 2. Nên đọc từ nhịp độ chậm rồi tăng dần đến đúng nhịp độ theo yêu cầu. 3. Nên đọc thật chậm. C/ Về đọc nhạc ghép với lời ca 1. Bắt đầu vào phần ghép lời, đọc xong từng câu ngắn thì ghép lời luôn. 2. Đọc xong cả bài, nắm vững cao độ và tiết tấu toàn bài rồi mới tiến hành ghép lời, có thể ghép lời từng câu một. 3. Ghép lời ca với tiết tấu trước, sau đó tiến hành ghép lời theo giai điệu. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sử dụng phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy tập đọc nhạc (1 tiết) Thông tin cho hoạt động 3 1. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy tập đọc nhạc bao gồm: - Bảng phụ có dòng kẻ nhạc (Bảng nam châm) hoặc giấy khổ lớn để chép bản nhạc. - Các nốt nhạc rời. - Thước chỉ bảng. - Nhạc cụ thông dụng. 2. Cách sử dụng thiết bị dạy TĐN: - Sử dụng bảng có nam châm để gắn các nốt nhạc và có thể thay đổi cao độ, di chuyển dễ dàng. - Thước chỉ theo từng nốt để học sinh đọc theo. - Nhạc cụ để đàn cao độ mẫu hoặc đàn từng câu nhạc cho học sinh đọc theo. 3.Các hoạt động kết hợp khi dạy tập đọc nhạc: Để tránh nhàm chán, khi dạy tập đọc nhạc nên kết hợp với trò chơi xen kẽ như trò chơi đoán và tìm tên nốt. Trò chơi thi đua đặt tên bài hát cho hay, vận động nhanh chậm theo tiết tấu âm nhạc, theo cao độ lên xuống của các nốt nhạc Nhiệm vụ 1: Sinh viên tìm hiểu thiết bị phục vụ dạy tập đọc nhạc và cách sử dụng thiết bị đó. Nhiệm vụ 2: Thảo luận cả lớp Câu hỏi: Việc sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc dạy tập đọc nhạc có những điểm gì thuận lợi và khó khăn? BÀI TẬP 1: a/ Bạn hãy đánh dấu sự lựa chọn phần trả lời câu hỏi sau đây: Theo bạn việc sử dụng các thiết bị để dạy tập đọc nhạc như vậy đã đủ chưa? Đã đủ Chưa đủ b/ Nêu những thiết bị bổ sung theo ý bạn: BÀI TẬP 2: Bạn hãy nêu ra 3 trò chơi có thể vận dụng để giúp học sinh tập đọc cao độ và độ dài của các hình nốt. Hoạt động 4 : Thực hành tập dạy một bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa âm nhạc tiểu học (3 tiết) Thông tin cho hoạt động: Phần chuẩn bị trước khi tiến hành tập dạy (dạy thử) như sau: 1. Phải có sách giáo khoa, sách giáo viên của môn âm nhạc tiểu học. 2. Nhạc cụ quen dùng 3. Bảng phụ chép bài Tập đọc nhạc Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân Bạn hãy lựa chọn một bài “Tập đọc nhạc” trong sách giáo khoa để chuẩn bị tiến hành tập dạy. Sau đó tiến hành tự tập luyện đọc bài tập đọc nhạc một cách chính xác, thông thạo. Hãy nghiên cứu thật kĩ những hướng dẫn về cách dạy bài Tập đọc nhạc đó trong sách giáo viên. Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm Bạn hãy tham gia vào một nhóm từ 6 – 8 người để tập dạy. Các thành viên trong nhóm lần lượt tiến hành dạy bài tập đọc nhạc mà mình đã chuẩn bị. Cả nhóm họp lại rút kinh nghiệm chung sau khi tập dạy xong. Cử một đại diện thay mặt nhóm ghi chép lại những điều nhận xét đó để tổng hợp, trình bày trước tập thể lớp. Nhiệm vụ 3: Làm việc chung cả lớp Đại diện các nhóm lên trình bày tóm tắt về kết quả tập dạy của nhóm mình cho cả lớp nghe. Trong phần trình bày phải nêu rõ những ưu điểm, nhược điểm, những hạn chế cần của các bạn trong nhóm khi tiến hành tập dạy để mọi người có thể tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Chủ đề 5 THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN VÀ TẬP DẠY TIẾT ÂM NHẠC TIỂU HỌC (7 tiết) Hoạt động 1: Thực hành xây dựng giáo án (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 1 A. VỀ CÁC YÊU CẦU SOẠN GIÁO ÁN Theo tinh thần đổi mới về phương pháp giảng dạy hiện nay thì tên gọi của “Giáo án” trước đây được đổi lại là “KẾ HOẠCH BÀI HỌC”. Việc soạn “Kế hoạch bài học” (hay giáo án) là việc rất cần thiết đối với người giáo viên, kể cả giáo viên đã giảng dạy lâu năm và đã có kinh nghiệm lẫn những người mới vào nghề dạy học. Cần phải quán triệt một nguyên tắc: Giáo án phải giúp giáo viên tổ chức một cách lành mạnh, làm cho tiết học đạt kết quả cao chứ không phải vì tính chất hình thức, đối phó với việc kiểm tra chuyên môn của cấp quản lí. Đối với giáo viên mới vào nghề thì phải trình bày chi tiết về nội dung cũng như phương pháp và biện pháp hoạt động của cả giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên đã có thâm niên giảng dạy thì có thể lập giáo án tóm tắt. Tuy nhiên dù là giáo viên lâu năm thì việc soạn giáo án cũng là điều cần thiết và bắt buộc. Có như vậy mới tránh được tính tự phát trong công tác tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Sau đây là một bản mẫu tóm tắt về cách trình bày Kế hoạch bài học (Giáo án) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tên bài dạy: Lớp: Tên giáo viên: Trường: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đồ dùng dạy học - Các chuẩn bị khác phục vụ cho việc dạy học 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa - Một số dụng cụ gõ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (có thể tiến hành ngay đầu tiết học hoặc xen kẽ giữa tiết học) 3. Dạy bài mới (trong mục này sẽ chia trang giấy thành 4 cột theo mẫu dưới đây) - Phần mở đầu (giới thiệu bài học) - Tiến trình dạy: Nên ghi theo dạng cột như dưới đây. Nội dung Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò (Ví dụ tham khảo) Nội dung 1: Dạy hát Hoạt động 1: Dạy hát từng câu Họat động 2: Gợi ý cho học sinh nhận xét về bài hát Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca 4. Kết thúc bài (tóm tắt bài, dặn dò, giao bài tập) Nói chung giáo án chi tiết thì không ai soạn giống ai, bởi vì dạy học cũng là một quá trình sáng tạo mang dấu ấn riêng của từng người dạy. Chính vì vậy, mẫu giáo án trình bày trên đây cũng chỉ là cái khung cơ bản, còn người soạn phải soạn chi tiết hơn. B. HƯỚNG DẪN GHI TỪNG MỤC TRONG GIÁO ÁN 1. Phần mục tiêu gồm có 3 nội dung : Phần kiến thức : Ghi những trọng tâm kiến thức mà học sinh cần nắm được qua bài học. Phần kĩ năng : Nêu những kĩ năng âm nhạc mà học sinh cần phải làm được khi thực hành các nội dung của bài học. Phần thái độ : Ghi những nét phẩm chất đạo đức, hành vi xã hội tốt đẹp do tác dụng của bài học mang lại. 2. Phần chuẩn bị của giáo viên: Cần ghi rõ, cụ thể những đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy để chuẩn bị đầy đủ, đỡ mất thời gian, khi cần có thể nhờ người khác giúp chuẩn bị. Ghi rõ những công việc cần chuẩn bị của giáo viên như “học thuộc bài hát”, “nghĩ ra các động tác vận động cho học sinh”, “chép lời ca vào bảng phụ”, “chuẩn bị trò chơi”, “tìm hiểu về tác giả – tác phẩm”, “luyện tập kể diễn cảm câu chuyện” 3. Chuẩn bị của học sinh: Ghi cụ thể học sinh cần chuẩn bị những gì? 4. Thời gian: Xác định thời gian cụ thể cho từng họat động 5. Hoạt động của thầy, họat động của trò: Ghi những vấn đề giáo viên cần đặt ra và hình dung cách giải quyết của học sinh có thể diễn ra; cách gợi mở giúp cho học sinh giải quyết; Những sai lầm học sinh có thể mắc phải và hướng khắc phục; những yêu cầu, đề nghị của giáo viên; những biện pháp tổ chức đặc biệt; cách chuyển bước từ hoạt động này sang hoạt động khác v.v Cột “ghi chú” ghi những vấn đề cần lưu ý hay giải thích thêm cho rõ hơn trong các họat động. Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân Bạn hãy chọn một tiết nào đó trong chương trình âm nhạc tiểu học và soạn giáo án cho tiết dạy đó. Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm Lần lượt từng người trong nhóm trình bày giáo án đã sọan của mình và nghe những nhận xét góp ý của các thành viên khác trong nhóm. Nhiệm vụ 3: Làm việc cá nhân Bạn hãy sửa lại giáo án sau khi đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của tập thể nhóm. Hoạt động 2: Thực hành tập dạy theo nhóm (5 tiết) Thông tin cho hoạt động 2: Ở các chủ đề trước, bạn đã tiến hành tập dạy nhưng đó chỉ là tập dạy một họat động riêng lẻ nào đó trong số các họat động của học giờ âm nhạc, ví dụ như chỉ dạy họat động “Tập hát” hoặc “Tập đọc nhạc” Tới phần này, bạn phải tập dạy hoàn chỉnh các nội dung trong một tiết học theo chương trình đã được qui định. Như vậy bạn phải tập dạy từ hai đến ba hoạt động trong một tiết học. Đây là một công việc đòi hỏi bạn phải có sự nỗ lực nhiều hơn và chuẩn bị thật kĩ lưỡng thì việc tập dạy mới đạt được kết quả tốt đẹp. * Các công việc chuẩn bị cho tập dạy như sau: 1. Soạn giáo án 2. Nghiên cứu tài liệu, luyện tập cho thành thạo các kĩ năng thực hành âm nhạc phục vụ cho bài dạy 3. Chuẩn bị giáo cụ trực quan, nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc, thanh phách để gõ * Về hình thức tổ chức tập dạy: Nên tập dạy theo nhóm : Chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 10 – 12 người) để tiến hành tập dạy và tổ chức rút kinh nghiệm chung cho các thành viên trong nhóm. Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm Các thành viên trong nhóm thống nhất cử 2 – 3 người, mỗi người dạy một tiết theo như giáo án đã soạn sẵn. Sau mỗi tiết dạy cả nhóm nhận xét rút kinh nghiệm rồi mới tiến hành dạy tiếp. Nhiệm vụ 2: Thảo luận chung cả lớp Bạn hãy suy nghĩ theo những vấn đề được gợi ý sau đây và mạnh dạn trao đổi trước lớp: - Khi tiến hành tập dạy, bạn gặp phải những khó khăn gì? - Những khó khăn đó theo bạn nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục nên như thế nào? - Bạn có thể nêu ra những tình huống dạy học và biện pháp xử lí mà theo bạn sẽ đem lại thành công cho tiết dạy. ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG HỌC PHẦN I. CÂU HỎI 1. Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với học sinh tiểu học được thể hiện như thế nào? 2. Khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học có những vấn đề gì cần lưu ý? 3. Bạn hãy so sánh nội dung dạy học âm nhạc ở các lớp 1, 2, 3 với các lớp 4, 5 có những điểm gì giống và khác nhau? 4. Mục đích của việc dạy hát cho học sinh tiểu học là gì? 5. Quá trình dạy hát cho học sinh tiểu học cần phải đạt những yêu cầu như thế nào? 6. Bạn hãy giải thích về những phương pháp cơ bản có thể sử dụng để dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học. 7. Bạn hãy liệt kê các bước trong tiến trình dạy hát cho học sinh. 8. Bạn hãy giải thích các họat động kết hợp với hát là như thế nào? 9. Mục đích và yêu cầu của việc cho học sinh nghe nhạc là gì? 10. Bạn hãy liệt kê và giải thích về các bước tiến hành cho học sinh nghe nhạc. 11. Bạn hãy liệt kê các bước tiến hành đọc chuyện và kể chuyện cho học sinh tiểu học. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức này. 12. Dạy tập đọc nhạc cho học sinh cần phải đạt được những mục đích và yêu cầu như thế nào? 13. Bạn hãy liệt kê các bước tiến hành dạy tập đọc nhạc cho học sinh. 14. Yêu cầu của việc sọan giáo án là gì? 15. Bạn hãy liệt kê các mục được ghi trong giáo án và giải thích cách ghi cho từng mục đó như thế nào? II.BÀI TẬP BÀI TẬP 1: Bạn hãy biểu thị qua sơ đồ hình chữ thập về mối tương quan giữa các vai trò của giáo dục âm nhạc đối với học sinh tiểu học BÀI TẬP 2: Bạn hãy đánh dấu chéo vào ô mà bạn chọn lựa cho tầm cữ giọng của học sinh tiểu học. BÀI TẬP 3: Bạn hãy đánh dấu vào các ô mà bạn chọn lựa tài liệu để giáo viên và học sinh sử dụng trong khi dạy và học môn âm nhạc ở tiểu học Hát nhạc 1,2,3 Nghệ thuật 1 Âm nhạc 4 Nghệ thuật 5 Âm nhạc 1,2,3 Nghệ thuật 3 Âm nhạc 5 Nghệ thuật 2 Tập bài hát 1 Tập bài hát 5 Tập bài hát 2 Tập bài hát 3 BÀI TẬP 4: Trong số những câu sau đây những câu nào nói về mục đích của việc dạy hát? (Bạn hãy đánh dấu chéo vào những ô mà bạn chọn) 1. Học sinh học tập một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. 2. Học sinh thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn. 3. Khả năng âm nhạc của các em được phát triển: về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. 