Chuyển đổi số và thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học: Cách tiếp cận mới và kinh nghiệm từ trường Đại học Văn Lang

Thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục nói chung, tiếp cận giáo dục đại học nói riêng,

là điều kiện căn bản để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển bền vững. Cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 với công cuộc chuyển đổi số trong những năm gần đây là một

nhân tố mới góp phần định hình lại tổ chức giáo dục đại học. Bài viết này chỉ ra rằng

việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học có thể tạo ra đột phá trong việc thúc đẩy

bình đẳng trong giáo dục ở hai phương diện: tăng cường sự tiếp cận của người học,

đặc biệt là thành phần yếu thế; và nâng cao chất lượng đào tạo nhờ khai thác sức

mạnh công nghệ. Bài viết cũng chia sẻ định hướng và một số kinh nghiệm bước đầu

về chuyển đối số của Trường Đại học Văn Lang, và đưa ra một số khuyến nghị chính

sách để đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục của Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyển đổi số và thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học: Cách tiếp cận mới và kinh nghiệm từ trường Đại học Văn Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: CÁCH TIẾP CẬN MỚI VÀ KINH NGHIỆM TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG TS. Nguyễn Cao Trí* Tóm tắt: Thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục nói chung, tiếp cận giáo dục đại học nói riêng, là điều kiện căn bản để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển bền vững. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với công cuộc chuyển đổi số trong những năm gần đây là một nhân tố mới góp phần định hình lại tổ chức giáo dục đại học. Bài viết này chỉ ra rằng việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học có thể tạo ra đột phá trong việc thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục ở hai phương diện: tăng cường sự tiếp cận của người học, đặc biệt là thành phần yếu thế; và nâng cao chất lượng đào tạo nhờ khai thác sức mạnh công nghệ. Bài viết cũng chia sẻ định hướng và một số kinh nghiệm bước đầu về chuyển đối số của Trường Đại học Văn Lang, và đưa ra một số khuyến nghị chính sách để đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục của Việt Nam. Từ khoá: bình đẳng trong giáo dục; chuyển đổi số; Trường Đại học Văn Lang 1. Đặt vấn đề Tăng cường tiếp cận giáo dục là một trong những phương thức hữu hiệu và bền vững nhất để đẩy lùi đói nghèo cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nhiều nghiên cứu từ hơn nửa thế kỷ qua chỉ ra rằng đầu tư vào giáo dục đại học mang lại lợi ích ngày càng lớn; và suất sinh lợi này lớn hơn ở những nước đang phát triển so với ở những nước phát triển (Psacharopoulos&Patrinos, 2018). Các nghiên cứu cũng cho thấy giáo dục, y tế và dinh dưỡng là những vấn đề trọng yếu cho phát triển, và việc tiếp cận được các yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho sự dịch chuyển kinh tế và xã hội của các thành phần yếu thế (Dolton et al., 2009). Ngược lại, bất bình đẳng trong giáo dục sẽ dẫn tới bất bình đẳng kinh tế và xã hội, tạo thành một vòng lẩn quẩn (vicious cycle) kìm hãm tăng trưởng và phát triển của một quốc gia (Ranis et al., 2000). Vì thế, vấn đề của các nhà hoạch định chính sách ở một nước đang phát triển như Việt Nam không chỉ là đảm bảo một mức đầu tư thoả đáng cho giáo dục và ngày * Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang, Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 104 càng nâng cao hiệu quả của khoản đầu tư này, mà còn là làm thế nào để giúp học sinh, đặc biệt các em xuất thân từ các thành phần yếu thế, được học lên và tốt nghiệp đại học. Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đã đặt ra năm 2015, mục tiêu số 10 hướng đến giảm bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia, trong đó nhấn mạnh “bảo đảm bình đẳng cơ hội và giảm thiểu những bất bình đẳng về kết quả, bao gồm việc loại bỏ các đạo luật, chính sách và tập quán phân biệt đối xử, thúc đẩy các pháp luật, chính sách và các hành động thích hợp trong vấn đề này”. Điều đáng lưu ý là điều kiện công nghệ đang thay đổi nhanh chóng trong hai thập niên vừa qua có tác động đến mọi mặt của xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những bất định của điều kiện kinh tế xã hội như dịch Covid-19 năm qua, đang định hình lại vai trò và tổ chức hoạt động của các đại học. Điều này dẫn đến một số thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội đột phá trong giáo dục đại học. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của chuyển đổi số đến nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học, một số kinh nghiệm ban đầu từ Trường Đại học Văn Lang, và đưa ra các khuyến nghị chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số và bình đẳng trong giáo dục đại học. Phần 2 thảo luận vai trò của công nghệ số trong việc giảm bất bình đẳng trong giáo dục. Phần 3 chia sẻ một số kinh nghiệm và định hướng về chuyển đối số của Trường Đại học Văn Lang. Phần 4 đưa ra một số khuyến nghị để đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục. Phần 5 kết luận bài viết. 2. Vai trò của chuyển đổi số trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học Những tiến bộ công nghệ vượt bậc mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cá nhân, xã hội và nghề nghiệp, tạo ra sự thay đổi trong nhu cầu về kiến thức và kỹ năng của cả người học và người dạy, cũng như mở rộng khả năng giảng dạy và học tập. Về công nghệ giảng dạy hiện đại, có thể nói nguồn lực lớn nhất cho đến nay là Internet với việc chia sẻ một nền tảng trực tuyến có chi phí ngày càng thấp. Nếu vài năm trước đây, giảng dạy và học tập trực tuyến được cân nhắc như một lựa chọn, thì từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nó nhanh chóng trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu. Ở các nước ASEAN, Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số đi nhanh hơn so với dự kiến ban đầu trong nhiều lĩnh vực, trong 105 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đó có giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo các nước ASEAN gần đây cũng cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy chuyển đổi số.1 Việc chuyển đổi số trong đào tạo có thể tạo đột phá trong việc thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục ở hai khía cạnh: tăng cường sự tiếp cận và nâng cao chất lượng đào tạo với chi phí mà ở mức đó trước đây người học khó có thể nhận được chất lượng như vậy. Ở quy mô xã hội, công nghệ số giúp thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong tiếp cận cơ hội học tập. Học sinh ở vùng sâu vùng xa và thu nhập thấp thường gặp khó khăn trong tiếp cận đại học do thiếu thông tin, tài chính hay những điều kiện khác (Schneider &Guan, 2016; Carter, 2016). Tiếp cận các khoá học trực tuyến có thể giúp khắc phục phần nào hạn chế này. Những năm gần đây, rất nhiều nền tảng học trực tuyến cho phép người học ở khắp nơi trên thế giới truy cập để học tập với chi phí thấp hoặc miễn phí. Theo xu hướng này, các trường đại học sẽ nhanh chóng phát triển những chương trình đào tạo linh hoạt phù hợp theo nhu cầu của người học trên nền tảng trực tuyến khi khuôn khổ pháp lý cho phép. Ở quy mô trường đại học, chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả đào tạo cho người dạy và người học, cải thiện chất lượng và hiệu quả vận hành của trường trên các phương diện sau: Thứ nhất, công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình cập nhật và truyền tải thông tin giữa giảng viên và học viên, và giữa học viên với nhau. Hãy hình dung giảng viên thấy một thông tin hữu ích ở bản tin mà họ đọc trên điện thoại di động và họ muốn đặt vấn đề thảo luận với học viên vào ngay ngày hôm sau, họ có thể chia sẻ ngay lập tức với cả lớp. Điều này cũng diễn ra tương tự giữa người học với nhau. Thứ hai, nền tảng trực tuyến cho phép phá bỏ rào cản địa lý vốn là hạn chế của đại đa số sinh viên và giảng viên ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Giờ đây, sinh viên có thể truy cập các video trực tuyến cung cấp hướng dẫn về nhiều