Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận (IFRS for SMEs)

Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện,

trong đó có hội nhập trong lĩnh vực kế toán. Hội nhập về kế toán theo định hướng hội tụ kế

toán quốc tế, sẽ tạo ra được nhiều thông tin hữu ích được công nhận rộng rãi trên phạm vi khu

vực và toàn cầu. Vấn đề tạo ra thông tin hữu ích là vấn đề rất được các doanh nghiệp (DN)

quan tâm, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm hơn 95% trong tổng số DN đang hoạt động trong

nền kinh tế, do vậy việc nghiên cứu quá trình hoà hợp và hội tụ kế toán quốc tế đối với

DNNVV là một yêu cầu có tính cấp thiết cả về mặt học thuật lẫn ứng dụng.

Xuất phát từ tình hình này và cũng xuất phát từ thực tế công tác kế toán của DNNVV

trong thời gian qua, bài viết này tập trung trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc xây

dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận chuẩn mực báo cáo

tài chính (BCTC) quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs).

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận (IFRS for SMEs), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 208 XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN (IFRS FOR SMEs) # PGS.TS. Võ Văn Nhị - TS. Trần Thị Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện, trong đó có hội nhập trong lĩnh vực kế toán. Hội nhập về kế toán theo định hướng hội tụ kế toán quốc tế, sẽ tạo ra được nhiều thông tin hữu ích được công nhận rộng rãi trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vấn đề tạo ra thông tin hữu ích là vấn đề rất được các doanh nghiệp (DN) quan tâm, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm hơn 95% trong tổng số DN đang hoạt động trong nền kinh tế, do vậy việc nghiên cứu quá trình hoà hợp và hội tụ kế toán quốc tế đối với DNNVV là một yêu cầu có tính cấp thiết cả về mặt học thuật lẫn ứng dụng. Xuất phát từ tình hình này và cũng xuất phát từ thực tế công tác kế toán của DNNVV trong thời gian qua, bài viết này tập trung trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs). Tổng quan nghiên cứu Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi có chuẩn mực BCTC quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) vào năm 2009, kế toán DNNVV được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo đó, IFRS for SMEs được cho sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả bản thân DN áp dụng và người sử dụng thông tin kế toán. IFRS for SMEs đã giúp khôi phục và xây dựng lòng tin cho các đối tượng sử dụng về nghề nghiệp kế toán, cải thiện khả năng so sánh và tính minh bạch của BCTC (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012), giúp làm giảm chi phí và thời gian kiểm toán, thông tin kế toán minh bạch hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đối tượng sử dụng thông tin (LJ Stainbank, 2010; Grosu Veronica & Bostan Ionel, 2010; Hana Bohusova, 2011). Không những thế, việc áp dụng IFRS for SMEs còn góp phần giúp nghề nghiệp kế toán phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, cải thiện khả năng cạnh tranh (Adela Deaconu et al, 2012; Kaya, D., & Koch, M., 2015). Chính điều này, mà sau hai năm chính thức ban hành IFRS for SMEs, đã gần 80 quốc gia áp dụng hoặc xây dựng lộ trình áp dụng (Pacter, 2011). Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS for SMEs ở nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với không ít thách thức, có những yêu cầu trình bày của IFRS for SMEs khó áp dụng cho những nước đang phát triển cũng như việc hướng dẫn IFRS for SMEs chưa thật đầy đủ đã gây nhiều khó khăn cho DN (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012). Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều điểm không tương đồng cả về chuẩn mực lẫn thực tiễn vận dụng ở nhiều quốc gia nên việc triển khai áp dụng IFRS for SMEs tại các quốc gia không phải là vấn đề dễ dàng (Cătălin Nicolae n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 209 Albu et al, 2010). Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo cần cẩn trọng trong việc quyết định vận dụng IFRS for SMEs cho các nước đang phát triển. Trên các diễn đàn hiện nay, đang xuất hiện hai luồng quan điểm trái chiều: Một luồng quan điểm cho rằng, việc ban hành IFRS for SMEs là một hướng đi đúng và các quốc gia nên đưa vào áp dụng (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Asuman Atik, 2010; C.E. Anton & A.Trifan, 2011); Một luồng quan điểm trái chiều cho rằng, IFRS for SMEs vẫn còn phải rút gọn, đơn giản hoá hơn nữa mới phù hợp với các đặc điểm của các DNNVV (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Stefan Bunea et al, 2012; Gregory Kenneth Laing, 2012). Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng IFRS for SMEs vào các DNNVV ở Việt Nam cũng được một số học giả đề cập. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải ban hành một bộ chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho DNNVV trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (Chúc Anh Tú, 2010; Mai Ngọc Anh, 2011; Lưu Đức Tuyên, 2012; Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đưa ra những nhận định thông qua phương pháp tổng hợp, suy luận mà chưa có những luận cứ một cách chắc chắn nên các vấn đề đưa ra chưa có tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó, có một vài nghiên cứu cũng đưa ra một số định hướng về việc lập và trình bày hệ thống BCTC theo nhiều cấp độ quy mô DN, nhưng chưa dựa trên nền tảng của của chuẩn mực kế toán mà chỉ mới dựa vào mới quan hệ giữa lợi ích và chi phí (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011; Võ Văn Nhị & Nguyễn Hữu Phú, 2012). Sở dĩ, nghiên cứu ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, là do việc thực hiện kế toán nói chung và kế toán DNNVV nói riêng, còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc tầm vĩ mô, mà những nhân tố này hiện đang là những rào cản cho việc vận dụng hoặc áp dụng IFRS for SMEs và những rào cản này, được xác định là khó vượt qua trong giai đoạn hiện nay. Qua lược khảo các nghiên cứu cho thấy, trước áp lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội tụ kế toán quốc tế nói riêng, thông qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán DNNVV ở Việt Nam. Để từ đó, đưa ra những định hướng có thể vận dụng và tiến tới áp dụng IFRS for SMEs đang là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về mặt học thuật mà còn về mặt ứng dụng, trong điều kiện Việt Nam đang tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, với một số cam kết tuân thủ theo quy định của kế toán quốc tế. Đánh giá thực trạng kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam Hiện nay, DNNVV ở Việt Nam chưa có một bộ chuẩn mực kế toán riêng để áp dụng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã căn cứ vào bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nói chung, để giới hạn một số nội dung nhất định cho DNNVV và xem đó là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng, để thực hiện công tác kế toán tại các DNNVV. Dẫu rằng, việc đưa ra những giới hạn để áp dụng cho DNNVV còn nhiều khiên cưỡng và chưa thật sự phù hợp với điều kiện hoạt động của các DN này, nhưng dù sao nội dung các chuẩn mực đã có những tác dụng nhất định đối với việc thực hành kế toán ở các DNNVV Việt Nam. Thực tế cho thấy, các DNNVV ở Việt Nam, phần lớn là những DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hầu như thực hành kế toán không dựa vào các chuẩn mực đã được ban hành mà chủ n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 210 yếu được thực hiện theo hình thức cầm tay, chỉ việc thông qua việc áp dụng Chế độ kế toán cho DNNVV. Các nhà quản lý cũng như người làm kế toán ở DNNVV hầu như không quan tâm đến chuẩn mực kế toán mà họ chỉ quan tâm đến việc lập ra các báo cáo kế toán được cơ quan chức năng chấp nhận là coi như hoàn thành nhiệm vụ, dù rằng những báo cáo này có tuân thủ quy định trong chuẩn chuẩn mực, chế độ kế toán hay không. Ngay cả việc đào tạo kế toán cho DNNVV ở các cơ sở đào tạo, cũng chỉ dựa vào chế độ kế toán để giảng dạy và hướng dẫn thực hành kế toán chứ chưa gắn với các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Tất cả những điều lý giải trên cho thấy, tại sao đại bộ phận DNNVV ở Việt Nam chỉ biết đến chế độ kế toán và dựa vào chế độ kế toán, để thực hiện công tác kế toán chứ chưa quan tâm nhiều đến chuẩn mực kế toán. Từ thực tế này cho thấy, để có thể ban hành bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam tiến đến áp dụng IFRS for SMEs, còn là một chặng đường dài phải qua nhiều giai đoạn với nhiều cản ngại liên quan đến tập quán thực hành kế toán, không dựa vào quy định và hướng dẫn của chuẩn mực mà chỉ dựa vào những hướng dẫn chi tiết của chế độ kế toán. Điều này, phù hợp với trình độ của các nhà quản lý và người làm kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam hiện nay và tình trạng đó, sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, việc nghiên cứu để xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV trên cơ sở vận dụng IFRS for SMEs tiến đến áp dụng toàn diện IFRS for SMEs đang trở thành một thách thức lớn với các cơ quan chức năng Nhà nước về kế toán, kiểm toán cũng như đối với các nhà nghiên cứu. Thật vậy, DNNVV có rất nhiều cấp độ quy mô, đa dạng về hoạt động kinh doanh, cơ cấu sở hữu chủ yếu là người Việt Nam, đối tượng sử dụng thông tin chỉ tập trung vào các đối tượng cấp tín dụng và cơ quan thuế, yêu cầu kiểm toán không được coi trọng nên việc áp dụng IFRS for SMEs về thực tiễn là không phù hợp vì sẽ gây nhiều trở ngại cho nhà quản lý, người làm kế toán và cũng chưa thật sự cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau trong nền kinh tế. Đây là một thực tế, sẽ còn diễn ra trong nhiều năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập sâu rộng về mọi lĩnh vực trong đó có kế toán, thì việc thực hiện công tác kế toán vận dụng, áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế về lâu dài đang là một vấn đề