Bài giảng Nguyên lý kế toán - Huỳnh Thị Thanh Dung

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN

1.1 Khái niệm về kế toán

1.1.1 Kế toán

1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán

Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và sự phát triển của xã hội loài người.

Ngay từ thời xa xưa, với công cụ lao động hết sức thô sơ, con người cũng đã tiến hành

hoạt động sản xuất bằng việc hái lượm hoa quả, săn bắn,. để nuôi sống bản thân và cộng

đồng. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác, có ý thức và có mục đích của con người.

Cho nên khi tiến hành hoạt động sản xuất, con người luôn quan tâm đến các hao phí bỏ ra

và những kết quả đạt được. Chính sự quan tâm này đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực

hiện quản lý hoạt động sản xuất. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm

của con người đến hoạt động sản xuất càng tăng và do đó, yêu cầu quản lý hoạt động sản

xuất cũng được nâng lên. Để quản lý, điều hành hoạt động sản xuất mà ngày nay gọi là

hoạt động kinh tế, cần phải có thông tin về hoạt động kinh tế đó. Thông tin đóng vai trò

quyết định trong việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra,

kiểm soát hoạt động kinh tế. Kế toán là một trong các công cụ cung cấp thông tin về hoạt

động kinh tế phục vụ cho công tác quản lý.

Ở thời kỳ Nguyên thủy, các cách thức xử lý, ghi chép, phản ánh được tiến hành

bằng những phương thức giản đơn, như: đánh dấu lên thân cây, ghi lên vách đá, buộc nút

trên các dây thừng,. để ghi nhận những thông tin cần thiết, công việc trong thời kỳ này

phục vụ cho lợi ích của từng nhóm cộng đồng. Khi xã hội chuyển sang chế độ chiếm hữu

nô lệ, với việc hình thành giai cấp chủ nô, nhu cầu theo dõi, kiểm soát tình hình và kết

quả sử dụng nô lệ, tài sản của chủ nô đã đặt ra những nhu cầu cao hơn trong công việc

của kế toán. Các kết quả của các nhà khảo cổ học cho thấy các loại sổ sách đã được sử

dụng để ghi chép, kế toán còn được sử dụng trong các phòng đổi tiền, các nhà thờ và

trong tài chính nhà nước,. để theo dõi các nghiệp vụ về giao dịch, thanh toán và buôn

bán.

Mặc dù có nhiều đổi mới về cách thức ghi chép, phản ánh trải qua các giai đoạn

phát triển của xã hội, nhưng kế toán vẫn chưa được xem là khoa học độc lập cho đến khi

xuất hiện phương pháp ghi kép. Năm 1494, Luca Pacioli một nhà toán học, tu sĩ dòng

Phanxico người Ý đã tìm ra và giới thiệu phương pháp ghi kép. Ông đã minh họa việc sử

dụng khái niệm Nợ và Có để đảm bảo một lần ghi kép. Nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử

kế toán đã cho rằng sự xuất hiện phương pháp ghi kép của kế toán dựa trên bảy điều kiện

sau:

Có một nghệ thuật ghi chép riêng

Sự xuất hiện của số học

Việc tồn tại sở hữu tư nhân7

Việc hình thành tiền tệ

Việc hình thành các quan hệ tín dụng

Việc tồn tại các quan hệ mua bán

Sự dịch chuyển của đồng vốn.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của ghi kép đối với sự phát triển chủ

nghĩa tư bản. Sự xuất hiện của phương pháp ghi kép đã trợ giúp việc theo dõi, giám sát

các quan hệ thương mại ngày càng tăng, quan hệ tín dụng giữa người mua và người bán,

giữa người đi vay và người cho vay trong xu thế dịch chuyển các dòng tư bản ngày càng

lớn giữa các vùng. Ngoài ra phương pháp ghi kép cho phép các nhà tư bản nắm bắt và

tính toán các ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế, đồng thời tách biệt quan hệ giữa người

chủ sở hữu với doanh nghiệp để thấy rõ sự phát triển của các tổ chức kinh doanh.

