CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT , CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mã chương: TCDN 101
Giới thiệu:
Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử các quỹ tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho các việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nội dung chương 1 sẽ giới thiệu về bản chất tài chính doanh nghiệp, chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp, tổ chức tài chính doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Trình bày được chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp;
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp;
- Phân tích được vai trò của tài chính doanh nghiệp;
- Giải thích được bản chất tài chính của doanh nghiệp;
- Tuân thủ luật và chế độ quản lý tài chính của nhà nước;
- Có thái độ nghiêm túc, chủ động trong học tập.
Nội dung chính:
1. BẢN CHẤT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp phản ánh luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế và luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc thu hút vốn, việc mua vật tư (đầu vào) và việc bán sản phẩm (đầu ra), việc trích lập các quỹ của doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự chuyển dịch giá trị trong nội bộ của doanh nghiệp như phân phối vốn, trả tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên tài chính doanh nghiệp trong quá trình vận động tạo lập nên các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự vận động các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trính phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Vị trí tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành nên tài chính quốc gia.
- Nếu xét trên phạm vi của đơn vị sản xuất kinh doanh thì tài chính doanh nghiệp được coi là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Nếu xét trên góc độ của hệ thống tài chính nước ta thì tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hệ thống tài chính trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các định chế tài chính trung gian có vai trò hỗ trợ tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình bổ sung nhằm tăng nguồn lực tài chính cho nền kinh tế. Còn tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính.
1.3. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho nhà nước.
Nội dung quan hệ kinh tế bao gồm:
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước:
- Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) ở các ngành then chốt của Nhà nước như điện tử, cơ khí.
- Doanh nghiệp phải nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (như nộp thuế cho ngân sách Nhà nước)
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ thể kinh tế khác: Bán và mua hàng hoá
- Doanh nghiệp hoạt động xã hội: Tổ chức bảo hộ người tàn tật, người nghèo.
+ Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ đội sản xuất trong việc nhận tạm ứng, thanh toán tài sản, vốn liếng.
112 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông
- Kiểm tra trong khi sử dụng vốn: Nhằm tránh lãng phí, ứ đọng vốn không cần thiết và so sánh với định mức vật tư dự kiến, nhằm phát hiện những khâu bất hợp lý trong quá trình sử dụng vốn.
- Kiểm tra sau khi sử dụng vốn: Trên cơ sở những tài liệu tính toán, tài liệu báo cáo của doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp mà xem xét việc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tìm các nguyên nhân và các biện pháp để khắc phục cho kỳ sau tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Có tài liệu của doanh nghiệp sản xuất Hoàng Anh như sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số dư vốn lưu động bình quân trong 3 quí như sau:
Quí 1: 1200 triệu đồng Quí 2: 1310 triêụ đồng Quí 3: 1350 triệu đồng
2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở 3 quí đầu năm là 3150 triệu đồng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng), số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp từ sản phẩm tiêu thụ là 650 triệu đồng
3. Dự tính tình hình quí 4 năm báo cáo như sau:
- Số vốn lưu động bình quân trong quí 4 là: 1400 triệu đồng
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong quí 4 dự kiến là 1.675 triệu đồng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng), số thuế GTGT phải nộp trong quí là 230 triệu đồng
4. Nguyên giá tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh đến ngày 30/9 là 5.300 triệu đồng, dự kiến trong tháng 11 mua một ô tô có nguyên giá 600 trđ, tỷ lệ khấu hao 5%/năm. Trong tháng 12 doanh nghiệp thanh lý một số máy móc thiết bị lạc hậu không còn sử dụng được nữa có nguyên giá 300 trđ đã khấu hao 80%.