chủ đề ở các mức kỹ năng khác nhau và tham gia vào các hội nghị truyền hình thời gian thực với giảng viên ở trong hay ngoài nước. Công nghệ này còn mở rộng cơ hội cho sự phát triển chuyên môn của giáo viên, cho phép các giáo viên mới vào nghề nhận được sự cố vấn từ các giáo viên bậc thầy ở bất kể khoảng cách nào (Dede, 2006). Với việc giảng dạy và học tập trực tuyến, người học trên thế giới và Việt Nam có quyền tối đa trong việc chọn “nhà cung cấp” cho bản thân, thậm chí từ các trường hàng đầu thế giới trong khối Ivy League của Mỹ. Người học cũng có thể dễ dàng tiếp cận bài giảng của các giáo sư hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực. Điều này 1 https://asean.org/asean-education-ministers-call-digital-transformation-education/ KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 106 trước đây vốn chỉ dành cho học viên có điều kiện tài chính thì nay đã trở nên khả thi cho đa số sinh viên bình thường. Thứ ba, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục thúc đẩy sự thay đổi, tự chủ, tính linh hoạt và gia tăng năng lực cạnh tranh của cả người học và người dạy. Giảng viên bắt đầu phải xác định lại thế mạnh của mình về chuyên môn và phương pháp truyền đạt, và phải so mình với những giáo sư hàng đầu thế giới để tìm cho mình phương pháp giảng dạy năng động, phù hợp và thực tế hơn, có thể tập trung hơn vào hướng dẫn hoạt động ứng dụng hay thực hành. Giảng viên chuyển vai trò từ cung cấp kiến thức sang xúc tác, điều phối, hướng dẫn người học đánh giá chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, định hướng cho người học tự tìm đến những cách hiểu mới. Như vậy, việc giảng dạy trực tuyến đòi hỏi người dạy phải thay đổi. Mặt khác, các ứng dụng công nghệ và nền tảng học trực tuyến cùng mạng xã hội cho phép người học trên toàn thế giới tăng cường kết nối và trao đổi học thuật, ý tưởng học tập, bí quyết, công nghệ, phát triển kinh doanh Thông qua học tập trên nền tảng kỹ thuật số, sinh viên có thể tự chủ hơn về cách học, hay nói cách khác, đây thực sự là cơ hội để phát triển các kỹ năng tự nhận thức và quản lý bản thân, và từ đây xuất hiện quá trình “cá nhân hoá việc học” (personalized learning). 3. Chuyển đổi số tại Văn Lang: một số kinh nghiệm bước đầu Trường Đại học Văn Lang đã xác định tầm nhìn phát triển thành một hệ sinh thái giáo dục đào tạo dựa trên nền tảng số trước khi sự kiện dịch Covid-19 xảy ra. Nhà trường nhận thức rằng chuyển đổi số bắt đầu từ thay đổi tư duy về một mô hình mới, trước khi đi vào thiết kế những chương trình hành động cụ thể. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu hiện nay cho thấy các điều kiện về kinh tế, xã hội, công nghệ của Việt Nam và thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng và tiềm ẩn nhiều bất định, đòi hỏi chúng ta phải tư duy lại về giáo dục cũng như vai trò và tổ chức của đại học. Chúng tôi nhận thấy rằng trường đại học phải là một thực thể mở, sống động, là nơi kết nối, hội tụ, chia sẻ tri thức trong cộng đồng và toàn cầu, trong đó các quá trình học tập, tương tác cơ bản dựa trên nền tảng số hoá. Khi đó, sinh viên chủ động cá nhân hoá quá trình học tập, với tất cả trải nghiệm của đời sống sinh viên đều là một phần tất yếu của quá trình đào tạo: việc học tập trên lớp ở trường theo cách truyền thống chỉ còn là một phần nhỏ; việc học trực tuyến với giảng viên trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động ngoại khoá, nghề nghiệp gắn với cộng đồng, doanh nghiệp là phần lớn của quá trình đào tạo. Theo hướng đó, trong quy hoạch khu phức hợp đại học của Văn Lang, diện tích phòng học chỉ chiếm khoảng 25% tổng diện tích xây dựng; phần còn lại là các không gian mở, không gian học tự do (co-working space), không gian xanh và thể thao, 107 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG không gian khám phá và thử nghiệm Điều này làm gia tăng khả năng chủ động tự tìm tòi và hoạch định kế hoạch của sinh viên và giảng viên. Về vận hành, chúng tôi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) quản lý tích hợp tất cả các hoạt động của Nhà trường. Về đào tạo, để