Kế toán nghiệp vụ ngân hàng nhà nước

1.1.1. Khái quát cơ chế phát hành tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất của quốc gia, có chức năng phát hành tiền. Mục tiêu cơ bản của hoạt động này trong Ngân hàng Nhà nước là đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về phương tiện thanh toán, làm sao cho tổng cung phù hợp với tổng cầu tiền tệ, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định sức mua của tiền Việt Nam. Để thực hiện điều đó, Nhà nước Việt Nam đã xác định quan điểm: Ngân hàng Nhà nước phải hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường; việc quản lý khối lượng tiền cung ứng được thực hiện theo chính sách, chế độ về tín dụng, quản lý ngoại hối và Ngân sách Nhà nước.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán nghiệp vụ ngân hàng nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN BA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Chương IX: Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước 1. Kế toán nghiệp vụ phát hành tiền 1.1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ phát hành tiền 1.1.1. Khái quát cơ chế phát hành tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất của quốc gia, có chức năng phát hành tiền. Mục tiêu cơ bản của hoạt động này trong Ngân hàng Nhà nước là đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về phương tiện thanh toán, làm sao cho tổng cung phù hợp với tổng cầu tiền tệ, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định sức mua của tiền Việt Nam. Để thực hiện điều đó, Nhà nước Việt Nam đã xác định quan điểm: Ngân hàng Nhà nước phải hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường; việc quản lý khối lượng tiền cung ứng được thực hiện theo chính sách, chế độ về tín dụng, quản lý ngoại hối và Ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở chỉ tiêu khối lượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm được Chính phủ duyệt, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều hòa tiền mặt trong cả nước thông qua hoạt động của Quỹ dự trữ phát hành được bảo quản và quản lý ở Kho tiền trung ương và Kho tiền chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ nghiệp vụ phát hành được bảo quản, quản lý tại Kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền vào lưu thông và thu hồi tiền từ lưu thông về qua dịch vụ ngân quỹ, thanh toán cho khách hàng và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước. Việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi của các khách hàng này tại Ngân hàng Nhà nước. Theo tiêu chuẩn rách nát, hư hỏng do Ngân hàng Nhà nước quy định, tiền mặt loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông được Ngân hàng Nhà nước thu đổi từ khách hàng của mình và tổ chức tiêu hủy. Cục trưởng Cục phát hành và kho quỹ thuộc Ngân hàng Nhà nước được ký lệnh xuất/ nhập quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp: Xuất nhập để điều chuyển tiền giữa các Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước với nhau; Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền I trung ương xuất (hoặc nhập) với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Nhập tiền mặt mới in, đúc từ các nhà máy in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền trung ương. Xuất các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để tiêu hủy; Xuất các loại tiền mới được Chính phủ cho công bố lưu hành. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ký lệnh xuất/ nhập tiền mặt trong các trường hợp: Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xuất (hoặc nhập) với Quỹ nghiệp vụ phát hành do chi nhánh quản lý; Nhập các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành thu hồi từ lưu thông về qua Quỹ nghiệp vụ phát hành; Nhập, xuất đổi loại tiền để thay đổi cơ cấu các loại tiền mặt trong Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ vào nhu cầu thu chi tiền mặt; diện tích và điều kiện an toàn của Kho tiền tưng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất, Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ dự kiến mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; dự kiến mức tồn Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc phê duyệt. Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ được duyệt này. Trường hợp đặc biệt, các Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể để mức tồn quỹ cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức được duyệt để phù hợp với diễn biến thu, chi tiền mặt trong từng thời kỳ. Dưới đây là sơ đồ khái quát về cơ chế phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước: (3) (4) (6) (2) (5) (1) Tiền mới in, đúc nhập kho Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông xuất kho, tiêu huỷ Quỹ dự trữ phát hành (bảo quản tại các kho tiền Ngân hàng Trung ương, kho tiền chi nhánh NHNN) Quỹ nghiệp vụ phát hành (bảo quản tại kho tiền Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước) Quỹ nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (bảo quản tại Hội sở chính, chi nhánh NHTM) Ghi chú: (1) Nhập kho loại tiền mới in, đúc; (2) ® (3) Quá trình phát hành tiền ra lưu thông; (4) ® (5) Quá trình thu hồi tiền từ lưu thông về; (6) Xuất tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông để tiêu hủy. Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thống đốc về sự an toàn tài sản, tiền bạc thuộc đơn vị mình quản lý đồng thời phải bố trí thời gian giao dịch, thanh toán, xuất nhập kho, quỹ cũng như kiểm kê tồn kho quỹ cuối kỳ một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng và an toàn tài sản. Để có căn cứ điều hoà tiền và kiểm tra tình hình tồn quỹ tại các Kho tiền, Ngân hàng Nhà nước trung ương quy định: - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức truyền qua mạng vi tính về Ngân hàng Nhà nước trung ương (Cục phát hành và Kho quỹ) các thông tin theo định kỳ sau: + Tồn quỹ tiền mặt các loại của Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành cuối giờ làm việc hàng ngày. + Doanh số xuất, doanh số nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành (có cộng lũy kế từ đầu tháng, không kể số xuất nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành). + Doanh số xuất, doanh số nhập và bội xuất (hoặc bội nhập) Quỹ dự trữ phát hành: điện báo 5 ngày 1 lần, kể từ ngày mùng một, có cộng lũy kế kỳ trước (không kể doanh số xuất, nhập điều chuyển giữa các Quỹ dự trữ phát hành). + Cân đối thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước: báo cáo mỗi tháng 1 lần. - Các Kho tiền trung ương phải truyền qua mạng vi tính về Cục phát hành và Kho quỹ số liệu về tiền mặt tồn Quỹ dự trữ phát hành tính đến cuối ngày. Cục trưởng Cục phát hành và Kho quỹ tổng hợp các thông tin trên và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ: - Doanh số xuất, doanh số nhập tiền mặt và số lũy kế xuất, nhập tiền mặt qua Quỹ nghiệp vụ phát hành (không kể doanh số xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành) và tồn quỹ của các quỹ này trong toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước 5 ngày 1 lần. - Báo cáo tình hình xuất, nhập, bội xuất (hoặc bội nhập) Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành hàng quý và dự kiến xuất, nhập, bội xuất (hoặc bội nhập) Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành quý tiếp theo. Từ cơ chế phát hành tiền nói trên, kế toán nghiệp vụ phát hành tiền phải lưu ý các vấn đề sau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: + Tính thống nhất, tập trung cao độ trong điều hành; + Tính kịp thời, chính xác, đầy đủ, rất nghiêm ngặt trong chấp hành; + Yêu cầu an toàn tài sản bằng tiền ở mức độ tuyệt đối ở mọi khâu: giao nhận, vận chuyển, xuất - nhập, bảo quản tiền trong kho. + Tất cả những vấn đề nói trên phải được thực hiện trên sổ sách, chứng từ kế toán, đồng thời những tài liệu kế toán này phải có đủ các thủ tục pháp lý để lưu trữ lâu dài. 1.1.2. Tài khoản sổ sách và chứng từ kế toán được sử dụng trong nghiệp vụ phát hành tiền: 1.1.2.1. Tài khoản: Tài khoản kế toán được sử dụng cho nghiệp vụ phát hành tiền hiện nay nằm ở loại 1 "Hoạt động ngân quỹ" với tài khoản cấp I mang số hiệu 10, ở Loại 4 "Phát hành tiền và nợ phải trả" với tài khoản cấp I mang số hiệu 40 và ở Loại 9 "Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán" với tài khoản cấp I mang số hiệu 90, trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2, ngày 17-12-1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi. Nội