Giải pháp nâng cao kỹ năng khai cuộc cho đội tuyển cờ vua trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế về cờ vua

cho thấy, việc phát triển kỹ năng khai cuộc có thể được thực hiện bằng nhiều

cách khác nhau, việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện phù hợp là

hết sức cần thiết cho việc phát triển các năng lực tư duy khai cuộc của vận

động viên cờ vua. Bài viết giới thiệu kết quả thử nghiệm các bài tập và các

đánh giá chuyên môn cờ vua với 10 sinh viên thực nghiệm và 10 sinh viên

đối chứng để chứng minh tầm quan trọng của bài tập huấn luyện trong việc

phát triển kỹ năng khai cuộc cờ vua. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả

các dạng thức khai cuộc, nâng cao ý thức rèn luyện và tự rèn luyện môn cờ

vua, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo môn Cờ vua nói chung và giảng

dạy khai cuộc nói riêng.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao kỹ năng khai cuộc cho đội tuyển cờ vua trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
541 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TS. Hà Minh Dịu1 Tóm tắt: Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế về cờ vua cho thấy, việc phát triển kỹ năng khai cuộc có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện phù hợp là hết sức cần thiết cho việc phát triển các năng lực tư duy khai cuộc của vận động viên cờ vua. Bài viết giới thiệu kết quả thử nghiệm các bài tập và các đánh giá chuyên môn cờ vua với 10 sinh viên thực nghiệm và 10 sinh viên đối chứng để chứng minh tầm quan trọng của bài tập huấn luyện trong việc phát triển kỹ năng khai cuộc cờ vua. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả các dạng thức khai cuộc, nâng cao ý thức rèn luyện và tự rèn luyện môn cờ vua, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo môn Cờ vua nói chung và giảng dạy khai cuộc nói riêng. Từ khoá: cờ vua; giải pháp; khai cuộc; đội tuyển; tư duy. 1. Đặt vấn đề Tác động có hướng đích bằng các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ năng khai cuộc cho vận động viên (VĐV) Cờ vua có ý nghĩa chủ đạo trong việc nâng cao khả năng tính toán với các thế biến nảy sinh liên tục và phức tạp. Đặc biệt là việc nâng cao khả năng tư duy chiến thuật, nó giúp VĐV nâng cao khả năng phân tích - đánh giá và lập kế hoạch chơi.Kỹ năng khai cuộc thực chất là quá trình tư duy liên tục nhằm tìm ra những nước đi hiệu quả nhất ở những tình huống cờ thay đổi trong quá trình thi đấu. Kỹ năng này giúp người học nâng cao khả năng phối hợp giữa các quân trên bàn cờ hướng vào việc giải quyết nhiệm vụ rõ ràng là chiếu hết, 1 Khoa GDTC – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Tel: 0984 087 999 – email: diusp2@gmail.com. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 542 cầu hòa, bắt quân Gần hơn nữa là sự chuẩn bị cho đấu thủ có kế hoạch, các đòn chiến thuật, cũng như định hướng chiến lược. Do vậy việc nâng cao kỹ năng khai cuộc là điều hết sức cần thiết.[7],[10]. Nghiên cứu về môn cờ vua cũng có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Dương Thanh Bình (2005): Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV cờ vua lứa tuổi 12 - 13 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Thể dục thể thao 2. Đặng Văn Dũng (1999), Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cờ vua – giai đoạn huấn luyện ban đầu, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Trường ĐH Thể dục thể thao I. Hà Thị Thúy Lan (2012), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực thực hành Cờ Vua của học sinh trung cấp thể dục Trường CĐSP Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu về khai cuộc, lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng khai cuộc cho đối tượng đội tuyển cờ vua Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 lại chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2” 2. Một số vấn đề lí luận Mỗi ván cờ được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với từng thời điểm nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời, 3 giai đoạn đó là: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Sự thống nhất của 3 giai đoạn thể hiện. Khai cuộc là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ diễn biến của ván cờ [3]. Cần tiến hành nghiên cứu các loại khai cuộc như thế nào? Phải chăng chúng ta cần học thuộc lòng và ghi nhớ tất cả các loại thế trận đó như một bảng cửu chương! Muốn hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cần xác định những thế biến khi ra quân có phải là những thế biến bắt buộc và duy nhất không [4] Một ván cờ chứa đựng muôn vàn khả năng khác nhau. Những trận biến chỉ là những nước đi tiếp tục đã được nghiệm trong thi đấu, trong từng thế trận ra quân đều có thể tìm kiếm thêm những nước đi hoàn toàn áp dụng được. Do đó, việc học vẹt từ các thế biến khai cuộc là điều không cần thiết, thậm chí còn có hại vì nó hạn chế tính sáng tạo của VĐV. Để đạt được trình độ cao môn Cờ vua, người chơi cần phải có thời gian chuyên tâm nghiên cứu, học hỏi, quan trọng nhận thức được vai trò của từng giai đoạn trong ván đấu. Khai cuộc có vai trò rất quan trọng vì nó là giai đoạn đầu của trận đấu, nếu không am hiểu nắm vững khai cuộc thì khả năng thua trận ngay từ đầu là rất lớn mà chưa kịp vào tới trung cuộc. Xu hướng huấn luyện Cờ vua hiện nay như sau [5]: 543 - Độ sâu của các phương án khai cuộc. - Số lượng các phương án, các hệ thống khai cuộc cần nắm vững. - Thường xuyên cập nhật thông tin về các nước đi mới trong khai cuộc từ các tạp chí chuyên ngành, mạng Internet... - Tính linh hoạt trong khi chơi khai cuộc (chuyển từ khai cuộc này sang khai cuộc khác). 3. Phương pháp và mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng chơi trong các dạng thức khai cuộc của đội tuyển Cờ vua, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp trong giảng dạy học tập khai cuộc Cờ vua; góp phần nâng cao hiệu quả kỹ năng khai cuộc, đồng thời nâng cao chất lượng của quy trình đào tạo môn Cờ vua nói chung và giảng dạy khai cuộc nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng đội tuyển và kỹ năng khai cuộc của nam đội tuyển Cờ vua Trường ĐHSPHN2. + Nhiệm vụ 2: Lựa chọn ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao kỹ năng khai cuộc đối với nam đội tuyển Cờ vua trường ĐHSPHN2. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập các thông tin từ các bài tập, những hình ảnh, các tư liệu số liệu, từ đó đưa ra được các lý luận thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu cũng như tiến hành tổ chức quá trình nghiên cứu. Phương pháp này thực chất giúp cho việc hệ thống hóa các kiến thức và phân tích kết quả nghiên cứu. 3.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm [8] Chúng tôi sử dụng phương pháp này để trao đổi, tham khảo ý kiến của một số giáo viên và tiến hành phỏng vấn bằng phiếu về tiến trình giảng dạy, các kỹ năng khai cuộc thông qua mẫu câu hỏi có sẵn. Tham gia phỏng vấn là các giáo viên giảng dạy cho đội tuyển cờ vua. 3.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thông qua việc theo dõi quan sát quá trình các buổi học tập, rèn luyện và các GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 544 ưu nhược điểm của đối tượng nghiên cứu mà không làm ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu, từ đó đánh giá kỹ năng khai cuộc của đội tuyển Cờ vua nam. 3.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Phương pháp kiểm tra cả hai giai đoạn bằng cách sử dụng các test bài tập trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, từ đó rút ra được các số liệu để đánh giá kỹ năng khai cuộc cho đối tượng nghiên cứu và đánh giá mức độ hiệu quả của các kỹ năng khai cuộc mang lại. 3.