Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng dưa hấu, dưa bở

Tên nghề: Trồng dưa hấu, dưa bở

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng dưa hấu, dưa bở”.

Số lượng mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

 

doc46 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng dưa hấu, dưa bở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn trùng) thường gây hại dưa; - Phòng và trừ sâu hại dưa đúng kỹ thuật; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV, sản xuất sản phẩm bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. A. Nội dung 1. Giới thiệu chung về sâu hại 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm 1.3. Côn trùng trong nông nghiệp 2. Phòng trừ một số sâu hại chính hại dưa 2.1. Phòng trừ bọ dưa 2.2. Phòng trừ bọ rùa 2.3. Phòng trừ bọ trĩ 2.4. Phòng trừ rầy mềm (rầy nhớt) 2.5. Phòng trừ ruồi (dòi) đục lá 2.6. Phòng trừ nhện đỏ 2.7. Phòng trừ bọ xít nâu 2.8. Phòng trừ sâu ăn lá 2.9. Phòng trừ sâu ăn tạp B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 04. Phòng trừ bệnh hại Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Xác định đúng triệu chứng của một số bệnh thường gây hại dưa; - Phòng và trừ bệnh hại dưa đúng kỹ thuật; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV, sản xuất sản phẩm bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. A. Nội dung 1. Khái niệm về bệnh hại cây dưa 2. Phòng trừ một số bệnh hại chính cho dưa 2.1. Phòng trừ bệnh héo cây con - héo khô 2.2. Phòng trừ bệnh đốm lá - chảy nhựa thân 2.3. Phòng trừ bệnh đốm phấn - sương mai 2.4. Phòng trừ bệnh thán thư - đén 2.5. Phòng trừ bệnh ghẻ 2.6. Phòng trừ bệnh phấn trắng 2.7. Phòng trừ bệnh thối rễ - héo dây 2.8. Phòng trừ bệnh héo xanh 2.9. Phòng trừ bệnh héo vi khuẩn, đốm góc cạnh 2.10. Phòng trừ bệnh khảm B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 05. Phòng trừ dịch hại khác Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách phòng và trừ cỏ dại, chuột, kiến, mối hại dưa; - Phòng và trừ cỏ dại, chuột, kiến, mối hại dưa đúng kỹ thuật. - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV, sản xuất sản phẩm bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. A. Nội dung 1. Phòng và trừ cỏ dại trong ruộng dưa 1.1. Tác hại của cỏ dại 1.2. Phòng và trừ cỏ dại 2. Phòng và trừ kiến, mối, chuột hại dưa 2.1. Phòng và trừ kiến hại dưa 2.2. Phòng và trừ mối hại dưa 2.3. Phòng và trừ chuột hại dưa B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun Quản lý dịch hại trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng dưa hấu, dưa bở. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh, mẫu vật sâu, bệnh, cỏ dại, thiên địch, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn Phòng trừ dịch hại cho dưa hấu, dưa bở; 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho 30-35 người. - Tối thiểu cần 2.500 m2 ruộng trồng dưa hấu/dưa bở có cỏ dại, bị sâu, bệnh, bị kiến, mối hại. Ruộng này có thể thuê hay mượn của cơ sở trồng dưa hấu, dưa bở ở gần nơi tổ chức lớp học. - Các dụng cụ giản đơn như liềm, dao làm cỏ, đồ bảo hộ lao động đủ dùng cho lớp học có từ 30 - 35 người thực hành công việc (các dụng cụ đơn giản này có thể dùng được nhiều lần), nếu giảng dạy cùng với mô đun khác đã có những dụng cụ này thì dùng kết hợp, chỉ cần bổ sung những dụng cụ đã hỏng hay những dụng cụ dùng một lần như khẩu trang, gang tay... - Máy cắt cỏ; Bình phun thuốc và dụng cụ dùng để pha thuốc kèm theo, mỗi loại cần 5 bộ (nếu giảng dạy cùng với mô đun khác đã có những dụng cụ này thì dùng kết hợp). - Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, sâu, bệnh, kiến, mối, chuột) để phòng trừ dịch hại đủ dùng cho 2.500m2. 4. Điều kiện khác - Trợ giảng: Một giáo viên trợ giảng dạy thực hành. - Bảo hộ: Mô đun này bắt buộc phải có kính, mũ (hay mặt nạ), quần áo, gang tay bảo hộ lao động cho học viên khi thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Kiểm tra định kỳ - Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành nên giao cho từng cá nhân thực hiện riêng rẽ. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành. b) Kiểm tra kết thúc mô đun: Chọn một trong hai phương pháp sau: - Kiểm tra lý thuyết, kỹ năng nghề: + Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp. + Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành. - Kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành: Bài kiểm tra tích hợp có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài kiểm tra tích hợp, giáo viên kết hợp giữa đánh giá kiến thức nghề của học viên thông qua trao đổi về quá trình thực hiện sản phẩm với kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện, chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp/trắc nghiệm về cách phòng và trừ cỏ dại, sâu, bệnh thường có trong ruộng dưa; Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; - Thực