Đề tài Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng.

2. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên).

3. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.

4. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.

5. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.

 

doc20 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- thư viện cùng tổ trưởng lập danh mục đồ dùng dạy học hiện có. Trong đó thể hiện rõ tên đồ dùng, phục vụ cho bài dạy nào? Tiết nào? Tuần nào? Môn nào? Phát cho tất cả giáo viên, BGH. BGH căn cứ vào danh mục đó kiểm tra đột xuất xem giáo viên có mượn, sử dụng đồ dùng dạy học có mượn không. Nếu có đồ dùng mà giáo viên không được sử dụng, BGH sẽ lập biên bản nhắc nhở. Hàng tuần họp bột tứ mở rộng với cán bộ thư viện- thiết bị báo cáo tình hình mượn, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, đồ dùng học tập của học sinh. BGH khuyến khích giáo viên làm các đồ dùng dạy học đơn giản để phục vụ cho tiết dạy của mình, tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm. BGH tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy tính, truy cập Internet,… 7. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn: - Cũng như công tác kiểm tra, việc đánh giá nhằm mục đích hướng dẫn, điều chỉnh va thúc đẩy, kích thích năng lực vốn có của mỗi giáo viên. - Đánh giá là khâu cuối cùng của công tác kiểm tra, do đó công tác kiểm tra và đánh giá phải thực hiện đồng thời, là khâu đặc biệt quan trọng của chu trình quản lý. - Việc đánh giá phải thực hiện theo đúng quy trình sau: + Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức đánh giá: + Xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá phải khoa học và phù hợp với điều kiện của nhà trường. + Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá. + Tiến hành đánh giá. + Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận. - Nội dung đánh giá. + Trình độ nghiệp vụ: nhằm đánh giá năng lực, tài năng của giáo viên và được xem xét trên hai mặt: trình độ nắm kiến thức, kỹ năng giảng dạy; nắm được yêu cầu của từng bài dạy và toàn bộ chương trình; trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục. + Thực hiện quy chế chuyên môn: bao gồm việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và chấm trả bài; sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm, cải tiến đồ dùng dạy học; thực hành các tiết thực hành theo phân phối chương trình; đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; bồi dưỡng kiến thức văn hóa, nghiệp vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục. + Kết quả giảng dạy: thông qua kết quả học tập của học sinh qua các lần kiểm tra chung của các khối lớp; các kết quả lên lớp và quan trọng hơn là kết quả học sinh thi đỗ vào lớp 10. Trong công tác kiểm tra đánh giá giáo viên, BGH chỉ đạo các tổ phải thống nhất các tiêu chí đánh giá, xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá một cách khoa học. Để làm tốt công tác này thì trước hết BGH dựa vào các cơ sở pháp lý dự thảo các tiêu chí, chuẩn và đánh giá theo thang điểm, sau đó chuyển đến các tổ đóng góp ý kiến và cuối cùng trong cuộc họp hội đồng thi đua khen thưởng thống nhất các tiêu chí, chuẩn và thang điểm đánh giá. Khi các quy định này đã ban hành thì buộc các tổ, các giáo viên phải nghiêm túc thực hiện. 8. Kết quả đạt được: Qua thời gian thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy giáo viên nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Sinh hoạt tổ chuyên môn, chất lượng tổ chức chuyên đề, thao giảng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn. Năm học 2011- 2012 học sinh thi vào lớp 10 trường THPT Ngã Sáu đã đạt được kế quả như sau: Năm học Số lượng HS thi vào lớp 10 Số lượng HS không đỗ lớp 10 Tỉ lệ 2008- 2009 168 51 30,35% 2009-2010 165 46 27,87% 2010-2011 171 40 23,39% 2011- 2012 159 9 5,66% PHẦN III: KẾT LUẬN I/. Bài học kinh nghiệm: Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể sư phạm. Vào thời điểm nào cũng vậy, năng lực chuyên môn của giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo. Vì vậy, muốn sự nghiệp giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì người cán bộ quản lý nhà trường phải phải chú trọng tới việc tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Qua việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, tôi thấy được những kinh nghiệm và kết quả sau: - Để có những thành tích đáng kể trên là do trong nội dung công tác chỉ đạo có một hệ thống biện pháp khá hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện đồng bộ. - Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp. - BGH phải là những người vừa có đức, vừa có tài. Ngoài năng lực quản lý nhà trường, phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới thúc đẩy được giáo viên tích cực, tự giác, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - BGH phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên giỏi các cấp. Trong phạm vi đề tài, bản thân đã xác định được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiển, mục đích nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng nhà trường cũng như qua thực tiễn công tác quản lý của bản thân, tôi mạnh dạn nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nguyễn Văn Quy như sau: 1. Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn thông qua tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên và làm tốt công tác thi đua khen thưởng. 2. Chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. 3. Tăng cường sự chỉ đạo của BGH nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Mặc dù đề tài đã đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nguyễn Văn Quy, nhưng vì thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Những vấn đề còn dang dỡ chắc chắn sẽ tiếp tục được nghiên cứu tiếp tục trong thời gian tới, và như vậy chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo dục mới ngày càng được nâng cao, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. II/. Kiến nghị: * Đối với Sở GD & ĐT: - Để có đội ngũ giáo viên đủ về sô lượng, mạnh về chất, cơ cấu đồng bộ thì phải có kế hoạch tuyển sinh lớp 10 và đào tạo hợp lý. - Kết hợp với công ty thiết bị dạy học trang bị cho nhà trường những thiết bị phù hợp, thiết thực và chất lượng kịp thời để phục vụ cho việc giảng dạy. Tránh cung cấp những thiết bị, hay hóa chất dư thừa mà không có hiệu quả. * Đối với Phòng GD & ĐT - Ban hành phân phối chương trình đồng bộ thống nhất trong toàn huyện. - Nội dung bồi dưỡng thường xuyên hợp lý để cho tất cả giáo viên được nâng cao kiến thức chuyên môn, được bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy, được rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để các đơn vị được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên ở trường THCS Nguyễn Văn Quy mà bản thân tôi nhận thức được. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngã Sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2013 Người viết Bùi Thụy Thùy Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng. 2. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên). 3. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt. 4. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh. 5. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT. 6. Thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD & ĐT. 7. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT. 8. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT. 9. Nguồn số liệu: Kết quả tuyển sinh lớp 10 trường THPT Ngã Sáu- Châu Thành- Hậu Giang. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trang 1 II/- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2 III/- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Trang 5 1. Các khái niệm về quản lý giáo dục 2. Nội dung của quản lý chuyên môn 3. Yêu cầu của việc quản lý chuyên môn 4. Nguyên tắc quản lý chuyên môn II/- Thực trạng của trường THCS Nguyễn Văn Quy: Trang 6 1. Đặc điểm, tình hình chung của trường THCS Nguyễn Văn Quy 2. Nguyên nhân của thực trạng 3. Đánh giá thực trạng III/. Các giải pháp thực hiện Trang 7 1. Công tác chính trị, tư tưởng 2. Vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý 3. Tổ chức tốt chuyên đề, thao giảng. 4. Tăng cường công tác kiểm tra: 5. Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 6. Tăng cường dự giờ, thăm lớp: 7. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn: 8. Kết quả đạt được PHẦN III: KẾT LUẬN I/. Bài học kinh nghiệm: Trang 15 II/. Kiến nghị: Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 17 Duyệt của HĐKH trường ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………….  Duyệt của HĐKH Huyện ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docskkn_mau_2012_2013_4282.doc
Tài liệu liên quan