pdf127 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 09/05/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý kế toán - Huỳnh Thị Thanh Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,. . . - Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,. . . và các khoản phí, lệ phí khác. - Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. SPS: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh SPS: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK642 Có - 87 - - Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,. . . (Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,. . . 6.4.2.2 Kế toán các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh + Tính tiền lương và các khoản bảo hiểm phải trả Nợ TK 641, 642: Chi phí BH, QLDN Có TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 338: Các khoản bảo hiểm và KPCĐ tính vào chi phí + Chi phí vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng & QLDN Nợ TK 641, 642 Có TK 152 + Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng tại bộ phận bán hàng & QLDN Nợ TK641, 642 Có TK 214 + Chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng tại bộ phận bán hàng & QLDN Nợ TK 641, 642 Có TK 331 + Chi phí khác bằng tiền: Nợ TK641, 642 Có TK 111, 112 6.4.3 Kế toán kết quả kinh doanh 6.4.3.1 Tài khoản sử dụng - TK911 "Xác định kết quả kinh doanh", TK421" Lợi nhuận chưa phân phối ". - Tài khoản 911 (Xác định kết quả) + Công dụng: Xác định kết quả kinh doanh theo từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường). + Nội dung và kết cấu: Tài khoản này không có số dư. SPS trong kỳ: - Kết chuyển Giá vốn hàng bán - Kết chuyển Chi phí bán hàng - Kết chuyển Chi phí QLDN - Kết chuyển khoản lãi. SPS trong kỳ: - Kết chuyển Doanh thu thuần - Kết chuyển khoản lỗ Nợ Có TK 911 - 88 - - Tài khoản 421 (lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) + Công dụng: phản ảnh tình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ và việc phân phối, xử lý kết quả đó. + Nội dung và kết cấu: - Tài khoản 421 gồm 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 4211 (LNSTCPP năm trước) + Tài khoản 4212 (LNSTCPP năm nay). 6.4.3.2 Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511: Doanh thu thuần trong kỳ Có TK 911: - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Nợ TK 515, 711 Có TK911 - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911: Có TK 632: Tổng giá trị giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: Có TK 641: Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: Có 642: Tổng chi phí QLDN phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí khác Nợ TK 911 Có TK 635, 811 - Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 911 Có TK 821 SPS trong kỳ: - Các khoản lỗ từ hoạt động SXKD - Trích lập các quỹ - Bổ sung vào NVKD - Chia cổ tức,. SPS trong kỳ: - Các khoản lãi từ hoạt động SXKD - Xử lý khoản lỗ từ hoạt động SXKD - Số lỗ của cấp dưới được cấp trên bù SDCK: Khoản lỗ chưa xử lý SDCK: Khoản lãi còn lại chưa phân phối Nợ Có TK 421 - 89 - - Xác định kết quả kinh doanh + Nếu lãi: Nợ TK 911: Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối (Khoản lãi) + Nếu lỗ: Nợ TK 421: Khoản lỗ Có TK 911: SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CỦA QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC BÁN TRỰC TIẾP TK531, 532 TK 333,.... TK 111, 112, 331, ... (10a) TK 635,811 TK 821 (8) (9) TK 911 TK155, 156,.. TK632 (5) (3) (1b) (2) (1a) TK 641 TK511 TK 642 TK 421 (10b) (7) (6) (4a) TK 515, 711 (4b) - 90 - * Giải thích sơ đồ sau (1a) Giá vốn hàng bán (1b) Doanh thu của hàng đã bán và thuế GTGT đã thu bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng hoặc khách hàng chưa trả tiền. (2) Các doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá chấp nhận cho khách hàng đã trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc trừ vào nợ phải thu (3) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (4) Kết chuyển doanh thu thuần (4b) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, chi phí khác (5) Kết chuyển giá vốn hàng bán (6) Kết chuyển chi phí bán hàng (7) Kết chuyển chi phí QLDN (8) Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí khác (9) Kết chuyển chi phí thuế TNDN (10a) Kết chuyển lãi (10b) Kết chuyển lỗ Ví dụ: Tài liệu tại một doanh nghiệp trong tháng 01/2018 (đơn vị 1000 đồng). A. Số dư đầu kỳ của tài khoản 155: 3.000.000 B. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1) Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng theo giá bán chưa có thuế 2.600.000; giá vốn 1.800.000; Thuế GTGT 10% trên giá bán, khách hàng chưa thanh toán. 2) Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng số hàng theo giá bán chưa có thuế 1.000.000, thuế GTGT 10% trên giá bán, giá vốn 600.000, khách hàng chưa trả tiền. 3) Trong khi kiểm nhận nhập kho, khách hàng phát hiện hàng không đảm bảo, khách hàng chấp nhận mua số hàng trên nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải giảm giá. Do vậy, doanh nghiệp phải đồng ý giảm 5% giá bán (không bao gồm thuế GTGT). 4) Bán trực tiếp một lô hàng, giá bán chưa có thuế 300.000; Thuế GTGT 10% trên giá bán, trong đó khách hàng thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng 150.000, còn lại chưa thu. Giá vốn hàng bán là 200.000. 5) Tập hợp chi phí bán hàng: - Chi phí vận chuyển, bốc dở hàng bán chưa thanh toán: 20.000 - Chi phí giao dịch đã chi bằng tiền mặt: 10.000. 6) Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp; - Tiền lương nhân viên: 80.000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (23,5%). - 91 - - Khấu hao TSCĐ: 40.000 - Chi phí khác bằng tiền mặt: 5.000 7) Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Yêu cầu: Định khoản và phản ảnh vào tài khoản có liên quan. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 1. Các phương pháp kế toán nào đã được vận dụng trong kế toán từng quá trình mua hàng, sản xuất, bán hàng (tiêu thụ)? 2. Trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu? 3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp được vận dụng trong quá trình tiêu thụ như thế nào? - 92 - Chương 7 : SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 7.1 Sổ kế toán 7.1.1 Khái niệm Sổ kế toán là các tờ sổ theo mẫu quy định dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp của kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán. 7.1.2 Ý nghĩa của sổ kế toán Sổ kế toán là phương tiện được sử dụng để thu nhận, cung cấp và lưu trữ thông tin theo từng đối tượng kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý thường xuyên, kịp thời từng loại tài sản, từng nguồn hình thành tài sản, từng mặt của quá trình hoạt kinh tế tài chính của đơn vị. Nhờ có sổ kế toán mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép rời rác trên các chứng từ gốc được phản ảnh đầy đủ, có hệ thống theo từng đối tượng kế toán để từ đó kế toán có thể tổng hợp số liệu lập các báo cáo kế toán và phân tích, đánh giá tình hình vè tài sản, tình hình và kết quả các hoạt động kinh tế của đơn vị tại một thời điểm và trong từng thời kỳ nhất định. 7.1.3 Các loại sổ kế toán Sổ kế toán là phương tiện để cập nhật và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán. Dựa vào các đặc trưng khác nhau của sổ kế toán mà người ta có thể chia các sổ kế toán thành các loại sau: 7.1.3.1 Theo cách ghi chép thì sổ kế toán được chia thành 3 loại - Sổ kế toán theo thứ tự thời gian: là sổ kế toán dùng ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian như sổ nhật ký chung, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,... - Sổ ghi theo hệ thống: là sổ kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh phát sinh theo các tài khoản (tổng hợp hoặc chi tiết) như sổ cái, sổ chi tiết. - Sổ liên hợp: là sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giữa hai loại sổ như sổ nhật ký - sổ cái. 7.1.3.2 Theo nội dung ghi chép thì sổ kế toán chia làm 3 loại - Sổ kế toán tổng hợp: là sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát. - Sổ kế toán chi tiết: là sổ kế toán dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các đối tượng kế toán chi tiết, cụ thể như sổ chi tiết vật liệu...cung cấp thông tin về đối tượng kế toán ở dạng chi tiết, cụ thể. - Sổ kế toán kết hợp: là sổ kế toán dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa theo các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát vừa theo đối tượng kế toán chi tiết, cụ thể (ghi theo tài khoản tổng hợp cấp 1 kết hợp với việc ghi chép chi tiết theo tài khoản cấp 3, 4) hoặc các điều khoản chi tiết như các Nhật ký chứng từ. - 93 - 7.1.3.3 Theo kiểu bố trí mẫu sổ thì kế toán được chia làm 4 loại - Sổ đối chiếu kiểu hai bên: Là sổ kế toán mà trên sơ đồ được chia thành hai bên để phản ảnh số phát sinh bên Nợ và số phát bên Có như sổ cái kiểu hai bên. - Sổ kiểu một bên: là sổ kế toán mà trên đó số phát sinh bên Nợ và số phát sinh ben Có được bố trí 2 cột cùng một bên. - Sổ kiểu nhiều cột: Là sổ kế toán dùng để kết hợp ghi chép số liệu chi tiết bằng cách mở nhiều cột bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản của cùng một trang sổ như sổ cái kiểu nhiều cột. - Sổ kiểu bàn cờ: là sổ kế toán được lập teo nguyên tắc kết cấu của bảng đối chiếu số phát sinh kiểu bàn cờ như sổ cái kiểu bàn cờ trong hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. 7.1.3.4 Theo tình hình tổ chức sổ thì sổ kế toán được chia làm 2 loại - Sổ đóng thành quyển: là loại sổ kế toán mà các tờ sổ đã được đóng thành từng tập nhất định. - Sổ tờ rời: là sổ kế toán mà các tờ sổ được để riêng rẽ. 7.1.4 Cách ghi sổ kế toán Giai đoạn 1: Mở sổ: Căn cứ vào số dư trên sổ kế toán cuối năm trước đã được chỉnh lý, kiểm tra để ghi số dư đầu kỳ vào các sổ kế toán năm nay, đồng thời tiến hành đối chiếu, kiểm tra với số liệu ghi trên bảng cân đối kế toán cuối năm trước để đảm bảo tính chính xác của số liệu ghi trên sổ kế toán. Giai đoạn 2: Ghi sổ: Là ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản trong sổ kế toán trên cơ sở của chứng từ gốc. Nếu chứng từ có liên quan đến nhiều sổ kế toán thì phải có sự luân chuyển theo một trình tự hợp lý. Giai đoạn 3: Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán, khoá sổ kế toán là tìm số dư cuối kỳ của các tài khoản và ghi vào sổ kế toán bằng cách cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có rồi tính số dư cuối kỳ. Nguyên tắc lập và đăng ký sổ kế toán: * Đối với sổ đóng thành quyển: + Phải có nhãn hiệu ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày bắt đầu vào sổ và ngày chuyển giao cho cán bộ khác thay. + Đánh dấu trang và giữa hai trang đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán. + Trang cuối sổ phải ghi số lượng trang của sổ, thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng phải ký xác nhận ở trang đầu và trang cuối. * Đối với sổ tờ rời: - 94 - + Đầu mỗi tờ phải ghi: Tên đơn vị kế toán, số thứ tự tờ rời, số hiệu, tên tài khoản, tháng, họ tên cán bộ ghi sổ. + Các tờ rời trước khi dùng phải được thủ trưởng đơn vị ký nhận hoặc đóng dấu cả đơn vị kế toán và ghi vào sổ đăng ký, trong đó ghi rõ số thứ tự, số hiệu, ký hiệu các tài khoản, ngày xuất