không thể không thực hiện. Vì thông qua việc áp dụng IFRS for SMEs, sẽ góp phần giúp cho các DNNVV ở Việt Nam tăng cường được năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập để phát triển hoạt động kinh doanh. Chính điều này, tạo ra mâu thuẫn cần phải có giải pháp giải quyết một cách thoả đáng, để trước mắt DNNVV vẫn thực hiện công tác kế toán theo chuẩn mực riêng của Việt Nam, nhưng về lâu dài các DN này tiến tới thực hiện kế toán theo bộ chuẩn mực mới với nội dung áp dụng từng phần và đi đến áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs. Giải pháp định hướng Để có thể từng bước áp dụng IFRS for SMEs cho các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới, theo chúng tôi cần phải thực hiện một số giải pháp có tính định hướng như sau: - Trước mắt, nên chọn một số chuẩn mực của IFRS for SMEs phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam kết hợp với các chuẩn mực hiện tại đang được áp dụng cho DNNVV, để làm căn cứ xây dựng bộ chuẩn mực riêng cho DNNVV. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 211 - Cần ban hành cơ chế quản lý DNNVV theo hướng lấy thông tin kế toán là một trong những cơ sở quan trọng, để đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lý kinh doanh. Thông qua cơ chế này sẽ ràng buộc các nhà quản lý DNNVV cũng như người làm kế toán tuân thủ việc lập, trình bày và công bố BCTC theo đúng quy định, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. - Song song với việc hình thành bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV cũng như việc xây dựng cơ chế quản lý thông tin kế toán DNNVV cần chuyển đổi hệ thống kế toán áp dụng cho DNNVV theo hướng tích hợp, để áp dụng chung cho các loại hình DN trong nền kinh tế, nhưng có những hướng dẫn cụ thể về phạm vi và mức độ áp dụng cho DNNVV một cách thích ứng. - Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một chiến lược phát triển kế toán theo hướng hội nhập, trong đó có việc chú trọng công tác đào tạo kế toán cho DNNVV. Dựa trên chiến lược này, cần có sự phối hợp với các trường Đại học, các tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan hỗ trợ DNNVV tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kế toán theo tinh thần của bộ chuẩn mực kế toán được ban hành và theo hướng tiếp cận với IFRS for SMEs. - Thường xuyên tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học liên quan đến việc tìm hiểu kinh nghiệm về nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng IFRS for SMEs của các nước trên thế giới, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu và ban hành chuẩn mực kế toán theo hướng tiếp cận IFRS for SMEs như đã nói trên phục vụ cho việc giảng dạy cũng như tổ chức thực hiện kế toán cho các DNNVV trong dài hạn. Đồng thời, cần chuẩn bị cho việc biên dịch bộ chuẩn mực IFRS for SMEs để phục vụ cho việc nghiên cứu, soạn thảo và ban hành bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs. Theo chúng tôi, để việc áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs có thể thực hiện được cần một khoảng thời gian khá dài, để tiến hành các bước đệm nói trên và chỉ khi nền kinh tế đã có những chuyển đổi cơ bản phù hợp với đặc tính của nền kinh tế thị trường như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Một số kiến nghị Để đưa công tác kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam vào nền nếp, từng bước tiếp cận và đi đến áp dụng IFRS for SMEs thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý về kế toán nói chung và bộ chuẩn mực áp dụng cho DNNVV nói riêng; Phối hợp trong công tác đào tạo nhân lực về kế toán, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức kế toán để người làm kế toán cũng như các nhà quản lý DNNVV có được những am hiểu cần thiết, để phục vụ tốt cho quá trình quản lý và điều hành DN. - Bộ Tài chính cần sớm tổng kết và đánh giá tình hình kế toán ở các DNNVV trên phạm vi quốc gia để có căn cứ xây dựng chiến lược đào tạo kế toán, chuyển đổi hệ thống kế toán theo hướng tích hợp vào chung một chế độ kế toán áp dụng cho DN, tiến hành xây dựng bộ chuẩn mực kế toán xây dựng cho DNNVV theo hướng tiếp cận IFRS for SMEs. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 212 - Các tổ chức nghề nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cần có nhiều hoạt động thiết thực để giúp Bộ Tài chính có những cơ sở cần thiết cho việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV, soạn thảo và ban hành chế độ kế toán tích hợp cho các DN, đồng thời phải hỗ trợ cho các DNNVV trong việc tiếp cận những thay đổi trong thực hành kế toán theo chế độ kế toán đã được tích hợp và áp dụng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV được ban hành. - Các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học, cần dành một tỷ lệ thích đáng trong nội dung chương trình đào tạo kế toán cho DNNVV, để người được đào tạo có đủ năng lực làm việc tại các DNNVV sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, các trường đại học cũng phải hỗ trợ cho Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu IFRS for SMEs, để làm căn cứ biên soạn và ban hành bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV, cũng như việc chuyển đổi hệ thống kế toán theo hướng tích hợp chung trong một chế độ kế toán. - Các cơ quan hỗ trợ DNNVV cần có những hỗ trợ thiết thực đối với các nhà quản lý DN trong việc tiếp cận những đổi mới về kế toán áp dụng cho DNNVV, để các nhà quản lý DNNVV có nhận thức đúng về IFRS for SMEs và thật sự quan tâm đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Kết luận Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV theo hướng tiếp cận IFRS for SMEs, sau đó tiến đến áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs là một yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế hội nhập và hội tụ kế toán quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV, thì việc nghiên cứu để xây dựng một chế độ kế toán tích hợp cho các loại hình DN trong nền kinh tế cũng là một yêu cầu có tính bức thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và thực hành kế toán ở Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Để thực hiện được các công việc nói trên thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về kế toán, kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan hỗ trợ DNNVV. Tạo được sự phối hợp này thì chắc chắn trong một tương lai không xa, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện và cơ sở để thực hiện kế toán ở các DN Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng, theo đúng lộ trình hội nhập về kế toán mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế.‡ --------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Asuman Atik (2010): SME’s Views on the Adoption and Application of IFRS for SMEs in Turkey, European Research Studies, Volume XIII, Issue (4):19-31. 2. C.E. Anton & A.Trifan (2011), Opinions of the managers of the SMEs in Brasov concerning the need of accounting information offered by the companies that provide accounting services, Bulletin of the Transilvania University of Brasov, Vol.4 (53) No.2: 181-186. 3. Cătălin Nicolae Albu and Nadia Albu, Szilveszter Fekete (2010): The context of the possible IFRS for SMEs implementation in Romania, An exprolatory Study. Accounting And Management Information Systems, vol 9, No.1: 45-71. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 213 4. Fazeena Fazneen Hussain, Priyashni Vandana Chand, Prena Rani (2012), The impact of IFRS for SMEs on the accounting profession: evidence from Fiji, Accounting & Taxation, Vol. 4 No. 2: 107-118. 5. Gregory Kenneth Laing (2012), The Relevance of International Financial Reporting Standards for Small and Medium-sized entities: an Australian case study, International Journal of Accounting and Financial Reporting, ISSN 2162-3082, 2012 Vol.2 No.1:75-82. 6. Hana Bohusova (2011), Adoption of IFRS for SMEs over the world, The Business Review * Cambridge ,Vol.18 No.2, December 2011: 208-214. 7. Ha Van Wyk & J Rossouw (2009): IFRS for SMEs in South Africa: a giant leap for accounting, but too big for smaller entities in general, Meditari Accountancy Research Vol.17 No.1: 99-116. 8. Kaya, D., & Koch, M. (2015). Countries’ adoption of the International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities (IFRS for SMEs)–early empirical evidence. Accounting and Business Research, 45(1), 93-120. 9. LJ Stainbank (2010), An examination of the due process in South Africa which led to the adoption of the draft International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities, Meditari Accountancy Research Vol. 18 No. 2: 57-71. 10. Stefan Bunea, Marian Săcărin & Mihaela Minu (2012), Romanian professional accountants’ perception on the differential financial reporting for small and medium-sized enterprises, Accounting and Management Information Systems, Vol.11, No.1: 27-43. 11. Mai Ngọc Anh (2011), Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV theo thông lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, Số 2, Năm 2011. 12. Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo (2013), Xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV – Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 60 Năm 2013. 13. Đường Nguyễn Hưng (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, Tạp chí kế toán và kiểm toán, Số 10/2012 (109):21-22 & 25. 14. Chúc Anh Tú (2010), Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV, Tạp chí Kế toán, số tháng 10/2010. 15. Lưu Đức Tuyên (2012): Áp dụng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 11 (112), 2012: Trang 41-44. 16. Trần Đình Khôi Nguyên (2011), Cân đối chi phí và lợi ích của thông tin kế toán: Từ chuẩn mực kế toán quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, Tạp chí kế toán & kiểm toán, số 12/2011 (99):10-12,34. 17. Võ Văn Nhị & Nguyễn Hữu Phú (2012), Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_bo_chuan_muc_ke_toan_cho_doanh_nghiep_nho_va_vua_o.pdf
Tài liệu liên quan