Đổi mới hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng yêu cầu của chương trình mới

Bồi dưỡng giáo viên (GV) được coi là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng

lực nghề nghiệp bởi GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Thực tiễn cho

thấy, việc tổ chức bồi dưỡng cho GV đã được triển khai hàng năm nhưng chất lượng

còn hạn chế, nhất là với đội ngũ GV đang công tác ở các trường phổ thông vùng

dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN). Để hoạt động bồi dưỡng mang lại hiệu quả

mong muốn, các nội dung/ hình thức bồi dưỡng cần được thiết kế khoa học, hợp lí

và đáp ứng nhu cầu của người học. Bài viết phân tích quan niệm về bồi dưỡng; yêu

cầu đổi mới về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên; thực trạng về đội ngũ giáo viên

vùng dân tộc thiểu số, miền núi phía Bắc; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

bồi dưỡng; đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên các

trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi để nâng cao năng lực thực hiện

chương trình mới.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y song ngữ (tiếng Việt - tiếng dân tộc), năng lực triển khai các nội dung giáo dục đặc thù,.... - Bồi dưỡng cho GV năng lực vận dụng, truyền tải kiến thức phù hợp với HS DTTS trong các môn học bắt buộc, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn tự chọn, giúp GV biết vận dụng vào thực tế khi triển khai với từng bài/nội dung giáo dục để phát triển năng lực dạy học trong môi trường đa văn hóa. - Bồi dưỡng cho GV kĩ năng quản lí dạy học và duy trì sự ổn định trật tự của lớp khi tổ chức phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học hợp tác, đảm bảo mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực HS DTTS. GV sẽ thay đổi cách tổ chức giờ học khoa học, có khả năng giao tiếp với học sinh DTTS, kĩ năng ứng xử các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Bồi dưỡng cho GV phương pháp kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của Chương trình mới nhằm động viên, tuyên dương, khích lệ HS một cách kịp thời, nhất là với đối tượng HS chậm tiến, tạo cảm hứng học tập cho HS DTTS để HS yêu quý thầy cô, yêu thích các môn học. - Bồi dưỡng GV năng lực nghiên cứu, vận dụng khoa học vào thực tế dạy học: năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; năng lực viết sáng kiến kinh nghiệm và các chuyên đề chuyên môn vận dụng vào thực tế dạy học, giáo dục trong nhà trường vùng DTTS,... - Bồi dưỡng năng lực thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù ở trường phổ thông vùng DTTS, MN cho đội ngũ GV, trong đó có bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số và những nội dung văn hóa dân tộc, tri thức địa phương nơi GV đang công tác. 103Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Hai là, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học theo Thông tư 32/2018/ TT-BGDĐT về “Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông”. Với chương trình 27 môn học giáo dục phổ thông mới, đội ngũ giảng viên phải tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV phổ thông vùng DTTS, MN những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, năng lực đặc thù với từng môn học/hoạt động giáo dục cụ thể để GV chủ động, sáng tạo trong cách giảng dạy của mình. Thiết kế nội dung bồi dưỡng cho GV thực hiện chương trình môn học cần hướng đến mục tiêu như: - Mức độ phát triển năng lực cho GV (kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ và xúc cảm). - GV được phát triển năng lực trên cơ sở nhu cầu của nhiệm vụ cụ thể. - Là kì vọng đối với cả người học và người dạy. Nội dung bồi dưỡng cho GV theo đặc thù chương trình từng môn học phải hướng đến hình thành những năng lực cần thiết cho HS trong cuộc sống. Bồi dưỡng GV các năng lực nghề nghiệp: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động; các kĩ năng mềm: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp (trong đó có kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tiếng DTTS), kĩ năng sử dụng thành tạo công nghệ thông tin, kĩ năng dạy học trong môi trường đa văn hóa, kĩ năng tư duy phản biện,). Ba là, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện bồi dưỡng của đội ngũ tham gia tập huấn, bồi dưỡng. Với các hình thức trực tiếp, trực tuyến căn cứ vào nhu cầu của giáo viên giúp giáo viên hưởng ứng, tự nguyện tích cực thực hiện hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để