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sau khi xác định và lựa chọn những bài tập hợp lý nhằm mục đích ứng dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn để thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm so sánh 2 nhóm, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với số lượng 2 nhóm bằng nhau. + Nhóm thực nghiệm (na) : 10 sinh viên + Nhóm đối chứng (nb) : 10 sinh viên 3.2.6. Phương pháp toán học thống kê Các tham số thống kê được sử dụng trong đề tài gồm: số trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh 2 số trung bình quan sát bằng chỉ số t (student) và hệ số tương quan cặp (r) của Brave-Pison. Đề tài tham khảo sách Đo lường thể thao của tác giả Dương nghiệp Chí (1991) [1],[9]. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng phong trào Cờ vua và kỹ năng khai cuộc của nam đội tuyển Cờ vua Trường ĐHSPHN2 Để tìm hiểu thực trạng kỹ năng khai cuộc và số lượng sai lầm trong khai cuộc thường mắc phải của đội tuyển Cờ vua nam trong những năm gần đây, đề tài đã tiến hành phân tích biên bản thi đấu của đội tuyển nam Cờ vua tại các giải Cờ vua truyền thống các năm 2016 - 2017. Nội dung phân tích tập trung vào việc vận dụng khai cuộc và những sai lầm trong khai cuộc hoặc sau khai cuộc của các đội tuyển. Số lượng ván đấu được phân tích và kết quả cụ thể như trình bày bảng 4.1. 545 Bảng 4.1. Thực trạng kỹ năng khai cuộc của đội tuyển Cờ vua Trường ĐHSPHN2 TT Các dạng thức khai cuộc 2016 2017 Sn=214 Sván đấu Số lượng sai lầm Sván đấu Số lượng sai lầm Sván đấu Số lượng sai lầm ni % ni % ni % 1 Khai cuộc tượng 9 2 22.22 20 6 30.00 29 8 27.59 2 Khai cuộc tốt 3 1 33.33 0 0 0 3 1 33.33 3 Phòng thủ Pháp 22 5 22.27 25 11 44.00 47 16 34.04 4 Khai cuộc Anh 23 6 26.09 26 10 38.46 49 16 32.65 5 Khai cuộc bốn mã 5 1 20.00 7 2 28.57 12 3 25.00 6 Gambit vua 2 0 0 5 1 20.00 7 1 14.28 7 Ván cờ Xcốt - len. 25 7 28.00 27 9 33.33 52 16 64.00 8 Phòng thủ hai mã 7 2 28.57 8 3 37.50 15 5 33.33 Tổng 96 24 25.00 118 42 35.59 214 66 30.84 Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy: Số lượng sai lầm trong khai cuộc của đội tuyển Cờ vua nam tại các giải là rất cao, cụ thể theo thống kê số lượng sai lầm trong khai cuộc của nam thì với 214 ván đấu thì có 66 sai lầm (chiếm tỷ lệ 30.84%). Như vậy cứ 3 ván đấu thì có một ván đấu mắc sai lầm trong khai cuộc. Thực trạng này cho thấy, công tác huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam tại các địa phương là chưa tốt. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do khả năng vận dụng các dạng khai cuộc chưa hợp lý và chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc của khai cuộc. Vì vậy khi sử dụng, các đội tuyển sẽ mắc phải sai lầm do nghiên cứu về hệ thống khai cuộc này chưa sâu. Đây là một tỷ lệ cao, chứng tỏ công tác huấn luyện kỹ năng khai cuộc cho các em chưa được làm tốt, các em mắc những sai lầm trong khai cuộc vẫn còn tương đối cao sẽ ảnh hưởng tới kết quả và thành tích thi đấu của đội tuyển. 4.2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả của các giải pháp lựa chọn nhằm nâng cao kỹ năng khai cuộc cho nam đội tuyển Cờ vua Trường ĐHSPHN2 4.2.1. Cơ sở thực tiễn của các test đánh giá kỹ năng khai cuộc của đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các nguồn tài liệu chuyên môn [2], tôi đã xác định được 6 test sử dụng trong việc đánh giá kỹ năng khai cuộc của đối tượng nghiên cứu. Các test này đảm bảo yêu cầu về đánh giá kĩ năng khai cuộc và GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 546 tính vừa sức đối với đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2. Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các test, tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV vể mức độ sử dụng các test này. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá kỹ năng khai cuộccủa đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 (n = 22) TT Test Số người lựa chọn Kết quả cụ thể Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % n % 1 Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điêm) 20 90.91 16 72,8 4 18,2 - - 2 Phân tích - đánh giá - lập kế hoạch (điểm) 10 45.45 8 36.36 1 4.55 1 4.55 3 Thi đấu Blid (điểm) 18 81.82 11 50.00 5 23.73 2 9.09 4 Xác định sai lầm trong khai cuộc (điểm) 22 100 19 83.36 2 9.09 1 4.55 5 Lựa chọn phương án tối ưu (điểm) 20 90.91 17 77,35 1 4.55 2 9.09 6 Tìm diễn biến chính cho thế cờ (điểm) 15 68.18 10 45.45 4 18.18 1 4.55 Từ kết quả ở trên: Bảng 4.2 cho thấy, để đánh giá kỹ năng khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam, đại đa số các ý kiến đều lựa chọn 3 test, là các test: thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm), xác định sai lầm trong khai cuộc (điểm), lựa chọn phương án tối ưu (điểm). 