hành: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua sản phẩm thực hành về một trong những công việc như xác định cỏ dại, sâu, bệnh trong ruộng dưa; Chọn phương pháp phòng và trừ; Chọn thuốc, tính thuốc, pha thuốc và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Phòng trừ dịch hại áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Phòng trừ dịch hại có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho vùng sản xuất có trồng dưa hấu, dưa bở trên cả nước. Khi trồng dưa hấu, dưa bở ở các vùng miền khác nhau cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: phun thuốc = xịt thuốc; liềm = lưỡi hái, làm cỏ = mần cỏ, xà bông = xà phòng ... - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn về Phòng trừ dịch hại cho dưa để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên làm mẫu hay mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong các bài thực hành về xác định sâu, bệnh hại, chọn thuốc, thực hiện phòng trừ cỏ dại, sâu, bệnh hại, phòng trừ tổng hợp cho ruộng dưa ... Giáo viên đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia nhóm học viên hay từng học viên để thực hiện bài thực hành cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Cần chú ý nội dung cách phòng cỏ dại, sâu, bệnh và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hay có nguồn gốc sinh học. - Phần thực hành: Xác định đúng dịch hại trên dưa hấu, dưa bở, chọn cách phòng trừ, chọn thuốc phòng trừ dịch hại và bảo vệ thiên địch. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Phạm Hồng Cúc, 2001. Kỹ thuật trồng dưa hấu. Nxb. Nông nghiệp. 2. Trần Khắc Thi và cộng sự, 2012. Rau ăn quả (trồng rau an toàn chất lượng cao). Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012. 3. Báo NN Việt Nam, ngày 23/5/2011, Giống dưa bở vàng thơm số 1. 4. Thư viện điện tử KH&CN Quảng Trị-Kỹ thuật trồng dưa bở, ngày 20/3/2013. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch và tiêu thụ Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: TRỒNG DƯA HẤU, DƯA BỞ CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 56 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 44 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun ”Thu hoạch và tiêu thụ” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng dưa hấu, dưa bở, được giảng dạy sau tất cả các mô đun khác trong chương trình. Mô đun được giảng sau cùng khi học viên học xong các mô đun khác của chương trình. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề quan trọng trong chương trình; tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành để thu hoạch dưa. Nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có trồng dưa và có ruộng dưa đang vào dịp thu hoạch để kết hợp giảng dạy hay thuê/mượn ruộng dưa và dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức: Trình bày được cách chuẩn bị thu hoạch, thu hoạch, phân loại, sơ bảo quản và tiêu thụ, tính hiệu quả trồng dưa. 2. Kỹ năng: + Thực hiện các công việc chuẩn bị thu hoạch, thu hoạch, phân loại, sơ bảo quản dưa sau thu hoạch đúng kỹ thuật. + Tính được chênh lệch thu-chi trong một vụ trồng dưa. 3. Thái độ: Có trách nhiệm khi cung cấp sản phẩm ra thị trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (Giờ chuẩn) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Chuẩn bị thu hoạch 12 2 10 2 Thu hoạch 16 2 12 2 3 Phân loại và sơ bảo quản 12 2 10 4 Tiêu thụ và tính hiệu quả trồng dưa 12 2 10 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 56 8 42 6 Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 01. Chuẩn bị thu hoạch Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách chuẩn bị dụng cụ, nhân công và cách xác định ngày thu hoạch, chọn nơi tiêu thụ, chọn phương thức tiêu thụ dưa; - Chuẩn bị đủ dụng cụ, nhân công, xác định được ngày thu hoạch, chọn được nơi tiêu thụ và tiêu thụ phù hợp với điều kiện trồng dưa thực tế. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ, nhân công để thu hoạch 2. Chuẩn bị tiêu thụ 3. Xác định thời điểm thu hoạch B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 02: Thu hoạch Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày kỹ thuật thu và gom quả dưa về nơi bảo quản; - Thu và gom quả dưa về nơi bảo quản đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Thu quả 2. Gom quả 3. Xếp quả vào vị trí tập kết quả B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 03. Phân loại và sơ bảo quản Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các loại dưa hấu, dưa bở và cách xếp đặt sau khi phân loại; - Phân đúng các loại, sắp đặt riêng từng loại và bảo quản, xử lý trong khi bảo quản đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định các loại quả 2. Phân loại quả 3. Xếp riêng các loại quả sau phân loại 4. Sơ bảo quản 5. Kiểm tra trong quá trình sơ bảo quản 6. Xử lý