tích lũy năng lực (kiến thức, kĩ năng) thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và dạy học trong môi trường dạy học đa văn hóa. Các giảng viên giúp GV biến quá trình được bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, để GV phải chủ động, năng động tìm hiểu, nắm bắt nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới, các chương trình môn học cụ thể. Chẳng hạn: - Bồi dưỡng tập trung, trực tiếp tổ chức tại Sở/ Phòng giáo dục và đào tạo cho GV những nội dung bồi dưỡng cần trao đổi, bàn bạc thống nhất như các vấn đề mới, khó; những kỹ năng thực hành về phương pháp, kỹ thuật dạy học; - Cán bộ quản lí tổ chức bồi dưỡng tại nhà trường thông qua hoạt động thực dạy của GV để các cán bộ, GV cốt cán, đồng nghiệp trong trường chia sẻ những ưu điểm, hạn chế cho bài dạy, giúp GV thấy được những vấn đề cần tập trung sâu vào phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực (HS sẽ làm được gì và làm như thế nào đạt được kết quả cao nhất cho sự phát triển phẩm chất và năng lực theo mục tiêu chương trình mới qui định). - Nhà trường tổ chức bồi dưỡng tại tổ/ khối trong trường thông qua các buổi seminar để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học với các nội dung chương trình môn học cụ thể. - Ban giám hiệu yêu cầu GV phải tự bồi dưỡng qua “nghiên cứu bài học” thông qua dự giờ, nghiên cứu các giờ dạy chuyên đề để rút kinh nghiệm những sáng kiến, cách làm hay và phù hợp với mục tiêu đổi mới. Trên cơ sở đó có những kĩ năng và phương pháp sư phạm phù hợp với HS vùng DTTS. 104 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Tự bồi dưỡng qua thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất để xây dựng các bài học hay hơn và những cách giảng dạy theo yêu cầu mới. - Yêu cầu GV kết hợp bồi dưỡng tập trung với tự học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tại trường, thông qua các hội thảo, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm khuyến khích giáo viên phát huy khả năng của mình trong dạy học theo hướng đổi mới. - Sử dụng các phương thức khác nhau để động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV. Quan tâm đến hoàn cảnh, vật chất, tinh thần của mỗi thầy cô giáo công tác trong các trường phổ thông vùng DTTS, MN. Tóm lại, để hoạt động bồi dưỡng đem lại hiệu quả, đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng và GV được bồi dưỡng phải linh hoạt trong thực hiện nội dung/cách thức bồi dưỡng, có thể xem quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV là một chuỗi các hoạt động tích lũy và phát triển chuyên môn. Sở/Phòng giáo dục và đào tạo; các nhà trường cần tạo môi trường khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng, tăng cường vai trò tự giác, tích cực, chủ động của GV trong công tác bồi dưỡng để GV luôn xác định quá trình được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phải được thường xuyên thực hiện mang tính chất tự thân. Để hoạt động bồi dưỡng đáp ứng đúng yêu cầu và nhu cầu của người được bồi dưỡng sẽ giúp cho đội ngũ nhà giáo thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình theo đúng mục tiêu đổi mới. 3. Kết luận Có thể nói, đổi mới hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV các trường phổ thông vùng DTTS, MN thông qua các nội dung, cách thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp cho GV để nâng cao năng lực thực hiện Chương trình mới, đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh là yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của việc đưa chương trình mới tới học sinh các trường phổ thông vùng DTTS, MN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 27/2015/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 32/T-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 105Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017, 2018) Niên giám thống kê GD&ĐT năm học 2016-2017; 2017-2018. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn số 212/KH-BGDĐT ngày 20/3/2019 về Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019. 8. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, NXB Hà Nội. 9. Quốc hội (2014), Nghị quyết 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 10. Thủ tướng chính phủ, (2016), Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/2016 Phê duyệt đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_hoat_dong_boi_duong_nang_cao_nang_luc_cho_giao_vien.pdf
Tài liệu liên quan