Giáo trình mô đun Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng

BÀI 1

CÁCH TÍNH, PHÂN BỔ VÀ HẠCH TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

Mã bài: MĐ 15-01

Giới thiệu:

Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ là môn học trang bị cho sinh

viên các kiến thức và khái niệm cơ bản về tài sản, công cụ dụng cụ, phân biệt tài

sản, công cụ dụng cụ, tính và hạch toán, cách ghi chép ra sao? Nội dung bài học

dưới đây sẽ trả lời cho chung ta cấu hỏi đó.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ, phân loại được công cụ dụng cụ

- Trình bày được tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu của tài khoản

- Tính được giá nhập và xuất kho của công cụ, dụng cụ;

- Phân bổ được công cụ dụng cụ xuất dùng; - Hạch toán được các nghiệp vụ kế

toán về công cụ, dụng cụ;

Nội dung chính:

1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại công cụ dụng cụ

1.1. Khái niệm công cụ dụng cụ

Là các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định.

Công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp sản xuất là những tư liệu lao động

có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. Công cụ dụng cụ có các đặc điểm

sau:

- Về đặc điểm vận động thì công cụ dụng cụ cũng có thời gian sử dụng

khá dài nên giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tương

sử dụng.

- Về giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý,

theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng

một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhât định.

1.2. Nhiệm vụ kế toán công cụ dụng cụ4

Kế toán tính toán và phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ sử dụng vào chi

phí sản xuất theo đúng chế độ quy định.

Kế toán vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán công cụ, dụng cụ,

hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho công

cụ, dụng cụ. Kiểm tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho, thường

xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số

tồn kho thực tế của từng loại công cụ dụng cụ.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao

công cụ, dụng cụ; phát hiện và xử lý kịp thời công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, ứ

đọng kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng công cụ, dụng cụ lãng phí.

Kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá lại công cụ dụng cụ theo chế độ của

nhà nước. Lập các báp cáo kế toán về dụng cụ phục vụ công tác lãnh đạo và

quản lý, điều hành và phân tích kinh tế.