dung, kết cấu, cách sử dụng các tài khoản trên có thể tóm tắt như sau: - Tài khoản số 101 "Quỹ dự trữ phát hành" với các tài khoản cấp III: 1011 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông 1012 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 1013 - Tiền đình chỉ lưu hành 1019 - Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển Tài khoản này phản ánh tiền đã công bố lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành được bảo quản tại các Kho tiền trung ương hoặc tại các Kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Kết cấu của tài khoản 101: Bên Nợ ghi: Quỹ dự trữ phát hành tăng Bên Có ghi: Quỹ dự trữ phát hành giảm Số dư nợ: Phản ánh tồn quỹ dự trữ phát hành Các tài khoản cấp III nói trên được mở tài khoản hạch toán chi tiết hơn theo từng Kho tiền, hoặc Kho tiền bên nhận điều chuyển. - Tài khoản 102 “Quỹ nghiệp vụ phát hành” với các tài khoản cấp III: 1021 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông 1022 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 1023 - Tiền đình chỉ lưu hành Tài khoản này dùng để phản ánh tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (trừ Cục quản trị, Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh thì dùng tài khoản số 103 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"). Hiện nay, tài khoản số 103 còn được quy định dùng để hạch toán tiền mặt vốn XDCB của Ban Quản lý công trình XDCB của các chi nhánh NHNN. Kết cấu của tài khoản 102: Bên Nợ ghi: Quỹ nghiệp vụ phát hành tăng Bên Có ghi: Quỹ nghiệp vụ phát hành giảm Số dư Nợ: Phản ánh tồn quỹ nghiệp vụ phát hành - Tài khoản 401 "Tiền để phát hành" Tài khoản này phản ánh số tiền giấy, tiền kim loại được dùng để phát hành làm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Chúng được mở tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính). Là những tài khoản dư Có trong quan hệ đối ứng với tài khoản dư Nợ số 101. Kết cấu của tài khoản 401: Bên Có ghi: Số tiền đã công bố lưu hành nhận từ nhà in và nhập từ "tiền chưa công bố lưu hành" Bên Nợ ghi: Số tiền xuất từ Quỹ dự trữ phát hành giao đi tiêu huỷ do rách nát, hư hỏng Số dư có: Phản ánh tồn quỹ tiền để phát hành Việc hạch toán phân tích của tài khoản này được mở theo vật liệu tiền ( tiền giấy, tiền Pôlime, tiền kim loại ). Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán với đặc điểm hạch toán đơn (phát sinh tăng thì ghi Nợ (nhập), phát sinh giảm thì ghi Có (xuất) và số dư là quy mô của đối tượng hạch toán còn lại đến 1 thời điểm nào đó) được dùng trong nghiệp vụ này gồm có: Tài khoản Số hiệu tài khoản Nơi mở Tiền giấy và tiền kim loại 90 Tiền chưa công bố lưu hành 901 Vụ KTTC, Chi nhánh NHNN Tiền chưa công bố lưu hành tại Kho tiền TW 9011 Vụ KTTC Tiền chưa công bố lưu hành tại Kho tiền Chi nhánh 9012 Chi nhánh NHNN Tiền đã công bố lưu hành 902 Vụ KTTC, Chi nhánh NHNN Tiền đã công bố lưu hành tại kho tiền TW 9021 Vụ KTTC Tiền đã công bố lưu hành tại kho tiền chi nhánh 9022 Chi nhánh NHNN Tiền giao đi tiêu huỷ 903 Vụ KTTC Tiền đã tiêu huỷ 904 Vụ KTTC Tiền không có giá trị lưu hành 908 Vụ KTTC, Chi nhánh NHNN Tiền mẫu 9081 Vụ KTTC, chi nhánh NHNN Tiền lưu niệm 9082 Vụ KTTC, chi nhánh NHNN Tiền nghi giả, tiền giả và tiền bị phá hoại chờ xử lý 9089 Vụ KTTC, chi nhánh NHNN Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển 909 Vụ KTTC Các tài khoản nói trên khi ở Vụ Kế toán - Tài chính thì mở tiểu khoản theo kho tiền trung ương. Riêng tài khoản 909 "Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển" thì mở tiểu khoản theo kho nhận điều chuyển tiền đến. Các TK 901, 902, 903, 904 được mở chi tiết theo từng vật liệu tiền (tiền giấy, tiền Pôlime, tiền kim loại). Các TK 9081, 9082 được mở chi tiết theo loại tiền hoặc Kho quản lý. 1.1.2.2. Sổ sách kế toán: Để thực hiện chính xác, an toàn nghiệp vụ về phát hành tiền, Ngân hàng Nhà nước Trung ương đã quy định phải dùng những sổ sách sau đây trong khâu theo dõi nghiệp vụ và khâu hạch toán kế toán: - Thủ kho hoặc thủ quỹ mở các loại: + Thẻ kho, mở riêng cho từng loại tiền, mỗi loại quỹ, kho, giá, két: Các tờ thẻ này được ghi theo dõi theo lượng bó, tờ, số hòm... + Sổ kho hoặc sổ quỹ. - Kế toán mở các loại: Sổ nhật ký quỹ mở riêng cho tiền