5. Số tiền khấu hao luỹ kế đến ngày 31/12 là 1.650 triệu đồng
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch tăng 50% so năm báo cáo
2. Số thuế GTGT phải nộp cả năm dự kiến là 1.150 triệu đồng, số giảm giá cho khách hàng dự kiến là 45 triệu đồng
3. Kỳ luân chuyển vốn lưu động bình quân năm kế hoạch dự kiến rút ngắn 20 ngày so năm báo cáo
4. Lợi nhuận năm kế hoạch dự kiến bằng 30% doanh thu thuần năm kế hoạch, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
5. Dự kiến trong năm kế hoạch doanh nghiệp mua sắm thêm 1 số tài sản có nguyên giá 450 triệu đồng và nhượng bán một số tài sản có nguyên giá 500 triệu đồng đã khấu hao 50%
6. Số tiền khấu hao tài sản cố định trích trong năm kế hoạch là 165 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu số lần luân chuyển, kỳ luân chuyển vốn lưu động
3. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
4. Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn sản xuất năm kế hoạch biết doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 2. Doanh nghiệp F có các tài liệu sau : (Đơn vị tính : Triệu đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo :
Số dư vốn lưu động trong năm như sau :
Đầu năm: 1.200; Cuối quí 1: 1.400 ; Cuối quí 2: 1.500
Cuối quí 3: 1.300 ; Cuối quí 4: 1.400 ;
2. Giá bán đơn vị sản phẩm là 1.200.000 đồng gồm cả thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5 %
3. Số lượng sản phẩm tiêu thụ là : 7.500 sản phẩm
4. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là 6.500
5. Nguyên giá tài sản cố định phải tính khấu hao đến 31/12 là 25.500, số khấu hao lũy kế 31/12 là 7.800
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm tăng 25% so kỳ báo cáo
2. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ hạ 5% so kỳ báo cáo
3. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng 25% so kỳ báo cáo
4. Tình hình tài sản cố định dự kiến trong năm :
- Tháng 2 thuê hoạt động 1 tài sản cố định có nguyên giá 250
- Tháng 4 mua 1 tài sản cố định tổng giá thanh toán là 660, chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử là 33, thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Tháng 6 thanh lý 1 tài sản cố định có nguyên giá 350 đã khấu hao 90%
- Tháng 8 cho thuê tài chính 1 tài sản cố định đang dự trữ trong kho có nguyên giá 730
- Tháng 9 mua 1 máy móc thiết bị có nguyên giá 980 bao gồm cả thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%, phí trước bạ 5%.
- Tháng 11 điều chuyển cho đơn vị khác 1 tài sản cố định có nguyên giá 500 đã khấu hao 40%.
5. Mức trích khấu hao tài sản cố định trong năm: 6.000
Yêu cầu :
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu L và K? Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
3. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm kế hoạch biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%.
(Biết doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
Bài 3. Doanh nghiệp F có các tài liệu sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo: 1.Số dư vốn lưu động trong năm như sau:
Đầu năm: 1200 ; Cuối quí 1: 1400; Cuối quí 2: 1500
Cuối quí 3: 1300; Cuối quí 4: 1400;
2. Doanh thu thuần tiêu thụ các loại sản phẩm: 8.930
3. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ khác là: 6.500
4. Nguyên giá tài sản cố định phải tính khấu hao đến 31/12 là 25.500 , số khấu hao luỹ kế 31/12 là 7.800
5. Số sản phẩm A tiêu thụ trong năm là 1.850 sản phẩm
6. Giá bán sản phẩm A là 1.400.000 đồng/sản phẩm bao gồm cả thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%
7. Giá thành tiêu thụ sản phẩm A là 1.150.000 đồng/sản phẩm
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Các thông tin về sản phẩm A:
- Số sản phẩm A dự kiến sản xuất trong năm: 3.000 sản phẩm
- Số tồn kho cuối năm dự kiến bằng 10% số sản phẩm sản xuất trong năm
- Giá thành tiêu thụ sản phẩm A dự kiến hạ 6% so năm báo cáo
- Giá bán có thuế GTGT của sản phẩm A là 1.500.000đồng
2. Thông tin về các sản phẩm khác:
- Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm tăng 25% so kỳ báo cáo
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ khác hạ 5% so kỳ báo cáo
3. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng 25% so kỳ báo cáo
4. Tình hình tài sản cố định dự kiến trong năm:
- Tháng 2 thuê hoạt động 1 tài sản cố định có nguyên giá 250
- Tháng 6 thanh lý 1 tài sản cố định có nguyên giá 350 đã khấu hao 90%
- Tháng 8 nhượng bán 1 tài sản cố định đang dự trữ trong kho có nguyên giá 730, đã khấu hao 40%
- Tháng 9 mua 1 máy móc thiết bị có nguyên giá 980 bao gồm cả thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10%; phí trước bạ 5%
5. Mức trích khấu hao tài sản cố định trong năm: 600
6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch.
2. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
3. Tính lợi nhuận sau thuế năm báo cáo và lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch.
4. Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn sản xuất năm kế hoạch biết doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 4. Doanh nghiệp An Bình có tình hình kinh doanh như sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số vốn lưu động sử dụng trong năm:
- Đầu quí 1: 120 triệu đồng; Cuối quí 1: 140 triệu đồng;
- Cuối quí 2: 150 triệu đồng; Cuối quí 3: 120 triệu đồng;
- Cuối quí 4: 140 triệu đồng.
2. Doanh thu thuần tiêu thụ các loại sản phẩm: 1.620 triệu đồng
3. Nguyên giá tài sản cố định phải tính khấu hao đến 31/12 là 1.200 triệu đồng, số khấu hao luỹ kế đến 31/12 là 200 triệu đồng
4. Số sản phẩm tồn kho cuối năm là 3.000 sản phẩm.
5. Giá thành sản phẩm A sản xuất trong năm là 60.000đồng/sản phẩm.
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Các thông tin về sản phẩm A:
- Số sản phẩm A dự kiến sản xuất trong năm: 20.000 sản phẩm
- Số sản phẩm tồn kho cuối năm bằng 10% số sản phẩm sản xuất trong năm
- Giá thành sản xuất sản phẩm A dự kiến hạ 5% so với năm báo cáo. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm A dự kiến bằng 10% giá thành sản xuất của sản phẩm A tiêu thụ trong năm.
- Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm là 100.000đồng/sản phẩm
2. Thông tin về các sản phẩm khác:
- Doanh thu thuần tiêu thụ các sản phẩm khác trong năm là 600 triệu đồng
- Giá thành toàn bộ tiêu thụ sản phẩm khác là 475 triệu đồng
3. Kỳ luân chuyển vốn lưu động rút ngắn 10 ngày so với năm báo cáo
4. Tình hình tài sản cố định sản xuất dự kiến thay đổi như sau:
- Số tài sản cố định tăng (theo nguyên giá) là 760 triệu đồng
- Số tài sản cố định giảm (theo nguyên giá) là 180 triệu đồng, số tài sản cố định này đã khấu hao 80% nguyên giá
5. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
6. Mức trích khấu hao tài sản cố định trong năm: 300 triệu đồng
7. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%.
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân sử dụng năm kế hoạch.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch qua các chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển và số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động so với năm báo cáo.
3. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
Mã chương: TCDN 104
Giới thiệu:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong cơ chế thị trường các đơn vị, doanh nghiệp hàng quý, năm cần tiến hành phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ, từ đó tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý chi phí và giảm giá thành. Đồng thời thông qua việc phân tích chi phí kinh doanh sẽ có những quyết định quản lý tối ưu hơn.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp;
- Trình bày được chi phí sản xuất kinh doanh;
- Làm được các bài tập về tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của doanh nghiệp;
- Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính;
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập.
Nội dung chính:
1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định như chi phí về bao gói sản phẩm, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, chi phí về hướng dẫn người tiêu dùng, điều tra khảo sát thị trường để có quyết định đối với việc sản xuất, thì doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí về nghiên cứu, tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm hay bảo hành sản phẩm.
- Các khoản thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước như: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... đối với doanh nghiệp những khoản tiền thuế phải nộp trên là những chi phí mà doanh nghiệp ứng trước cho người tiêu dùng và chỉ thu hồi khi các sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ, vì thế nó coi là khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2. Nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.2.1 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, đông lực (chi phí vật tư)
+ Mức tiêu hao vật tư
+ Giá vật tư dùng hạch toán và xác định giá vật tư là giá thực tế
+ Đối với công cụ dụng cụ sử dụng trong quá trình kd như khuôn mẫu, giàn giáo, cân, giá đựng, bàn ghế... doanh nghiệp căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị của công cụ dụng cụ để phân bổ dần vào các khoản mục chi phí trong các chu kỳ kinh doanh theo tiêu thức phù hợp.