pdf104 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu thực hiện. Phƣơng pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải đƣợc thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trƣờng hợp đặc biệt cần thay đổi phƣơng pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ đƣợc phép thay đổi một lần phƣơng pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 4.2. Cách tính khấu hao tài sản cố định Phƣơng pháp 1: Khấu hao đƣờng thẳng Nội dung của phương pháp: TSCĐ trong doanh nghiệp đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng nhƣ sau: - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐtheo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian trích khấu hao - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (đƣợc xác định là chênh 68 lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ đƣợc xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trƣớc năm cuối cùng của TSCĐ đó. Ví dụ: Công ty A mua một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng. a. Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm, tài sản đƣợc đƣa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013. Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm. Mức trích khấu hao TB hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh. b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng đƣợc đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đƣa vào sử dụng là 1/1/2018. Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm Mức trích khấu hao TB hàng tháng = 15.000.000 đ : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng 69 Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa đƣợc nâng cấp. Phƣơng pháp 2: Khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh: Nội dung của phương pháp: Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần có điều chỉnh đƣợc xác định nhƣ: - Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định: Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. - Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó:+ Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh + Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng xác định nhƣ sau: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 X 100 Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ quy định tại bảng dƣới đây: Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao 70 đƣợc tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. - Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định: Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm nhƣ sau: - Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng là 20%. - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo PP số dƣ giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40% - Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên đƣợc xác định theo bảng dƣới đây: Đơn vị tính: Đồng Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm 1 50.000.000 50.000.000 x 40% 20.000.000 1.666.666 20.000.000 2 30.000.000 30.000.000 x 40% 12.000.000 1.000.000 32.000.000 3 18.000.000 18.000.000 x 40% 7.200.000 600.000 39.200.000 4 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 44.600.000 5 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 50.000.000 Trong đó: + Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 đƣợc tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%). + Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phƣơng 71 pháp số dƣ giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)]. Phƣơng pháp 3: Khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm: Nội dung của phương pháp: Tài sản cố định trong doanh nghiệp đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm nhƣ sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lƣợng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế - Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trƣờng hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định: Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lƣợng theo công suất thiết 72 kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lƣợng sản phẩm đạt đƣợc trong năm thứ nhất của máy ủi này là: Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng 1 14.000 Tháng 7 15.000 Tháng 2 15.000 Tháng 8 14.000 Tháng 3 18.000 Tháng 9 16.000 Tháng 4 16.000 Tháng 10 16.000 Tháng 5 15.000 Tháng 11 18.000 Tháng 6 14.000 Tháng 12 18.000 Mức trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm của tài sản cố định này đƣợc xác định nhƣ sau: - Mức trích KH bình quân cho 1m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3 - Mức trích khấu hao của máy ủi đƣợc tính theo bảng sau: Tháng Sản lượng thực tế tháng (m3) Mức trích khấu hao tháng (đồng) 1 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000 2 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500 3 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000 4 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000 5 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500 6 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000 7 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500 8 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000 9 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000 10 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000 11 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000 12 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000 Tổng cộng cả năm 35.437.500 73 Câu hỏi và bài tập Câu 5.1: Trình bày cách tính khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng: Câu 5.2: Trình bày cách tính khấu hao tài sản cố định theo phƣơng phát số dƣ giảm dần có điều chỉnh. Câu 5.3: Tại doanh nghiệp sản xuất Hoài Nam có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tình hình biến động tài sản cố định tháng 5/2019 nhƣ sau: Nghiệp vụ 1: Ngày 2, Doanh nghiệp nhận góp vốn 1 tài sản cố định có nguyên giá là 360.000.000 đồng, chi phí liên quan đến nhận góp vốn chi bằng tiền mặt là 3.000.000 VNĐ Nghiệp vụ 2: Ngày 6, Mua máy phát điện sử dụng ở bộ phận sản dùng vào sản xuất, giá chƣa thuế 230.