4. Khả năng thẩm mĩ của các em được phát triển: về tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát và hiểu được tác phẩm. 5. Hát cá nhân trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. 6. Hát tập thể trong lớp đem lại sự vui thích đặc biệt, sự giao lưu gắn bó các em với nhau trong từng cảm xúc, những hoạt động chung. BÀI TẬP 5: Bạn hãy trình bày dưới dạng sơ đồ hình nan quạt về những yêu cầu của quá trình dạy hát. BÀI TẬP 6: Bạn hãy viết tên những phương pháp cơ bản có thể sử dụng để dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học vào các ô trống sau đây: BÀI TẬP 7: Bạn hãy biểu thị dưới dạng sơ đồ bậc thang về các bước trong tiến trình dạy hát cho học sinh tiểu học BÀI TẬP 8: Trong số các hoạt động sau đây, hoạt động nào có thể sử dụng kết hợp với hát? (Đánh dấu vào những ô chọn lựa) 1. Gõ đệm theo bài hát 2. Gõ đệm theo tiết tấu 3.Vận động theo bài hát 4. Trò chơi với bài hát 5. Hát và múa 6. Gõ đệm theo nhịp 7. Hát tập thể 8. Hát cá nhân 9. Gõ đệm theo phách BÀI TẬP 9: Bạn hãy biểu thị theo sơ đồ hình tam giác về mục đích của việc cho học sinh nghe nhạc BÀI TẬP 10: Đây là một trình tự sai các bườc dạy học sinh nghe nhạc. Bạn hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng 1. Giới thiệu tên tác phẩm, tên tác giả, nói sơ qua về nội dung, cách trình diễn tác phẩm. 2. Giáo viên gợi ý cho học sinh tự phát biểu về cảm nhận của mình sau khi được nghe tác phẩm (học sinh nói ngắn gọn). 3.Giáo viên cho học sinh nghe lại một lần nữa. Có thể trước khi cho học sinh nghe lại lần thứ hai giáo viên nhắc lại tên tác phẩm, tên tác giả để học sinh ghi nhớ. Trong khi nghe, nếu tác phẩm âm nhạc thực sự lôi cuốn thì giáo viên có thể cho học sinh chuyển động, nhún nhảy, lắc lư hoặc tự nghĩ ra những động tác múa phụ hoạ theo âm nhạc . 4. Cho học sinh nghe trọn vẹn tác phẩm một lần. BÀI TẬP 11: Bạn hãy loại bỏ những bước không cần thiết trong khi tiến hành đọc chuyện và kể chuyện cho học sinh tiểu học trong số các bước sau đây. (những bước loại bỏ đánh dấu chéo) Bước 1: Giới thiệu tên chuyện, tên tác giả, xuất xứ hay những tình tiết liên quan đến câu chuyện. Bước 2: Tiến hành kể với giọng điệu thong thả, mạch lạc, diễn cảm tạo sự lôi cuốn. Nhấn mạnh những nội dung, tình tiết quan trọng. Bước 3. Kể lại câu chuyện một lần nữa Bước 4: Đặt những câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện trước khi kể lần thứ hai. Bước 5. Tóm tắt những tình tiết liên quan đến câu chuyện312 Bước 6: Cùng học sinh ghi dàn ý câu chuyện lên bảng và cho học sinh kể lại. Bước 7: Cho học sinh trả lời câu hỏi để khai thác câu chuyện hoặc thảo luận những sự đánh giá khác nhau của học sinh về những tình tiết của câu chuyện. Bước 8: Giới thiệu để học sinh tìm đọc những câu chuyện, những sách kể chuyện âm nhạc khác. BÀI TẬP 12:Bạn hãy trình bày dưới dạng sơ đồ mối tương quan giữa mục đích với các yêu cầu tương ứng của việc dạy tập đọc nhạc cho học sinh. BÀI TẬP 13: Bạn hãy sắp xếp lại các bước dạy TĐN dưới dây theo một trình tự hợp lí. - Giáo viên giới thiệu bài. - Tập tiết tấu của bài TĐN - Cho học sinh xác định tên nốt, hình nốt. - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN (từng câu ngắn) và học sinh tập đọc theo sau khi nghe Đàn (chú ý khi đọc kết hợp gõ phách). - Tập đọc cao độ các nốt có trong bài theo thứ tự từ chủ âm đi lên (đọc thang âm củabài). - Kiểm tra nhóm, cá nhân. - Đọc ghép cao độ với lời ca. Trình tự hợp lí: Bước 1: Bước 2: Bước 3: Bước 4: Bước 5: Bước 6: Bước 7: BÀI TẬP 14: Bạn hãy sắp xếp lại trình tự của các mục trong phần ghi mục tiêu ở giáo án được nêu ra dưới đây sao cho đúng - Thái độ - Kiến thức - Kĩ năng Sắp xếp đúng: 1.. 2.. 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphuong_phap_day_hoc_am_nhac_o_tieu_hoc.doc
Tài liệu liên quan