+ Giá trị vật tư tiêu hao thực tế được hạch toán chi phí vật tư sau khi trừ tiền đền bù của các cá nhân tập thể gây ra, tiêu hao vật tư vượt định mức và trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) và số tiền giảm giá hàng mua (nếu có).
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương
- Chi phí BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Chú ý: Không được tính vào chi phí hđkd các khoản sau
+ Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật
+ Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản khi mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình, chi ủng hộ các tổ chức xã hội
+ Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức của doanh nghiệp
+ Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đã được ngân sách nhà nước cấp, chi trả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành đưa vào sử dụng. Số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
+ Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh vượt mức quy định của chế độ tài chính thì được bù đắp bằng quỹ khen thưởng hoặc phúc lợi
1.1.2.2. Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí liên quan đến việc thanh lý nhượng bán tài sản.
- Chi phí cho thuê tài sản.
- Chi phí liên doanh, liên kết: là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết (không thuộc chi phí doanh nghiệp liên doanh, liên kết).
- Chi phí mua bán cổ phiếu, trái phiếu kể cả các khoản tổn thất trong đầu tư (nếu có).
- Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Chi phí về trả lãi vay cho số vốn lưu động trong kỳ, chi phí hoạt động tài chính
- Giá trị ngoại tệ bán ra chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo chế độ tài chính hiện hành.
- Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ khi thanh toán tiền trước hạn.
- Chi phí hoạt động tài chính khác.
1.1.2.3 Chi phí hhoạt động khác
- Chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý nhượng bán)
- Giá trị tổn thất thực tế của tài sản sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) và số đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính
- Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
* Một số điểm cần chú ý về quản lý chi phí:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính và hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế VAT
- Xác định số thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì chi phí không bao gồm tiền thuế GTGT đầu vào
- Xác định số thuế VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí bao gồm cả tiền thuế GTGT đầu vào (nếu có)
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh tài chính và hoạt động khác không thuộc đối tượng chịu thuế VAT thì chi phí của doanh nghiệp bao gồm cả thuế VAT đầu vào
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế (yếu tố chi phí)
- Đặc điểm
+ Dựa vào hình thái nguyên thuỷ của chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh không phân biệt chi phí đó được dùng cho mục đích gì, nếu có cùng nội dung kinh tế thì được sắp xếp vào một loại và mỗi loại đó được gọi là một yếu tố chi phí.
- Nội dung
+ Yếu tố 1: Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài: Là toàn bộ giá trị tất cả các loại vật tư mua từ bên ngoài dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.
+ Yếu tố 2: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia hoạt động kinh doanh và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Yếu tố 3: Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số tiền phải trả về dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp
+ Yếu tố 4: Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí bằng tiền ngoài chi phí đã nêu ở trên (chiết khấu, giảm giá)
- Mục đích
+ Giúp doanh nghiệp thấy rõ chi phí về lao động vật hoá và lao động sống trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh trong năm
+ Xác định trọng điểm quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và kểm tra sự cân đối với kế hoạch khác như kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố định, kế hoạch về nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch giá thành.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí (khoản mục)
- Đặc điểm:
Ta có thể sắp xếp những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh vào một loại và mỗi loại được gọi là một khoản mục chi phí.
- Nội dung:
+ Khản mục 1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí được sử dụng trực tiếp chế tạo ra sản phẩm.
+ Khản mục 2: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Phát sinh ở bộ phận phân xưởng hoặc bộ phận kinh doanh.
+ Chi phí bán hàng: Gồm chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí cho bộ máy và điều hành doanh nghiệp.
- Mục đích:
Giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng của sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành.