những bất thường trong khi sơ bảo quản B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 04. Tiêu thụ và tính hiệu quả trồng dưa Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách tiêu thụ dưa, tính tổng chi phí, tổng thu và tính chênh lệch thu-chi của một vụ trồng dưa; - Cân dưa để bán, ghi chép, tính số lượng dưa, tính tiền, thu tiền rõ ràng, sòng phẳng với bên mua và tính đúng tổng chi phí, tổng thu, chênh lệch thu-chi trong một vụ trồng dưa; - Có trách nhiệm về chất lượng quả khi khi cung cấp dưa ra thị trường. A. Nội dung 1. Tiêu thụ dưa 2. Tính hiệu quả trồng dưa B. Các câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun Thu hoạch và tiêu thụ trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng dưa hấu, dưa bở. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: 01 bộ máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn thu hoạch và tiêu thụ dưa 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho 30-35 người. - Tối thiểu cần 500 m2 ruộng dưa ở giai đoạn cho thu hoạch (có thể thuê/mượn của cơ sở trồng dưa ở gần nơi tổ chức lớp học); - Các dụng cụ giản đơn như dao, kéo, thúng, rổ, đủ dùng cho lớp học thực hành trên 500 m2. Cân các loại (cân được từ 5-100 kg) cần 3 bộ. Lán/nhà để dưa sau thu hoạch có diện tích 20 m2. 4. Điều kiện khác: Một giáo viên (hay chuyên gia, lao động lành nghề) hỗ trợ để dạy thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Kiểm tra định kỳ - Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp. - Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành nên giao cho từng cá nhân thực hiện riêng rẽ. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành. b) Kiểm tra kết thúc mô đun: Chọn một trong hai phương pháp sau: - Kiểm tra lý thuyết, kỹ năng nghề: + Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp. + Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành. - Kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành: Bài kiểm tra tích hợp có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài kiểm tra tích hợp, giáo viên kết hợp giữa đánh giá kiến thức nghề của học viên thông qua trao đổi về quá trình thực hiện sản phẩm với kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện, chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp trao đổi về cách chuẩn bị thu hoạch, kỹ thuật thu hoạch và phân loại, bảo quản, tiêu thụ dưa. - Thực hành: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua sản phẩm thực hành về một trong những công việc như chuẩn bị thu hoạch; Thu hoạch, phân loai, sơ bảo quản và tính chênh lêch thu chi trong trồng dưa. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất có trồng dưa hấu, dưa bở nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương; ví dụ: thu hoạch = thu quả, hái quả, hái trái, thu trái; quả chín = trái chín, tiêu thụ = bán ... - Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu; - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm khi tiếp xúc với trang thiết bị và dụng cụ lao động và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy cả lý thuyết và thực hành. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia, dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên làm mẫu hay mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong các bài thực hành về chuẩn bị thu hoạch, thu hoạch, phân loại và sơ bảo quản dưa sau thu hoạch... Giáo viên đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia nhóm học viên hay từng học viên để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Kỹ thuật thu hoạch dưa. - Phần thực hành: Thu hoạch dưa và tính chênh lệch thu - chi khi trồng dưa. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Phạm Hồng Cúc, 2001. Kỹ thuật trồng dưa hấu. Nxb. Nông nghiệp. 2. Trần Khắc Thi và cộng sự, 2012. Rau ăn quả (trồng rau an toàn chất lượng cao). Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012. 3. Báo NN Việt Nam, ngày 23/5/2011, Giống dưa bở vàng thơm số 1. 4. Thư viện điện tử KH&CN Quảng Trị-Kỹ thuật trồng dưa bở, ngày 20/3/2013. BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC, XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH CHO NGHỀ “TRỒNG DƯA HẤU, DƯA BỞ” (Kèm theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Trần Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Bạc Liêu./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG DƯA HẤU, DƯA BỞ (Kèm theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thư ký: Bà Trần Thanh Nhạn, Chuyên viên Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Tuấn Điệp, Trưởng phòng Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang - Ông Hà Trí Trực, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Văn Tính, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, TP. Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_nghe_trong_dua_hau_dua.doc