dùng,... + Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự tài khoản trong các tủ hoặc hộp có khoá và thiết bị cần thiết để tránh mất mát, lẫn lộn. 7.1.5 Cách sửa sai trong sổ kế toán 7.1.5.1 Sửa sai khi sổ kế toán ghi bằng tay Trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau: * Phương pháp cải chính Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thằng xóa bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phái trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: + sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản + sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng. * Phương pháp ghi bổ sung: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn sốt iền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ Ví dụ: Người mua trả tiền cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 58.600.000 đ. Giả sử kế toán đã ghi sổ bằng định khoản; Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 56.800.000đ Có TK: Phải thu của khách hàng: 56.800.000đ Khi phát hiện, kế toán phải ghi bổ sung bằng định khoản: Nợ TK: Tiền gửi ngân hàng: 1.800.000đ Có TK: Phải thu của khách hàng: 1.800.000đ * Phương pháp ghi đỏ (hay phương pháp ghi âm) Phương pháp này dùng đề điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để hủy bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. - 95 - Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: + Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kết oán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính. + Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyển. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kết oán năm phát thiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. + Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi sốt iền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận. *Phương pháp ghi bổ sung Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn sốt iền trên chưgns từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ. 7.1.5.2 Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính -Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm trên máy vi tính. -Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyển thì phải sử chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên má vi tính và ghi chú vào dòng cuối của số kế toán năm có sai sót. - Các trường hợp sử chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Pương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”. 7.1.5.3 Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra. 7.2 Hình thức kế toán (hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán) - 96 - Hình thức kế toán là việc kết hợp các loại sổ kế toán có kết cấu khác nhau theo một trình tự và phương pháp hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh. Theo Chế độ sổ kế toán doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. 7.2.1 Hình thức nhật Ký - sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký -Sổ Cái. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký – Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - 97 - Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký – Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số dư bên Nợ các tài khoản = Tổng số dư bên Có các tài khoản Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái là hình thức đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu. Tuy nhiên, hình thức này không áp dụng được cho những đơn vị quy mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hoạt động phức tạp và sử dụng nhiều tài khoản, không thuận lợi cho phân công lao động kế toán và thường lập báo cáo chậm. - Ưu điểm của hình thức kế toán này là mẫu sổ đơn giản, cách ghi chép, vào sổ đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ đối chiếu kiểm tra. - Nhược điểm của hình thức kế toán này là khó phân công lao động kế toán tổng hợp đối với đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản, có nhiều hoạt động kinh tế, tài chính, mẫu số kế toán tổng hợp sẽ cồng kềnh, không thuận tiện cho việc ghi sổ. - 98 - SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ- SỔ CÁI (2) 7.2.2 Hình thức chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. . Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: – Chứng từ ghi sổ; – Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; – Sổ Cái; – Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Sổ quỹ Chứng từ kế toán Số, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký - sổ cái Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu - 99 - Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. - Ưu điểm: kết cấu mẫu số đơn giản, rõ ràng, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, công việc kế toán được phân công đều trong kỳ. Nó thích hợp với mọi loại hình, qui mô đơn vị kinh tế, thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại. - Nhược điểm: Việc ghi chép trùng lắp, khối lượng công việc ghi chép nhiều, công việc ghi chép, kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng đến thời hạn lập và gửi báo cáo kế toán. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ quỹ Chứng từ gốc Số, thẻ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu - 100 - 7.2.3 Hình thức nhật ký - chứng từ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ, kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản), kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép, sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: – Nhật ký chứng từ; – Bảng kê; – Sổ Cái; – Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_huynh_thi_thanh_dung.pdf