4.2.2. Xác định thông báo và độ tin cậy của các test đánh giá kỹ năng khai cuộc của đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 Nhằm lựa chọn được các test có tính khả thi, đầy đủ tính thông báo, đề tài đã bước đầu xác định tính thông báo của các test trên đối tượng nghiên cứu. 547 Kết quả xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test được tôi trình bày tại bảng 4.3. Bảng 4.3: Tính thông báo và độ tin cậy của các test đánh giá kỹ năng khai cuộc với thành tích thi đấu của đội tuyển Cờ vua TT Test r 1 Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm) 0.812 2 Xác định sai lầm trong khai cuộc (điểm) 0.824 3 Lựa chọn phương án tối ưu (điểm) 0.834 Qua bảng 4.3 cho thấy có 3 test là test: Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm), xác định sai lầm trong khai cuộc (điểm), lựa chọn phương án tối ưu (điểm), là đảm bảo tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu (r từ 0.812 - 0.834) được tôi lựa chọn trong quá trình nghiên cứu. 4.2.3. Nghiên cứu lựa chọn các dạng khai cuộc cho huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn [6] và tìm hiểu thực trạng công tác sử dụng các dạng khai cuộc vào huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 và các trường có đào tạo đội tuyển Cờ vua như: ĐHSPHN, ĐH Thái Nguyên, Đại học Hồng Đức... Đề tài đã lựa chọn được các dạng khai cuộc cơ bản cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn: Bảng 4.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các dạng khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 (n=30) TT Nội dung phỏng vấn Số người lựa chọn Kết quá thu được Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng n % n % n % n % Nhóm khai cuộc thoáng 1 Ván cờ Ý 26 86.67 2 76.67 2 6.67 1 3.33 2 Ván cờ Hungari 10 33.33 5 16.67 3 10.00 2 6.67 3 Khai cuộc Tây Ban Nha 25 83.33 21 70.00 1 3.33 3 10.00 4 Khai cuộc bốn mã 24 76.67 21 70.00 2 6.67 1 3.33 5 Gam bít Vua 9 30.00 5 16.67 4 13.33 0 0.00 Nhóm khai cuộc nửa thoáng GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 548 6 Phòng thủ Caro - can 12 40.00 6 20.00 5 16.67 1 3.33 7 Phòng thủ Alekhine 23 76.67 21 70.00 1 3.33 1 3.33 8 Phòng thủ Pháp 24 80.00 21 70.00 1 3.33 2 6.67 9 Ván cờ Nga 11 36.67 6 20 4 13.33 1 3.33 10 Phòng thủ Xixilia 27 90.00 20 76.67 4 13.33 3 10.00 Nhóm khai cuộc kín 11 Khai cuộc Anh 25 88.33 22 73.33 2 6.67 1 3.33 12 Phòng thủ Hà Lan 13 43.33 8 26.67 3 10.00 2 6.67 13 Gam bít Hậu 26 86.67 23 76.67 2 6.67 1 3.33 14 Phòng thủ Ấn Độ cổ 27 90.00 24 80.00 1 3.33 2 6.67 15 Phòng thủ Trigorin 15 50.00 9 30.00 4 13.33 2 6.67 Từ kết quả thu được ở bảng 4.4 cho thấy: Trong số 15 khai cuộc cơ bản được đưa ra phỏng vấn để lựa chọn sử dụng trong quá trình huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2, có 9 dạng khai cuộc điển hình có ý kiến lựa chọn đều xếp chúng ở mức độ quan trọng trở lên ở cả 3 nhóm (những khai cuộc được bôi đậm tại bảng 4.4) Còn các loại khai cuộc còn lại ít được các HLV lựa chọn hay cho rằng các khai cuộc đó không thể hiện rõ trong việc đánh giá năng lực khai cuộc của đội tuyển Cờ vua nam nên tôi loại bỏ trong quá trình tiếp theo. 4.2.4. Ứng dụng và xác định hiệu quả các dạng khai cuộc đã lựa chọn trong huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm Để tiến hành có hiệu quả các dạng khai cuộc đã lựa chọn vào huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong thời gian là 4 tháng, mỗi tuần 3 giáo án, mỗi giáo án 2 tiết (từ tháng 2/2018 - 5/2018). Đối tượng thực nghiệm là 20 nam đội tuyển Cờ vua của Trường ĐHSPHN2 và chia thành 2 nhóm: nhóm đối chứng 10 em, nhóm thực nghiệm 