đối phó dịch Covid-19, Văn Lang đã nhanh chóng chuyển sang dạy trực tuyến và đảm bảo quá trình giảng dạy - học tập diễn ra liên tục. Song song với phát triển giảng dạy trực tuyến, Trường đẩy mạnh kế hoạch số hoá hoàn toàn kho học liệu và phát triển thư viện số gắn kết với các nguồn học liệu tiên tiến trên thế giới. Nhà trường xác định đây là hướng đi chiến lược và là mô hình dạy - học chủ đạo trong tương lai. Để đáp ứng yêu cầu này, Nhà trường tập trung vào hai nỗ lực: xây dựng năng lực giảng dạy trực tuyến cho tất cả giảng viên; điều chỉnh lại nội dung và phương pháp truyền tải qua hình thức trực tuyến cho từng môn học. Nhà trường xây dựng kế hoạch thử nghiệm các phương thức đào tạo mới đột phá nếu có cơ chế cho phép, ví dụ như rút ngắn giảng dạy một môn từ 15 tuần xuống dưới 5 tuần kết hợp với hoạt động trải nghiệm thực tế mà vẫn đảm bảo đạt chuẩn đầu ra của môn học. Chúng tôi tin rằng việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ tạo điều kiện cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học đại học. Như đã bàn ở phần 2, bằng cách khai thác sức mạnh công nghệ, trường đại học có thể thúc đẩy sự bình đẳng giáo dục bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo người học được thụ hưởng so với chi phí bỏ ra. Văn Lang đang cố gắng từng bước thực hiện theo hướng này. Cho mỗi một môn học, chúng tôi đặt mục tiêu mời được giảng viên từ các trường tốt nước ngoài giảng ít nhất một buổi hay một chuyên đề thông qua hình thức dạy trực tuyến. Chính phương thức giảng dạy trực tuyến, được xúc tác bởi dịch Covid-19, làm cho điều này khả thi hơn trong tình hình hiện nay. 4. Một số khuyến nghị để đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy bình đẳngtrong giáo dục Ngày 3 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ- TTg về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam là “trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 108 Cũng trong Quyết định này, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục được nhấn mạnh là “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hoá tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hoá. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.” (Chính phủ, 2020). Để thực hiện được những điều này, một trong những việc cần làm đầu tiên là rà soát, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp cản trở việc chuyển đổi số, ví dụ như quy định về tỷ lệ diện tích sàn xây dựng cơ sở giáo dục trên một người học, quy định về tỷ lệ số sinh viên trên giảng đường, hay quy định về mức trần của tỷ lệ dạy trực tuyến trong chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà nước và Bộ Giáo dục & Đào tạo cần hỗ trợ các trường đại học với cơ chế tài chính và các khung khổ hướng dẫn chung cho quá trình chuyển đổi số như xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng khả năng tương tác và sự linh hoạt cho người học trong môi trường học tập thực - ảo, số hoá học liệu, phát triển thư viện số, xây dựng lại khung năng lực giáo viên - giảng viên - cán bộ quản lý. Một yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công của chuyển đổi số là giảng viên, nghĩa là người điều phối quá trình dạy - học trực tuyến. Công nghệ chỉ phát huy sự linh hoạt và tính sáng tạo của con người trong quá trình dạy - học trực tuyến, phủ rộng đối tượng hưởng lợi, giảm chi phí đầu tư cho giáo dục, nhưng không thể thay thế yếu tố con người. Việc đầu tư cho nền tảng số phải luôn đi kèm với đào tạo và phát triển giảng viên ở cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Một điều lưu ý là, để tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc chuyển đổi số trong giai đoạn đầu, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ các trường tiên phong, đặc biệt là khối cơ sở giáo dục ngoài công lập vì với cơ chế tự chủ thích ứng nhanh, các trường này thành công sẽ là hình mẫu thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số chung trong giáo dục của cả nước. Nhà nước cũng nên mạnh dạn cho phép một số trường đại học đi tiên phong trong chuyển đổi số thử nghiệm các mô hình đào tạo