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản cố định đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Thời gian sử dụng 5 năm. Nghiệp vụ 3: Ngày 1, mang 1 thiết bị sản xuất A có nguyên giá 220.000.000 đồng, thời gian khấu hao là 6 năm, thiết bị này mua về từ ngày 1/2/2016, trao đổi tƣơng tự lấy 1 thiết bị sản xuất B của công ty TNHH Bình An. Biết thiết bị mang về có thời gian khấu hao là 4 năm. Nghiệp vụ 4: Ngày 14, nhập khẩu xe 29 chỗ để đƣa đón nhân viên trị giá nhập khẩu là 800.000.000VNĐ, thuế nhập khẩu 20%, chƣa trả tiền ngƣời bán. Tài sản đƣợc đầu tƣ bằng quỹ phúc lợi. thời gian khấu hao 10 năm. Nghiệp vụ 5: Ngày 14, Đem góp vốn liên doanh với đơn vị B một nhà xƣởng, nguyên giá 720.000.000 đồng, Đã khấu hao đến hiện tại là 42.000.000 đồng. Theo đánh giá của hội đồng liên doanh, tài sản này trị giá 680.000.000 đồng. Nghiệp vụ 6: Ngày 18, Nhƣợng bán một thiết bị sản xuất có nguyên giá 600.000.000 đồng, đã khấu hao lũy kế đến hiện tại 580.000.000 đồng. Chi phí tháo dỡ TBSX chi bằng tiền mặt 9.900.000 đồng (gồm thuế GTGT 10%). Thiết bị đƣợc bán với giá 16.500.000 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%). Công ty thu bằng chuyển khoản. Nghiệp vụ 7: Ngày 19, doanh nghiệp hoàn thành việc bảo trì thiết bị sản xuất. Chi phí bảo trì thanh toán bằng tiền mặt 7.350.000 đồng ( đã gồm thuế GTGT 5%). Nghiệp vụ 8: Ngày 20, công ty A hoàn thành công việc sửa chữa lớn thiết bị làm lạnh của bộ phận bán hàng. Chi phí sửa chữa 23.100.000 đồng (gồm thuế GTGT 10%). 74 Doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán cho công ty A. Chi phí sửa chữa thiết bị làm lạnh đƣợc phân bổ đều cho 10 tháng bắt đầu từ tháng sau: Yêu cầu: a/ Định khoản nghiệp vụ phát sinh.(3.5điểm) b/ Lập bảng trích khấu hao tháng 5 cho tài sản phát sinh ở nghiệp vụ 2 ,4 và định khoản tính khấu hao cho tài sản này (1.5 điểm) 75 BÀI 6 PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHẤU HAO Mã bài: MĐ14-06 Giới thiệu: Bài học trƣớc chúng ta đã tìm hiểu cách tính khấu hao tài sản cố định. Vậy để phản ánh số khâu hao tình đƣợc nhƣ thế nào? Nội dung bài học dƣới đây sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi đó. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc kết cấu, nội dung tài khoản hao mòn tài sản cố định; - Hạch toán đƣợc các nghiệp vụ kinh tế liên quan khấu hao tài sản cố định; - Lập đƣợc bảng tính khấu hao tài sản cố định; - Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các chế độ kế toán khấu hao tài sản cố định; Nội dung: 1. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu Kế toán khấu hao tài sản cố định sử dụng tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tƣ giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhƣợng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tƣ vào đơn vị khác. Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT. Số dƣ bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐSĐT hiện có ở DN. Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình. - Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính. 76 - Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình. - Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp. 2. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu a) Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác: Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 811 Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp). b) TSCĐ đã sử dụng, nhận đƣợc do điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn vị không có tƣ cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có các TK 336, 411 (giá trị còn lại) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn). c) Định kỳ tính, trích khấu hao BĐSĐT đang cho thuê hoạt động, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tƣ) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147). d) Trƣờng hợp giảm TSCĐ, BĐS đầu tƣ thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ, BĐSĐT (xem hƣớng dẫn hạch toán các TK 211, 213, 217). đ) Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. e) Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi: Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. 77 g) Trƣờng hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phƣơng pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán nhƣ sau: - Nếu do thay đổi phƣơng pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao tăng) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp). - Nếu do thay đổi phƣơng pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp) Có các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao giảm). h) Kế toán giá trị TSCĐ hữu hình đƣợc đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp: Căn cứ vào hồ sơ xác định lại giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh lại giá trị TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc sau: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của TSCĐ đƣợc ghi nhận vào bên Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch giảm giá trị còn lại của TSCĐ đƣợc ghi nhận vào bên Nợ của TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản và phải chi tiết khoản chênh lệch này theo từng TSCĐ. Cụ thể cho từng trƣờng hợp ghi sổ nhƣ sau: - Trƣờng hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao mòn luỹ kế đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi: Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá tăng) Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị tài sản tăng thêm) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đánh giá tăng). - Trƣờng hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao mòn luỹ kế đánh giá lại giảm so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi: 78 Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đánh giá giảm) Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị tài sản giảm) Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá giảm). Doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo nguyên giá mới sau khi đã điều chỉnh giá trị do đánh giá lại. Thời điểm trích khấu hao của TSCĐ đƣợc đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần là thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành công ty cổ phần. i) Trƣờng hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Nhà nƣớc độc lập, Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty: Khi bàn giao TSCĐ cho công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho công ty cổ phần và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho công ty cổ phần, ghi: Nợ TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần đã hao mòn) Có các TK 211,213 (nguyên giá). 3. Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định 58 Đơn vị: Mẫu số 06-TSCĐ Bộ phận.................. (Ban hành theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Số:.. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng.năm S ố T T Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian Nơi sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công TK 641 Chi phí bán hàng TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp TK 241 XDCB dở dang TK 242 Chi phí trả trƣớc dài hạn TK 335 Chi phí phải trả Toàn DN Phâ n xƣ ởng (sả Phâ n xƣ ởng (sả Phâ n xƣ ởng (sả Phâ n xƣ ởng (sả Ngu yên giá TSC Số khấ u hao 59 sử dụng Đ n phẩ m) n phẩ m) n phẩ m) n phẩ m) A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 I. Số khấu hao trích tháng trƣớc 2 II . Số KH TSCĐ tăng trong tháng - 3 III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng - 60 4 IV. Số KH trích tháng này (I + II - III) Cộng x Ngày ..... tháng .... năm ... Ngƣời lập bảng Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 60 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tƣợng sử dụng TSCĐ (nhƣ bộ phận quản lý 642, bộ phận bán hàng 641) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trƣớc, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này. Cơ sở lập: + Dòng khấu hao đã tính tháng trƣớc lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trƣớc. + Các dòng khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này đƣợc phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ. Dòng số khấu hao phải tính tháng này đƣợc tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trƣớc (+) Số khấu hao tăng (-) Số khấu hao giảm trong tháng. Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ đƣợc sử dụng để ghi vào các bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (Cột ghi Có TK 214), đồng thời đƣợc sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Câu hỏi và bài tập Câu 6.1: Trình bày nội dung kết cấu TK 214. Câu 6.2: Tại doanh nghiệp sản xuất Gia Định có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tình hình biến động tài sản cố định tháng 7 năm 2018 nhƣ sau: Nghiệp vụ 1: Ngày 3, Doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh 1 tài sản cố định vô hình nguyên giá 360.000.000 đồng, đã khấu hao 80.000.000 đồng, đƣợc các bên liên doanh đánh giá lại tài sản này là 300.000.000 đồng. Nghiệp vụ 2: Ngày 7, Mua máy cắt dùng vào sản xuất, giá chƣa thuế 240.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản cố định đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn đầu tƣ phát triển. thời gian khấu hao 5 năm. Nghiệp vụ 3: Ngày 14, mang 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá 500.000.000 đồng, hao mòn lũy kế 190.000.000 đồng, trao đổi tƣơng tự lấy 1 thiết bị sản xuất của công ty TNHH Minh Đạt. 61 Nghiệp vụ 4: Ngày 17, Mua xe 16 chỗ để đƣa đón nhân viên trị giá 950.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, chƣa trả tiền ngƣời bán. Tài sản đƣợc đầu tƣ bằng quỹ phúc lợi. Thời gian khấu hao 10 năm. Nghiệp vụ 5: Ngày 23, thanh lý một thiết bị quản lý sử dụng tại bộ phận bán hàng, nguyên giá 120.000.000 đồng, đã khấu hao hết. Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt trị giá 10.000.000 đồng. Nghiệp vụ 6: Ngày 25, bán xe nâng hàng của doanh nghiệp theo giá thỏa thuận 187.000.000 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), thu bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản có nguyên giá 260.000.000 đồng, giá trị đã hao mòn 92.000.000 đồng, Chi phí vận chuyển nhƣợng bán chi bằng tiền mặt 3.000.000 đồng. Nghiệp vụ 7: Ngày 29, đem góp vốn liên doanh cơ sở đồng kiểm soát dài hạn bằng một TSCĐ hữu hìnhcó nguyên giá 700.000.000 đồng, giá trị đã hao mòn 180.000.000 đồng. Tài sản cố định đƣợc các bên tham gia liên doanh đánh giá là 500.000.000 đồng. Nghiệp vụ 8: Ngày 30, Công ty C hoàn thành việc nâng cấp thiết bị sản xuất với tổng chi phí 220.000.000 đồng (gồm thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp chƣa thanh toán cho công ty C. Thiết bị đã đƣa vào sử dụng tại phân xƣởng sản xuất. Yêu cầu: a) Định khoản nghiệp vụ phát sinh (3,5 điểm) b) Lập bảng trích khấu hao tháng 7 cho tài sản phát sinh ở nghiệp vụ 2, 4 và định khoản tính khấu hao cho tài sản này (1,5 điểm) Biết doanh nghiệp: - Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên - Doanh nghiệp nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ. - Tính khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. 62 BÀI 7 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Mã bài: MĐ 15-07 Giới thiệu: Trong hoạt đong của doanh nghiệp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sửa chữa tài sản cố định thƣờng xuyên xảy ra? Việc hạch toán các nghiệp vụ này nhƣ thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bài học dƣới đây. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc kết cấu, nội dung tài khoản sửa chữa lớn tài sản cố định; - Phân biệt đƣợc sửa chữa lớn và sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định; - Hạch toán đƣợc các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sửa chữa tài sản cố định; - Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các chế độ kế toán khấu hao tài sản cố định; Nội dung: 1. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu TK 241 Bên Nợ: - Chi phí đầu tƣ XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình); - Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ; - Chi phí mua sắm bất động sản đầu tƣ (Trƣờng hợp cần có giai đoạn đầu tƣ xây dựng); - Chi phí đầu tƣ XDCB bất động sản đầu tƣ; - Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tƣ. Bên Có: - Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tƣ XDCB, mua sắm đã hoàn thành đƣa vào sử dụng; 63 - Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán đƣợc duyệt; - Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán đƣợc duyệt; - Giá trị bất động sản đầu tƣ hình thành qua đầu tƣ XDCB đã hoàn thành; - Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tƣ vào các tài khoản có liên quan. Số dƣ bên Nợ: - Chi phí dự án đầu tƣ xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dỡ dang; - Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhƣng chƣa bàn giao đƣa vào sử dụng hoặc quyết toán chƣa đƣợc duyệt; - Giá trị bất động sản đầu tƣ đang đầu tƣ xây dựng dỡ dang. 2. Kế toán sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định Chi phí sửa chữa nhỏ, tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 3. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định a. Khi chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh đƣợc tập hợp vào bên Nợ TK 241 "XDCB dở dang" (2413) và đƣợc chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán: - Nếu thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2413) (giá mua chƣa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_tai_san_co_dinh_cong_cu_dung_cu_ng.pdf
Tài liệu liên quan