10 em. Cả hai nhóm cùng được huấn luyện theo một chương trình, thời gian. Tuy 549 nhiên, ở thời gian giáo án huấn luyện khai cuộc giữa hai nhóm là có sự khác biệt. Trong đó nhóm đối chứng sử dụng các dạng khai cuộc đã được HLV vẫn đang sử dụng, còn nhóm thực nghiệm sử dụng các dạng khai cuộc đã đựơc lựa chọn. Thời điểm giảng dạy khai cuộc theo quan điểm của các nhà chuyên môn, việc giảng dạy khai cuộc sẽ đạt hiệu quả nhất nếu tiến hành vào đầu phần cơ bản của mỗi giáo án. Các đối tượng nghiên cứu đều được tiến hành kiểm tra sư phạm thông qua các test đã được lựa chọn ở hai thời điểm (trước thực nghiệm và sau thực nghiệm). Kết quả đánh giá hiệu quả của các giải pháp Kết quả kiểm tra ở giai đoạn trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (na = nb =10) TT Test Nhóm ĐC (na=10) Nhóm TN (n b =10) So sánh (t bảng =2.101) t p 1 Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm) 5.5 5.3 0.51 0.884 0.05 2 Xác định sai lầm trong khai cuộc (điểm) 5.2 5,4 0.75 0.6 0.05 3 Lựa chọn phương án tối ưu (điểm) 5,5 5,4 0.85 0.264 0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 4.5 cho thấy: Sự khác biệt về kết quả thực hiện các test của 2 nhóm là không có ý nghĩa (t tính < t bảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất p >0.05). Hay nói cách khác, ở thời điểm trước thực nghiệm, kỹ năng khai cuộc của 2 nhóm là tương đương nhau. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm Từ kết quả kiểm tra quá trình thực nghiệm (sau thời gian 4 tháng ứng dụng các dạng khai cuộc vào quá trình huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2), tôi đã tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm đối chứng và nhóm GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 550 thực nghiệm thông qua 3 test đã lựa chọn được. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (na = nb = 10). TT Test Nhóm ĐC (na=10) Nhóm TN (nb=10) So sánh (tbảng=2.101) t p 1 Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm) 5.8 7.1 0.81 3.590 0.01 2 Xác định sai lẩm trong khai cuộc (điểm) 5.4 6.9 0.74 4.545 0.01 3 Lựa chọn phương án tối ưu (điểm) 5,6 6.3 0.60 2.600 0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 4.6 cho thấy: Kết quả thực nghiệm của các test ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều gia tăng, song sự gia tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả thực hiện các test giữa nhóm đối chứng vànhóm thực nghiệm (t tính của các bài thử đều > t bảng với p < 0.01). Như vậy, kết quả để huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua mới tỏ rõ tính hiệu quả thực sự. Để làm rõ hơn sự khác biệt về thành tích đạt được của hai nhóm, sự tăng trưởng về thành tích của các nhóm sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi so sánh mức độ tăng trưởng về kết quả đạt được trước và sau thực nghiệm của từng nhóm. Bảng 4.7: Mức độ tăng trưởng của nhóm đối chứng sau quá trình thực nghiệm (n=10) TT Test Trước TN Sau TN W% So sánh (tbảng=2.262) 1 t p 1 Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm) 5.5 5.8 5.3 1.671 <0.05 2 Xác định sai lẩm trong khai cuộc (điểm) 5.2 5.4 3.7 1.224 <0.05 551 3 Lựa chọn phương án tối ưu (điểm) 5,5 5,6 1.8 1.630 <0.05 Bảng 4.7 cho thấy, độ tăng trưởng của các test sau quá trình thực nghiệm của nhóm đối chứng không cao, chỉ đạt lần lượt 5.3%; 5.4%; 1.8% và khi sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu trước và sau thực nghiệm cho thấy t tính đạt lần lượt 1.671; 1.224; 1.630 đều nhỏ hơn t bảng (2.262); điều đó cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng p=5%. Hay nói cách khác, thành tích đạt được của nhóm đối chứng sau thực nghiệm có sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng p=5%. Bảng 4.8: Mức độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm sau quá trình thực nghiệm (n=10) TT Test Trước TN Sau TN W% So sánh (tbảng=2.262) 1 2 t p 1 Thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút (điểm) 5.3 7.1 29.03 4.675 <0.05 2 Xác định sai lẩm trong khai cuộc (điểm) 5,4 6.9 24.39 3.224 <0.05 3 Lựa chọn phương án tối ưu (điểm) 5,4 6.3 15.38 2.410 <0.05 Bảng 4.8 cho thấy, độ tăng trưởng của các test sau quá trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm rất cao, đạt lần lượt 29.03%; 24.39%; 15.38% và khi sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu trước và sau thực nghiệm cho thấy t tính đạt lần lượt 4.675; 3.224; 2.460 đều lớn hơn t bảng (2.262); điều đó cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng p=5%. Hay nói cách khác, thành tích đạt được của nhóm thực nghiệm sau quá trình thực nghiệm 4 tháng có sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng p=5%. Thành tích nhóm thực nghiệm có độ tăng trưởng cao và tốt hơn hẳn nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất thống kê cần thiết (p=5%). 5. Kết luận - khuyến nghị 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng đinh tính hiệu quả hơn hẳn của 9 dạng khai cuộc vào huấn luyện khai cuộc cho đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2, đó là: Ván cờ Ý; Khai cuộc Tây Ban Nha; Khai cuộc bốn mã; Phòng thủ Alekhine; Phòng thủ Pháp; Phòng thủ Xixlia; Phòng thủ Ấn Độ cổ; Gam bít Hậu; Khai cuộc Anh. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG KHAI CUỘC CHO ĐỘI TUYỂN CỜ VUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 552 Kết quả nghiên cứu của đề tài còn lựa chọn được 3 test đánh giá kỹ năng khai cuộc của đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2, đó là các test: test thi đấu theo chủ đề khai cuộc 15 phút, test xác đinh sai lầm trong khai cuộc, test lựa chọn phương án tối ưu 5.2. Khuyến nghị Cần áp dụng kết quả nghiên cứu của để tài vào thực tiễn huấn luyện đội tuyển Cờ vua nam Trường ĐHSPHN2. Kết quả nghiên cứu của để tài có thể được coi là chỉ dẫn về mặt phương pháp công tác huấn luyện giảng dạy khai cuộc cho các lứa tuổi khác nhau. Tài liệu tham khảo 1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 2. D. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, NXB Thể dục thể thao Hà Nội. 3. Nguyễn Hồng Dương (2016), Giáo trình cờ vua, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 4. Dlôtnhic B.A (1996), Cờ Vua: Khoa học - Kinh nghiệm - Trình độ - NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. Dịch: Đàm Quốc Chính. 5. Ia.B. Extrin (1995), Lý thuyết thực hành cờ vua, NXB Thể dục thể thao Hà Nội, dịch Phùng Duy Quang. 6. Kỳ quân (1994), Tự học chơi cờ vua, NXB Đổng Tháp. 7. LưuQuang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học Thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội 8. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993) Lý luận phương pháp thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao Hà Nội 1993. 9. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 10. Phạm Ngọc Viễn, (1991), Tâm lý học thể dục thể thao, NXB Hà Nội 553 SOLUTION TO IMPROVEMENT IN GAME OPENING SKILL FOR CHESS TEAM OF HANOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATION 2 Ph.D. Ha Minh Diu1 Abstract: Researches by national and international experts on chess shows that the development of opening skills can be accomplished in a variety of ways. Selection of the right methods and means is essential for developing the chess player’s opening thinking abilities.The article presents the results of the performance tests and professional assessments with 12 testing and 11 control students to demonstrate the importance of training exercises in developing the chess opening skill i. Thereby, it is contributable to improve the efficiency of the forms of opening, the sense of training and self-training chess, as well as the quality of chess training in general and opening teaching in particular.. Key words: chess, solution, opening, team, thinking. 1 Unit: Department of Physical Education –Ha Noi National Education University 2; Tel: 0984 087 999 – email: diusp2@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_ky_nang_khai_cuoc_cho_doi_tuyen_co_vua_tr.pdf
Tài liệu liên quan