Thiên 42: bệnh truyền

Hoàng Đế hỏi: "Ta đã nhận được ý nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta có

xem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để được hành khí, hoặc

dùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn một

trong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Khi nói chư phương (các phương) là có ý nói đến phương nào đó

dùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người"[2].

Hoàng Đế hỏi: "Đây chính là ý nghĩa mà chúng ta thường nói: hãy giữ lấy cái nhất,

đừng để mất đi lẽ biến trong vạn vật, nhờ vậy ta sẽ biết được cái Đạo của vạn

vật[3]. Nay ta được nghe về chỗ yếu điệu của Âm Dương, về cái lý hư thực, về

những bệnh làm nghiêng ngả con người, về tình trạng bệnh còn ở cạn có thể trị

được. Ta mong được nghe thêm về sự biến hóa của bệnh, về dâm tà truyền vào

làm tuyệt bại thân thể đến nỗi không còn trị được nữa, Ta có thể nghe những điều

ấy được không ?"[4].

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 42: bệnh truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 42: BỆNH TRUYỀN Hoàng Đế hỏi: "Ta đã nhận được ý nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta có xem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để được hành khí, hoặc dùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn một trong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?"[1]. Kỳ Bá đáp : "Khi nói chư phương (các phương) là có ý nói đến phương nào đó dùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người"[2]. Hoàng Đế hỏi: "Đây chính là ý nghĩa mà chúng ta thường nói: hãy giữ lấy cái nhất, đừng để mất đi lẽ biến trong vạn vật, nhờ vậy ta sẽ biết được cái Đạo của vạn vật[3]. Nay ta được nghe về chỗ yếu điệu của Âm Dương, về cái lý hư thực, về những bệnh làm nghiêng ngả con người, về tình trạng bệnh còn ở cạn có thể trị được... Ta mong được nghe thêm về sự biến hóa của bệnh, về dâm tà truyền vào làm tuyệt bại thân thể đến nỗi không còn trị được nữa, Ta có thể nghe những điều ấy được không ?"[4]. Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Câu hỏi về Đạo (y) mới yếu điệu làm sao ! Nó sáng tỏ như tỉnh giấc ban ngày, nó khó khăn như nhắm mắt ban đêm, nó như cái gì mà ta có thể mang lên người, mặc vào người, thần khí nhờ đó mà sinh ra, biểu hiện thành, làm thế nào để đạt được lẽ dưỡng sinh là phải gần liền với Đạo y để thần khí tự giữ được, cái lý sinh ra thần khí, phải được viết ra ghi vào sách vở chứ không thể chỉ truyền lại riêng cho con cháu mình mà thôi"[5]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là tỉnh giấc ban ngày ?"[6] Kỳ Bá đáp : "Đây chỉ vào ai rõ được lẽ biến hóa của Âm Dương, như giải được mối nghi hoặc, như vừa tỉnh giấc say rượu"[7]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là nhắm mắt ban đêm ?"[8]. Kỳ Bá đáp : "Đây chỉ vào người nào như đang câm lặng không nói được gì, mờ mịt như không thấy bóng hình, đưa đến tình trạng làm cho bì mao bị thất điệu, làm cho tấu lý khai, làm cho chính khí bị nghiêng ngả, dâm tà như nước vỡ bờ, huyết mạch bị tà khí tràn ngập và truyền vào, đại khí nhập vào tạng, phúc đau lan xuống dưới, khiến cho đến chỗ chết, không thể sống được"[9]. Hoàng Đế hỏi: "Đại khí (tà khí) nhập vào tạng thì diễn biến như thế nào ?"[10]. Kỳ Bá đáp : "Nếu bệnh phát ra ở trước Tâm, sau 1 ngày sẽ truyền đến Phế, sau 3 ngày sẽ truyền đến Can, sau 5 ngày sẽ truyền đến Tỳ, nếu thêm 3 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào giữa đêm, còn nếu bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào giữa trưa[11]. Nếu bệnh phát ra trước ở Phế, sau 3 ngày sẽ truyền đến Can, sau 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tỳ, sau 5 ngày nữa sẽ truyền đến Vị, nếu thêm 10 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào lúc mặt trời lặn, nếu bệnh vào mùa hạ thì chết lúc mặt trời mọc[12]. Nếu bệnh phát ra trước ở Can, sau 3 ngày nữa sẽ truyền đến Tỳ, sau 5 ngày nữa sẽ truyền đến Vị, sau thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến Thận, nếu thêm 3 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì chết lúc mặt trời lặn, nếu bệnh vào mùa hạ thì chết vào lúc ăn sáng[13]. Nếu bệnh phát ra trước ở Tỳ, sau 1 ngày sẽ truyền đến Vị, sau 2 ngày sẽ truyền đến Thận, sau 3 ngày sẽ truyền đến vùng thịt lữ thuộc Bàng quang kinh, nếu thêm 10 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh ở mùa đông sẽ chết vào giờ mà nhân khí ổn định nhất, nếu bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào lúc ăn trưa[14]. Nếu bệnh phát ra trước ở Vị, sau 5 ngày sẽ truyền đến Thận, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến vùng thăn thịt 2 bên cột sống, thuộc Bàng quang kinh, thêm 5ngày nữa sẽ truyền đến Tâm, nếu thêm 2 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết. Nếu bệnh ở mùa đông, sẽ chết vào nửa đêm, nếu bệnh vào mùa hạ, sẽ chết vào xế chiều[15]. Nếu bệnh phát ra trước ở Thận, sau 3 ngày nữa sẽ truyền đến vùng thăn thịt 2 bên cột sống, thuộc Bàng quang kinh, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền lên đến Tâm, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến Tiểu trường, nếu thêm 3 ngày nữa mà không khỏi bệnh thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào lúc vừa sáng, nếu bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào quá trưa[16]. Nếu bệnh phát ra trước ở Bàng quang, sau 5 ngày sẽ truyền đến Thận, thêm 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tiểu trường, thêm 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tâm, nếu thêm 2 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào lúc gà gáy, bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào lúc quá trưa[17]. Các bệnh cứ theo thứ tự để truyền cho nhau như thế, tất cả đều theo đúng với tứ kỳ ( thời) để chết, không thể châm để trị được[18]. Nếu bệnh mà truyền theo con đường gián 1 tạng hoặc gián 2, 3, 4 tạng thì có thể châm trị được"[19].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_42_9721.pdf
Tài liệu liên quan