mới đột phá, như mô hình đào tạo rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo nội dung và đạt chuẩn đầu ra. Dưới góc độ thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục, một kiến nghị cụ thể là Nhà nước cần xây dựng một nền tương tác (platform) để gắn kết học sinh phổ thông (và phụ huynh) với các trường đại học; thông qua đó sẽ giúp phụ huynh và học sinh, đặc biệt là thành phần yếu thế ở vùng sâu vùng xa, có điều kiện tiếp cận sớm các thông tin 109 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG về trường đại học, chương trình đào tạo, chính sách hỗ trợ tài chính, triển vọng việc làm, nghề nghiệp, từ đó các em có động lực học đại học lớn hơn, cũng như lựa chọn ngành phù hợp. Nghiên cứu tổng kết của Herbaut & Koen (2019) chỉ ra rằng, để tăng tỷ lệ tiếp cận đại học, cần thực hiện hiệu quả các chính sách tiếp cận cộng đồng sâu rộng hơn. Mục tiêu là để thông tin cho học sinh cuối cấp trung học về việc theo học đại học, giúp các em nâng cao khát vọng học đại học, cũng như nắm bắt thông tin về chương trình và thủ tục cần thiết. 5. Kết luận Thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục, đặc biệt là tiếp cận giáo dục đại học, là nền tảng căn bản để tăng trưởng và phát triển bền vững. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra có tác động mạnh mẽ đến giáo dục, đặc biệt là định hình lại mô hình và tổ chức của đại học; trong đó, việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học có thể tạo ra đột phá trong việc thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục ở hai phương diện: tăng cường sự tiếp cận của người học, đặc biệt là thành phần yếu thế; và nâng cao chất lượng đào tạo với chi phí tương đương nhờ khai thác sức mạnh công nghệ. Trường Đại học Văn Lang đang đi tiên phong trong nắm bắt xu thế này. Để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số hướng đến bình đẳng trong giáo dục, Nhà nước và Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có những ưu tiên chính sách sau: (1) Rà soát, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp cản trở việc chuyển đổi số; (2) Hỗ trợ các trường đại học với cơ chế tài chính và các khung khổ hướng dẫn chung cho quá trình chuyển đổi số, trong đó ưu tiên các trường đi tiên phong không phân biệt công hay tư; (3) Cho phép một số trường đại học đi tiên phong trong chuyển đổi số thử nghiệm các mô hình đào tạo mới đột phá; (4) Xây dựng một nền tương tác (platform) để gắn kết học sinh phổ thông và phụ huynh với các trường đại học nhằm tăng động lực và sự tiếp cận đại học của học sinh, đặc biệt đối với các em thuộc thành phần yếu thế trong xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carter, P. L. (2016). Educational equality is a multifaceted issue: Why we mustunderstand the school’s sociocultural context for student achievement. The Russell Sage Foundation Journal of the Social Sciences, 2(5). 2. Chính phủ (2000). Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 110 3. Dede, C. (2006). Online professional development for teachers: Emerging models andmethods. Cambridge, Mass.: Harvard Education Press. 4. Dolton, P., Asplund, R., Barth, E. (2009). Education and inequality across Europe. Cheltenham, UK. 5. Herbaut, E.&Koen, G. (2019). What Works to Reduce Inequalities in Higher Education? A Systematic Review of the (Quasi-) Experimental Literature on Outreach and Financial Aid. Policy Research Working Paper, No. 8802. World Bank, Washington, DC. 6. Psacharopoulos, G. & Patrinos, H. A. (2018). Returns to investment in education: a decennial review of the global literature. Policy Research Working Paper, No. 8402. World Bank, Washington, D.C. 7. Ranis, G., Steward, F. & Ramirez, A. (2000). Economic growth and humandevelopment. World Development, 28 (2), 197-219. 8. Schneider, B. & Guan, S. (2016). Racial and ethnic gaps in postsecondary aspirationsand enrollment. The Russell Sage Foundation Journal of the Social Sciences, 2 (5).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_doi_so_va_thuc_day_binh_dang_trong_giao_duc_dai_hoc_c.pdf
Tài liệu liên quan