mặt: 1011, 1012, 1013, 1019, 1021, 1022, 1023, 401, 9011, 9012, 9021, 9022, 903, 904, 9081, 9082, 9089, 909. Dưới đây là sơ đồ tổng quát về kế toán phát hành tiền: Tài khoản nội bảng: Tiền để phát hành Quỹ dự trữ phát hành Quỹ ng/ vụ phát hành Tiền gửi TCTD (KBNN) (2) (A)) xxx (I) ( M ) xxx (II) xxx (1) (III) xxx Tài khoản ngoại bảng Tiền chưa công bố lưu hành Tiền đã công bố lưu hành Tiền giao đi tiêu huỷ Tiền đã tiêu huỷ xxx (O) (P) xxx (M) xxx (A) (B) xxx Ghi chú: (O): Nhập kho tiền chưa công bố lưu hành. (P) : Nhập kho tiền được công bố lưu hành từ kho tiền chưa công bố lưu hành. (M): Tiền đã công bố lưu hành được phép phát hành vào lưu thông. Các bút toán (I) ® (III): phản ánh quá trình phát hành tiền ra lưu thông (kể từ khi tiền được công bố lưu hành) Các bút toán (1) ® (2): phản ánh quá trình thu hồi tiền từ lưu thông về. Các bút toán (A) ® (B): phản ánh quá trình tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành. Việc hạch toán phân tích của các tài khoản trên được thực hiện phù hợp với tính chất của các tài khoản. 1.1.2.3. Chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán được sử dụng trong nghiệp vụ phát hành tiền gồm: - Lệnh điều chuyển tiền; - Lệnh xuất, nhập tiền; - Biên bản giao nhận tiền; - Phiếu nhập (hoặc xuất) kho tiền; - Phiếu thu (hoặc chi) tiền; - Giấy nộp tiền; - Séc; - Giấy lĩnh tiền mặt. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này có thể dùng mẫu chứng từ kế toán do máy lập, in nhưng vẫn phải theo mẫu lập bằng máy đã quy định, đồng thời phải có chữ ký chính thức trên các chứng từ này. 1.2. Kế toán tiền mới in, đúc Theo cơ chế phát hành tiền hiện nay, tiền do nhà máy in giao, trước hết được nhập vào Kho tiền Ngân hàng Trung ương. Kế toán viên của Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền để lập Phiếu nhập kho và hạch toán: Nhập: Tài khoản 9011 "Tiền chưa công bố lưu hành"(tiểu khoản Kho tiền TW nhập và tiết khoản theo vật liệu tiền ). Số tiền nhập được ghi theo đơn vị quy ước. Khi được lệnh lưu hành thì lập phiếu xuất, nhập kho từ biên bản giao nhận để ghi xuất TK 9011, nhập TK 9021. Từ TK 9021, theo lệnh phát hành mà lập phiếu ghi xuất TK 9021 và ghi: Nợ: TK 1011 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông (tiểu khoản kho nhập, tiết khoản vật liệu tiền) Có: TK 401 - Tiền để phát hành. Trường hợp tiền đã công bố lưu hành từ Nhà máy in đúc tiền thì chỉ hạch toán bằng TK nội bảng nói trên TK 9021, TK 1011, 401 ghi số tiền theo mệnh giá x số tờ (miếng). 1.3. Kế toán phát hành tiền ra lưu thông Việc phát hành tiền ra lưu thông bắt đầu từ khi khách hàng của Ngân hàng Nhà nước (các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước) lập thủ tục rút tiền trung ương từ các tài khoản tiền gửi mà họ đã mở ở Sở Giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Kế toán Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào các lệnh rút tiền của khách hàng như séc, giấy lĩnh tiền mặt..., sau khi kiểm tra thấy lập đúng mẫu, chữ ký, dấu chủ tài khoản khớp đúng với mẫu đã đăng ký, lại đủ số dư tài khoản cần rút và tồn quỹ tiền mặt tại Quỹ nghiệp vụ phát hành cũng thoả mãn nhu cầu thì ghi những thông tin đó vào bên Nợ sổ chi tiết tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay) của khách hàng, sổ Nhật ký quỹ và chuyển chứng từ đó cho thủ quỹ phát tiền. Thủ quỹ phải yêu cầu khách hàng ký nhận đủ tiền trên chứng từ và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu xác nhận đúng người được lĩnh mới phát tiền. Sau khi đã phát tiền và ghi chép tài khoản sẽ có quan hệ đối ứng: Nợ: TK thích hợp (tiểu khoản khách hàng rút tiền) Có: TK 1021- Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ 1.4. Kế toán thu hồi tiền từ lưu thông về Căn cứ vào giấy nộp tiền mặt của khách hàng (các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước hoặc cá nhân đổi tiền), kế toán kiểm tra thấy thủ tục thu tiền do bộ phận quỹ thực hiện (đóng dấu ĐÃ THU TIỀN, có chữ ký đúng mẫu của thủ quỹ, số tiền thực thu và số tiền do khách hàng lập khớp nhau) thì ghi: Nợ: TK 1021- Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ, hoặc Nợ: TK 1022 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ Có: TK Thích hợp (tài khoản tiền gửi, tiền