Sự hài lòng về quá trình học trực tuyến (Online) của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về quá trình học trực tuyến

(Online) ở một số Trường Đại học trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích

hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố (EFA) và hồi quy tuyến tính bội được sử dụng

để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về quá trình học trực tuyến. Kết

quả nghiên cứu đã chỉ ra tất cả 5 biến độc lập đều tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh

viên về quá trình học trực tuyến. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số kiến nghị

nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình học trực tuyến ở một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ

Chí Minh.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự hài lòng về quá trình học trực tuyến (Online) của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1216 SỰ HÀI LÒNG VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TRỰC TUYẾN (ONLINE) CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Tạ Quốc Cường, Trần Chí Bảo, Trần Công Phi, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Hồng Nhung Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Đức Thắng TÓM TẮT Bài viết được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về quá trình học trực tuyến (Online) ở một số Trường Đại học trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố (EFA) và hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về quá trình học trực tuyến. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tất cả 5 biến độc lập đều tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên về quá trình học trực tuyến. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình học trực tuyến ở một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ khóa: Sự hài lòng, sinh viên, trực tuyến, đại học, TP.HCM. 1 GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet đã mang lại nhiều chuyển biến trong tất cả các lĩnh vực xã hội. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất, đặc biệt là những lao động tri thức cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và mỗi cá nhân. Ngày nay cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và tiến bộ hơn, đòi hỏi con người phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hội nhập, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, vai trò của việc học luôn được đề cao và chú trọng không kém. Nhất là trong thời buổi hiện đại, con người có thể tiếp cận việc học với nhiều cách học khác nhau, trong đó không thể nhắc đến phương pháp học trực tuyến (Online) đang phát triển và phổ biến trên thế giới. Chỉ cần một chiếc laptop hay điện thoại có kết nối internet, người học hoàn toàn có thể học tập bất kỳ nơi đâu. Đây là một cách học nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm. Chính vì tầm quan trọng và những ưu điểm vượt trội của việc học trực tuyến (online) và cùng với đó trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra phức tạp thì các trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp học trực tuyến (online) này tại nhà cho các sinh viên để vừa phòng chống dịch bệnh, mà còn vừa đảm bảo kiến thức học tập cho các sinh viên. Vì thế, nhóm chúng tôi quyết định chọn và 1217 nghiên cứu đề tài “Sự hài lòng về quá trình học trực tuyến (online) của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về quá trình học trực tuyến. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Số liệu Hình 1: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát online gửi đến sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 03/2020 đến tháng 04/2020. Do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội nên kích thước mẫu cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998). Theo đó, với bảng câu hỏi 30 biến quan sát, nghiên cứu cần thu thập kích thước mẫu tối thiểu là 1218 150 mẫu. Để thu được số mẫu như vậy, bảng câu hỏi online đã được gửi tới tất cả các sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua công cụ Google Documents. Kết quả thu về được 245 mẫu, trong đó có trong đó có 29 bảng trả lời không hợp lệ (chủ yếu là do trả lời thiếu thông tin), còn lại 216 bảng trả lời hợp lệ và tác giả đưa vào phân tích. Quá trình phân tích dữ liệu được tiến hành bao gồm: thống kê mô tả; Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phân tích hồi quy bội. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Việc định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên trong quá trình học trực tuyến (online) được tiến hành qua 3 bước sau: Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Bước 2: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để nhận diện các nhóm nhân tố ảnh hưởng mức độ hài lòng của các sinh viên trong quá trình học trực tuyến. Bước 3: Phân tích tương quan và hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng học trực tuyến mang lại. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều đạt tiêu chuẩn tức là bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Vì vậy, tất cả 34 biến quan sát thuộc thang đo các thành phần và 4 biến quan sát thuộc thang đo biến phụ thuộc đều đạt độ tin cậy. Bảng 1: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Thang đo thành phần Số biến quan sát ban đầu Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến t ng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Số biến quan sát còn lại Hữu hình 5 0,812 ≥ 0,682 ≤ 0,786 5 Tin cậy 5 0,865 ≥ 0,618 ≤ 0,694 5 Đáp ứng 5 0,753 ≥ 0,605 ≤ 0,726 5 Cảm thông 6 0,841 ≥ 0,598 ≤ 0,818 6 Đảm bảo 5 0,759 ≥ 0,564 ≤ 0,736 5 Sự hài lòng 4 0,792 ≥ 0,628 ≤ 0,754 4 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả 1219 3.2 Phân tích nhân tố EFA Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập cho thấy, có 5 nhân tố được trích ra đúng như mong đợi của nghiên cứu, tất cả 26 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (Factor Loading >0,5). Đồng thời kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05) với hệ số KMO = 0,858 (0,5 < KMO < 1). Tổng phương sai trích là 68,356 có nghĩa là giải thích được 68,356% sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc cho thấy, tất cả 4 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (Factor loading >0,5). Đồng thời kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05) với hệ số KMO = 0,732 (0,5 < KMO < 1). Tổng phương sai trích là 74,164 có nghĩa là giải thích được 74,164% sự biến thiên của dữ liệu. Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Nhân tố Hệ số KMO Sig T ng phương sai tr ch Hệ số Factor Loading 1. Các biến độc lập 0,858 0,000 68,356% Hữu hình 0,594 - 0,874 Tin cậy 0,583 - 0,796 Đáp ứng 0,763 - 0,849 Cảm thông 0,582 - 0,826 Đảm bảo 0,696 - 0,875 2. Biến phụ thuộc 0,732 0,000 74,164% Sự hài lòng 0,805 – 0,891 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả 3.3 Kết quả phân tích hồi quy Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, tất cả 5 biến độc lập đều tác động cùng chiều đến sự hài lòng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% theo mức độ giảm dần là: Hữu hình (β = 0,365); Cảm thông (β = 0,316); Tin cậy (β = 0,278); Đáp ứng (β = 0,238); và cuối cùng là Đảm bảo (β = 0,162). Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê Student Mức ý nghĩa Hệ số kiểm định đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 4,167 1,173 0,0008 1,000 Hữu hình 0,381 0,049 0,365 2,173 0,000 1,000 1,000 Tin cậy 0,292 0,050 0,278 3,852 0,000 1,000 1,000 Đáp ứng 0,249 0,052 0,238 1,351 0,000 1,000 1,000 1220 Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê Student Mức ý nghĩa Hệ số kiểm định đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF Cảm thông 0,327 0,043 0,316 3,257 0,000 1,000 1,000 Đảm bảo 0,188 0,040 0,162 2,107 0,000 1,000 1,000 Biến số phụ thuộc: Sự hài lòng; R2 điều chỉnh= 0,621; F(Sig) = 138,12( 0.000) 4 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực nghiệm của sinh viên tại nhiều trường đại học trên địa bàn TP. HCM, kết quả thu được cho thấy sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc vào 5 nhân tố. Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm đề xuất một số giải pháp như: Đối với nhóm nhân tố sự hữu hình: – Nhà trường cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng internet. – Giảng viên cần cung cấp tài liệu học tập đầy đủ. – Giảng viên cần nghiên cứu nội dung bài học thật kỹ để lựa chọn phần kiến thức trọng tâm. Đối với nhóm nhân tố tin cậy: – Để kèm cập, hướng dẫn bài học, giải đáp các câu hỏi cho SV được tốt hơn, bản thân GV cũng cần không ngừng nâng cao, cải thiện kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và sự tin tưởng của SV. – Trường nên tổ chức các buổi học để hướng dẫn GV về cách sử dụng và vận hành phần mềm học trực tuyến. – Để lớp học trực tuyến diễn ra hiệu quả và an toàn, trường nên lựa chọn phần mềm học online uy tín, chất lượng hoặc trường có thể tự tạo một ứng dụng riêng để đảm bảo đường truyền ổn định, chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt. Đối với nhóm nhân tố đáp ứng: – GV nên thêm phương pháp giảng dạy bằng trực tuyến mới, sinh động và đạt hiệu quả, GV phải chủ động giao tiếp, tương tác với SV trong lúc học trực tuyến. – Để khuyến khích SV học hành chăm chỉ hơn, GV nên cộng điểm cho những SV làm bài đầy đủ, đồng thời dành thêm nhiều buổi học để sửa bài tập. – GV phải luôn thông báo lịch học và cung cấp tài liệu học tập cho SV thông qua các group trên facebook, zalo trước vài ngày. – Số lượng SV trong một lớp học trực tuyến nên được bố trí hợp lý, để đảm bảo SV tham gia học trực tuyến nghiêm túc và tiếp thu tốt hơn. 1221 Đối với nhóm nhân tố đảm bảo: – GV nên đảm bảo đúng giờ lên lớp và có biện pháp nhắc nhở như điểm danh sớm để các sinh viên tuân thủ, hạn chế trường hợp nhiều bạn cố tình online trễ dẫn đến cả lớp phải chờ đủ số lượng. – Mức độ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức so với học truyền thống là một vấn đề nan giải, GV nên cân nhắc thay đổi phương pháp sao cho phù hợp hơn với mô hình học trực tuyến thay vì dùng hết tất cả slide cũng như phương pháp giống hệt cách dạy truyền thống. – GV nên đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá để hạn chế khả năng quay cóp tài liệu đảm bảo công bằng và trung thực cho SV. Đối với hình thức tự luận, GV nên lựa chọn câu hỏi dạng mở. Đối với hình thức trắc nghiệm, GV nên tạo ra nhiều câu hỏi khác nhau và chia ra nhiều mã đề. Đối với nhóm nhân tố cảm thông: – GV nên ghi hình lại quá trình giảng bài của mình trong buổi học và đăng lên website để sinh viên có thể chủ động xem lại những chỗ chưa hiểu, hoặc tua lại nhiều lần để nghiên cứu một vấn đề phức tạp. – GV nên khoanh vùng những kiến thức sẽ ra trong bài kiểm tra, bài thi để sinh viên có thể ôn tập tốt nhất. – GV nên hạn chế số lượng bài kiểm tra trong tuần, trong tháng cho sinh viên vì hầu như rất khó để sinh viên có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra với tần suất dày đặc như học truyền thống, thay vào đó GV có thể khuyến khích tinh thần tự học, tự ôn tập của sinh viên bằng hình thức cho bài tập làm thêm lấy điểm cộng vào bài kiểm tra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu (2013), Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn năm 2012-2013, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. [2] Nguyễn Thị Bích Vân (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của trường ĐHDl Văn Lang, Trường Đại học Văn Lang - Khoa học & Đào tạo. [3] Phạm Thị Liên (2016), Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học, Trường hợp Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4, Trang 81-89. [4] Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Giáo dục, tháng 5/2018, trang 133-137.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_hai_long_ve_qua_trinh_hoc_truc_tuyen_online_cua_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan