Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán

Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với

người hành nghề kế toán - kiểm toán. Bài viết này được thực hiện nhằm hệ thống

một số lý luận chung về đạo đức nghề nghiệp, và tổng quan các nghiên cứu về các

nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp, cụ thể là việc ra quyết định liên quan

đến đạo đức trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán. Để thực hiện bài viết, tác giả đã đọc

và thực hiện tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng tới

đạo đức nghề nghiệp kế toán- kiểm toán. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến việc

ra quyết định liên quan đến đạo đức, bao gồm các nhân tố mang tính chất cá nhân

như độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm làm việc; và các nhân tố thuộc về môi trường

như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giá trị đạo đức doanh nghiệp, văn hoá quốc

gia. Bài viết cung cấp thông tin tham khảo cho các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh

nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp

trong các tổ chức, và định hướng các nghiên cứu thực nghiệm có thể được thực hiện

về chủ đề đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể hiện các quan điểm của nhà lãnh đạo về vấn đề đạo đức, được hình thành thông qua thái độ và hành vi của nhà Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021 quản lý. Giá trị đạo đức doanh nghiệp bao gồm các chính sách thưởng và phạt đối với hành vi tuân thủ hay vi phạm các qui định đạo đức của doanh nghiệp (Douglas và cộng sự, 2001). Theo Trevino (1986), giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động đến hành vi đạo đức của các cá nhân thông qua việc định hình quan điểm và hành vi đạo đức của cá nhân. Văn hóa doanh nghiệp mạnh có thể nâng cao sự phát triển nhận thức đạo đức của các thành viên và giúp các thành viên xác định điều gì là đúng hay sai trong một hoàn cảnh cụ thể. Các bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng văn hoá đạo đức của tổ chức có ảnh hưởng tới xét đoán đạo đức. Ismail (2015) nghiên cứu tác động của văn hoá đạo đức tới khả năng xét đoán của các kiểm toán viên tại Malaysia. Kết quả hồi qui cho thấy kiểm toán viên làm việc trong doanh nghiệp có văn hoá đạo đức tốt hơn thì có khả năng xét đoán tốt hơn. Douglas và cộng sự (2001) cũng tìm được bằng chứng cho thấy văn hoá đạo đức doanh nghiệp các tác động đến khả năng xét đoán đạo đức của kiểm toán viên. Một số nghiên cứu cho thấy giá trị đạo đức có mức độ ảnh hưởng khác nhau trong các tình huống đạo đức khác nhau. Nghiên cứu của Maree và Radloff (2007) cho thấy giá trị đạo đức doanh nghiệp có tác động đến xét đoán của kiểm toán viên khi xem xét các trường hợp liên quan đến hành vi sai trái, nhưng không có tác động rõ ràng đối với các hành vi tích cực. c. Văn hoá quốc gia Bên cạnh các yếu tố trực tiếp trong môi trường làm việc, nền tảng văn hoá quốc gia có thể ảnh hưởng tới quyết định đạo đức. Văn hóa có thể hiểu là những giá trị và niềm tin chung của một nhóm cá nhân (Cohen và cộng sự 1992; Thorne và Saunders, 2002). Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị, niềm tin và thái độ và định hướng cho các cá nhân trong việc ra các quyết định (Christie và cộng sự, 2003; Hofstede, 1997). Vì văn hóa là sự kết hợp các yếu tố truyền thống, di sản, nghi lễ, phong tục và tôn giáo, các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau có thể có các khác biệt đáng kể trong các tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin và hành vi (Blodgett và cộng sự, 2001). Xuất phát từ nghiên cứu của Hofstede (1980) phân chia văn hoá quốc gia theo hai xu hướng là xu hướng văn hoá tập thể (collectivism) và xu hướng văn hoá cá nhân (individualism), một số nghiên cứu cho thấy đặc điểm văn hoá quốc gia có tác động đến các quyết định về đạo đức. Husted (2001) cho rằng chủ nghĩa cá nhân/ chủ nghĩa tập thể trong văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến việc ra quyết định về kinh doanh, dẫn tới sự khác biệt trong nhận thức về các tình huống đạo đức của cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau. Thorne và Saunders (2002) cho rằng cá nhân từ các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể có khả năng nhận ra tình huống khó xử về đạo đức hơn so với cá nhân từ các nền văn hóa có định hướng chủ nghĩa cá nhân. Croxford (2010) thực hiện nghiên cứu về tác động của văn hoá quốc gia đối với các kế toán viên trong một công ty đa quốc gia. Kết quả cũng cho thấy kế toán viên đến từ các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng chấp nhận hành vi phi đạo đức hơn các cá nhân từ quốc gia theo chủ nghĩa tập thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng tìm hiểu tác động của các nhân tố môi trường khác ảnh hưởng đến quyết định đạo đức, ví dụ qui mô doanh nghiệp, chính sách thưởng phạt, tính chất ngành nghề, mức độ cạnh tranh Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiên cứu về vai trò của các nhân tố này tới việc ra quyết định đạo đức của các cá nhân (O’Fallon và Butterfield, 2005). LÊ THỊ THU HÀ 63Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 5. Kết luận Trong bài viết này, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán dựa trên việc tổng hợp một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Kết quả cho thấy có nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như tuổi, giới tính, kinh nghiệm làm việc, cũng như môi trường làm việc như các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giá trị đạo đức doanh nghiệp hay môi trường văn hoá quốc gia có thể tác động đến hành vi đạo đức của các cá nhân. Việc xác định các yếu tố này là cơ sở để các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán - kiểm toán. Việc xác định tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp cũng là cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam về chủ đề này trong thời gian tới ■ Tài liệu tham khảo Beekun R., Stedham, Y, & Yamamura, J. (2003). Business ethics in Brazil and the U.S.: A comparative investigation. Journal of Business Ethics, 42(3), 267-279. Beu, D., & Buckley, M. (2001). The hypothesized relationship between accountability and ethical behavior. Journal of Business Ethics, 34(1), 57-73. Blodgett, J. Lu, G., Rose, G., (2001). Ethical sensitivity to stakeholder interest: A cross-cultural comparison. Journal of the Academy of Marketing Science, 29, 190-202. Cambridge Dictionary, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2021, từ: https://dictionary.cambridge.org/vi/ Cohen, J, Pant, L., & Sharp, D. (1992). Cultural and socioeconomic constraints on international codes of ethics: Lessons from accounting. Journal of Business Ethics, 11(9), 687-700. Conroy, S., Emerson, T., & Pons, F. (2010). Ethical attitudes of accounting practitioners: Are rank and ethical attitudes related? Journal of Business Ethics, 91, 183-194. Christie, M., Kwon, I., Stoeberl, P., & Baumhart, R. (2003). A cross-cultural comparison of ethical attitudes of business managers: India, Korea and the United States. Journal of Business Ethics, 46(3), 263-287. Croxford, J. L. (2010). Determinants of ethical decision making: A study of accountants in a multinational firm. Doctor of Philosophy, Capella University. Douglas, P. C., Davidson, R. A. & Schwartz, B. N. (2001). The effect of organizational culture and ethical orientation on accountants’ ethical judgments. Journal of Business Ethics, 34, 101-121. Emerson, T., Conroy, S., & Stanley, C. (2007). Ethical attitudes of accountants: Recent evidence from a practitioners’ survey. Journal of Business Ethics, 71(1), 73-87. Eynon, G., Hills, N.T. & Stevens, K.T., (1997). Factors that influence the moral reasoning abilities of accountants: Implications for universities and the profession. Journal of Business ethics, 16(12), pp.1297-1309. Fatemi, D., Hasseldine, J. & Hite, P. (2020). The Influence of ethical codes of conduct on professionalism in tax practice. Journal of Business Ethics, 164, 133-149. Harris, J., & Sutton, C. 1995. Unraveling the ethical decision-making process: Clues from an empirical study comparing Fortune 1000 executives and MBA students. Journal of Business Ethics, 14(10), 805-817. Hofstede, G. (1980). Cultures consequences: International differences in work related values. Beverly Hills, CA: Sage. Hofstede, G. (1997). Cultures and organizations, software of the mind: Intercultural cooperation and its importance for survival. London, England: McGraw-Hill. Hunt, S. D. & Vitell, S. (1986). A general theory of marketing ethics. Journal of macromarketing, 6, 5-16. Hunt, S. D., Wood, V. R. & Chonko, L. B. (1989). Corporate ethical values and organizational commitment in marketing. Journal of marketing, 53, 79-90. Husted, B. (2001). The impact of individualism and collectivism on ethical decision making by individuals in organizations. Academy of Management Proceedings and Membership Directory, pI1-I6 IFAC (2009). The code of ethics for professional accountants. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2021, từ: https://www. ifac.org/system/files/publications/files/Code-of-Ethics_July_2009_FINAL_02_23_10.pdf Ismail, S. (2015). Influence of emotional intelligence, ethical climates, and corporate ethical values on ethical judgment of Malaysian auditors. Asian Journal of Business Ethics, 4, 147-162. Jones, J., Massey, D. W. & Thorne, L. (2003). Auditors’ ethical reasoning: Insights from past research and implications for the future. Journal of Accounting Literature, 22, 45. Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021 Kohlberg, L. (1969.) Stage and sequence: The cognitive-developmental approach to socialization. Handbook of socialization theory and research. Chicago: Rand McNally. Loe, T.W., L. Ferrell, & P. Mansfield. (2000). A review of empirical studies assessing ethical decision making in business. Journal of Business Ethics 25: 185–204. Lopez, Y., Rechner, P., & Olson-Buchanan, J. (2005). Shaping ethical perceptions: An empirical assessment of the influence of business education, culture, and demographic factors. Journal of Business Ethics, 60(4), 341-358. Maree, K. W. & Radloff, S. (2007). Factors affecting ethical judgement of South African chartered accountants. Meditari: Research Journal of the School of Accounting Sciences, 15, 1-18. Martinson, O. B. & Ziegenfuss, D. E. (2000). Looking at What Influences ETHICAL Perception and Judgment. Management Accounting Quarterly, 2. Muslumov, A. & Aras, G. (2004). The analysis of factors affecting ethical judgements: the Turkish evidence. Nghiêm Vũ Khải, Lê Thanh Tùng. (2019). Một số vấn đề về đạo đức nghề nghiệp - Thực trạng và giải pháp. Tham luận tại Diễn đàn khoa học “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay” ngày 28/8/2019 do Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức. O’Fallon, M., & Butterfield, K. (2005). A review of the empirical ethical decision-making literature: 1996-2003. Journal of Business Ethics, 59, 375-413. Pflugrath, G., Martinov-Bennie, N. & Chen, L. (2007). The impact of codes of ethics and experience on auditor judgments. Managerial Auditing Journal. Rest, J. (1986). Moral development: Advances in research and theory. New York: New York. Praeger Press. Robertson, C., & Fadil, P. (1999). Ethical decision making in multinational organizations: A culture-based model. Journal of Business Ethics, 19(4) 385-392. Roxas, M., & Stoneback, J. (2004). The importance of gender across cultures in ethical decision-making. Journal of Business Ethics, 50, 149-165. Shapeero, M., Koh, H., & Killough, L. (2003). Underreporting and premature sign-off in public accounting. Managerial Auditing Journal, 18(6/7), 478-489. Simga-Mugan, C., Daly, B., Onkal, D., & Kavut, L. (2005). The influence of nationality and gender on ethical sensitivity: An application of the issue-contingent model. Journal of Business Ethics, 57, 139-159. Sweeney, J., (1995). The ethical expertise of accountants: An exploratory analysis. Research in Accounting Ethics, 1(4), pp.213-234. Thorne, L., & Saunders, S. (2002). The socio-cultural embeddedness of individuals ethical reasoning in organizations (cross-cultural ethics). Journal of Business Ethics, 35(1) 1-14. Trevino, L. K. (1986). Ethical decision making in organizations: A person-situation interactionist model. Academy of management Review, 11, 601-617. Trevino, L. K., Butterfield, K. D. & Mccabe, D. L. (1998). The ethical context in organizations: Influences on employee attitudes and behaviors. Business Ethics Quarterly, 447-476. Wikipedia, từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đạo_đức, truy cập ngày 15/3/2021.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_nghien_cuu_ve_nhan_to_anh_huong_den_dao_duc_nghe_n.pdf