vay...) 1.5. Kế toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành Kế toán điều chuyển tiền được thực hiện theo sự phân công như sau: - Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước hạch toán tình hình giao nhận, điều chuyển tiền tại các Kho tiền trung ương. - Sở Giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước hạch toán việc điều chuyển, xuất nhập tiền bảo quản tại các đơn vị này. 1.5.1. Kế toán điều chuyển tiền giữa các Kho tiền trung ương Căn cứ vào lệnh điều chuyển và các giấy tờ ủy quyền, xác nhận đủ tư cách của người tiếp nhận vận chuyển tiền, Vụ Kế toán - Tài chính lập phiếu xuất kho (hoặc ủy quyền cho kế toán Kho tiền trung ương xuất lập). Kho tiền trung ương xuất điều chuyển căn cứ vào các chứng từ trên để lập Biên bản giao nhận tiền và xuất đủ số tiền cho người nhận vận chuyển đi. Tại Kho tiền trung ương nhận điều chuyển khi nhập kho số tiền này cũng phải lập Biên bản giao nhận và Vụ Kế toán - Tài chính sẽ căn cứ vào chứng từ này để lập phiếu nhập kho (hoặc ủy nhiệm Kho tiền trung ương lập). 1.5.1.1. Kế toán xuất điều chuyển tại Vụ Kế toán - Tài chính: Khi xuất tiền điều chuyển đi kho tiền khác: - Đối với tiền chưa công bố lưu hành: Xuất TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành tại Ngân hàng Nhà nước trung ương (tiểu khoản Kho xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền). Nhập TK 909: Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho nhập) - Đối với tiền đã công bố lưu hành: Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập) Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền) hoặc: Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất) hoặc: Có TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền). 1.5.1.2. Về kế toán nhập điều chuyển tại Vụ Kế toán - Tài chính: Khi nhập kho số tiền điều chuyển đến: - Đối với tiền chưa công bố lưu hành: Xuất TK 909: Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập) Nhập TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành tại Kho tiền trung ương (tiểu khoản Kho tiền nhập) - Đối với tiền đã công bố lưu hành: Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền). hoặc: Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền). hoặc: Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền). Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập) 1.5.2. Kế toán điều chuyển tiền giữa Kho tiền trung ương với các chi nhánh, Sở Giao dịch 1.5.2.1. Tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương: Trong trường hợp này, thủ tục chứng từ xuất điều chuyển tiền cũng thực hiện tương tự như khi xuất điều chuyển tiền giữa các Kho tiền trung ương (đã trình bày ở trên). Về định khoản kế toán, Vụ Kế toán - Tài chính thực hiện: - Trường hợp chi nhánh nhận tiền trực tiếp tại Kho tiền trung ương thì căn cứ vào chứng từ xuất, có chữ ký nhận đủ tiền của chi nhánh: Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền). - Trường hợp Kho tiền trung ương ủy nhiệm cán bộ chuyển tiền đến Chi nhánh: Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản chi nhánh nhận) Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền). Khi nhận được Giấy báo Có của Chi nhánh, kiểm tra thấy đúng thì ghi: Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay hoặc: Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản chi nhánh nhận) 1.5.2.2. Kế toán tại chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước: Căn cứ bộ chứng từ gửi kèm theo tiền điều chuyển, chi nhánh kiểm nhận, đối chiếu và nhập kho tiền theo đúng quy định và lập Biên bản giao nhận tiền, phiếu nhập kho. Thủ kho (thủ quỹ) căn cứ Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền để ghi sổ quỹ, thẻ kho và gửi 1 liên Biên bản giao nhận, Phiếu nhập kho tiền cho Kho tiền trung ương xuất điều chuyển làm chứng từ hồi báo. Kế toán căn cứ lệnh điều chuyển, Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền do chi nhánh lập để hạch toán: + Trường hợp Kho tiền trung ương cử cán bộ điều chuyển tiền đến thì ghi: Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (chi tiết theo vật liệu tiền). Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay hoặc: Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay + Trường hợp chi nhánh trực tiếp nhận tiền từ Kho tiền trung ương về, ghi: Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (chi tiết theo vật liệu tiền). Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay hoặc: Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay + Trường hợp tiền nhập kho rồi nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ liên hàng thì ghi đối ứng tài khoản 1011 bút toán TK 4639 "Các khoản phải trả" (tiểu khoản tiền đang điều chuyển). Khi nhận được Giấy báo Nợ liên hàng này thì ghi Nợ TK 4639 và Có TK 5112 (5212). + Trường hợp nhận được giấy báo Nợ liên hàng rồi, nhưng tiền đang trên đường điều chuyển thì dùng TK 3639 "Các khoản phải thu" (tiểu khoản tiền đang điều chuyển) để hạch toán đối ứng với bên Có TK 5112 (5212) và khi đã nhận được tiền thì hạch toán Có TK "Các khoản phải thu" đối ứng với TK 1011. + Trường hợp chi nhánh nhận được tiền chưa công bố lưu hành thì dùng tài khoản ngoại bảng số 9012 để phản ánh. 1.5.3. Kế toán tiền điều chuyển giữa các Chi nhánh và điều chuyển từ Chi nhánh về Kho tiền trung ương cũng được vận dụng tương tự như trên. 2. Kế toán nghiệp vụ đầu tư và tín dụng: 2.1. Kế toán tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài 2.1.1. Tài khoản sử dụng: Theo quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài hiện nay thì Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được phân công quản lý đối tượng này với việc giao dịch mua bán ngoại tệ, can thiệp thị trường ngoại tệ, đầu tư dưới dạng tiền gửi, chuyển đổi ngoại tệ, mua bán chứng từ ngoại tệ, ủy thác đầu tư nước ngoài, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngoại hối, sinh lời. Để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ trên, Sở giao dịch NHNN được mở các tài khoản sau tại các ngân hàng đại lý: - Tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm gọi chung là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn; - Tài khoản lưu giữ chứng khoán; * Nội dung, mục đích sử dụng các tài khoản này là: + Để tiếp nhận hoặc chi phí trong thanh toán vãng lai; + Để giao dịch vốn; + Để đầu tư trực tiếp; + Để đầu tư vào các giấy tờ có giá; + Để vay, trả nợ nước ngoài; + Để cho vay và thu hồi nợ nước ngoài. Việc mở tài khoản ở nước nào, ngân hàng đại lý nào, cho mục đích gì đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải đảm bảo an toàn tài sản tiền gửi thông qua sự lựa chọn ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Còn thủ tục mở tài khoản này thì tùy thuộc vào thông lệ quốc tế và sự ký kết thoả ước giữa ngân hàng nước ta và ngân hàng đại lý. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sử dụng các tài khoản sau để ghi chép kế toán: Tài khoản nội bảng Tên tài khoản Tính chất tài khoản Cấp I Cấp II Cấp III 20 Tiền gửi, cho vay và thanh toán với Ngân hàng nước ngoài Dư nợ, tiểu khoản mở theo đối tác 201 Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài 2011 Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn 2012 Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn 207 Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính quốc tế Dư Nợ (hoặc dư Có) - mở theo đối tác 2071 Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế 2072 Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài Dư Nợ - mở theo đối tác * Kết cấu của các tài khoản tiền gửi ngoại tệ: - Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN gửi ở nước ngoài - Bên Có: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN lấy ra - Dư nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ NHNN đang gửi tại nước ngoài * Kết cấu tài khoản "Thanh toán với ngân hàng nước ngoài": - Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ chi hộ NH nước ngoài; giá trị ngoại tệ NH nước ngoài thu hộ và thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho NH nước ngoài - Bên Có: Ghi giá trị ngoại tệ thu hộ cho NH nước ngoài; số ngoại tệ NH nước ngoài chi hộ, thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải thu NH nước ngoài. - Dư nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ chi hộ nhiều hơn thu hộ NH nước ngoài - Dư có: Phản ánh giá trị ngoại tệ thu hộ nhiều hơn chi hộ NH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_9_ke_toan_nghiep_vu_nhnn_225.doc