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối liên hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và sản lượng hàng hoá bán ra (hoặc donh thu tiêu thụ)
- Nội dung:
+ Chi phí khả biến (chi phí biến đổi hay biến phí):
Là chi phí biến động trực tiếo theo sự thay đổi của số lượng hàng hóa hay doanh thu tiêu thụ: như nguyên nhiên vật liệu, tiền lương công nhân trực tiếp
+ Cchi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí)
Là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của số lượng hàng hoá bán ra hoặc doanh thu tiêu thụ như: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bán hàng, tiền lương trả cho các nhà quản lý, các chuyên gia
- Mục đích: Giúp cho nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích ứng với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp xác định được sản lượng sản xuất hoặc doanh thu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí cơ bản và chi phí chung
- Chi phí cơ bản
- Chi phí chung
1.3. Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh
1.3.1.Khái niệm
Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
1.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh
- Giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành sản xuất có kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh không giống nhau
- Các nhân tố ảnh hưởng
+ Do đặc điểm sản xuất của từng loại doanh nghiệp, các giai đoạn sản xuất, trình độ kỹ thuật sử dụng trong sản xuất, loại hình và quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, công tác quản lý sản xuất và cung tiêu.
- Ý nghĩa:
+ Cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công, chi phí vật chất chiếm trong tổng số sản xuất.
+ Kết cấu chi phí sản xuất là tiền đề cần thiết để kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định phương hướng cụ thể cho việc phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
1.3.3. Xu hướng của kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh
Xu hướng chung: Chi phí nguyên vật liệu và khấu hao tăng lên trong khi đó chi phí về tiền lương là giảm xuống cả về mặt tuyệt đối và tương đối.
Nguyên nhân:
- Do sự tiến bộ của khoa học cho nên những máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phức tạp có giá trị tăng lên làm cho năng suất lao động tăng lên.
- Do sự phân công trong sản xuất và lao động ngày càng chuyên môn hoá, năng suất lao động tăng lên do vậy làm giảm chi phí tiền lương và chi phí vật chất thì được tăng lên.
- Do tình hình chuyên môn hoá, tự động hoá ngày càng phát triển do vậy việc hạ thấp chi phí sản xuất trở thành một yêu cầu cấp thiết, tuy nhiên mức chi phí tiền lương hạ thấp nhanh hơn mức chi phí về vật chất.
2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
2.1.1.Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1loại sản phẩm nhất định.
2.1.2.Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Giống nhau: Đều cấu tạo bởi chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (đều được biểu hiện bằng tiền những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá)
- Khác nhau:
+ Nội dung của giá thành là chi phí sản xuất nhưng không phải mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ
+ Giá thành sản xuất biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. Còn chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong thời kỳ nhất định
2.1.3. Các loại giá thành sản phẩm
- Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành cá biệt và giá thành bình quân toàn ngành
+ Giá thành các biệt là giá thành sản phẩm của 1 doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Giá thành bình quân toàn ngành là biểu hiện chi phí vào bậc trung bình sản xuất lúc đó của toàn ngành.
- Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành sản xuất sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
+ Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm những khoản chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm
Zsản xuất = CHI PHÍ NVLTT + CHI PHÍ NCTT + CHI PHÍ SẢN XUẤTC
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm toàn bộ những chi phí để hoàn thành việc sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm
Ztb = Zsản xuất + CHI PHÍ BH + CHI PHÍ QLDOANH NGHIỆP
- Giá thành sản phẩm được chia thành giá thành giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành dự kiến được xây dựng dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của thời kỳ trước
+ Giá thành thực tế: Là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
2.1.4. ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
- Giá thành là thước đo mức hao phí lao động vật hoá và lao động sống để tiêu hao và phải được bù đắp và là căn cứ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
- Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp định giá cả đối với từng loại sản phẩm.
2.2. Hạ giá thành sản phẩm
2.2.1. Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
- Hạ giá thành sản phẩm trong phạm vi toàn doanh nghiệp làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên, các quỹ doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đời sống tinh thần và vật chất của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện.
- Hạ thấp giá thành có thể giảm bớt nhu cầu vốn lưu động và tiết kiệm vốn cố định.
- Hạ thấp giá thành tạo điều kiện quan trọng hạ thấp giá bán sản phẩm tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành và chỉ tiêu hạ giá thành
2.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành
- Ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất
- Tổ chức lao động và sử dụng con người
- Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính
2.2.2.2. Các chỉ tiêu hạ giá thành
Tính cho loại sản phẩm so sánh được: Là những sản phẩm mới được chính thức sản xuất từ những năm trước đã có đầy đủ tài liệu về hạch toán giá thành, quy trình sản xuất tương đối ổn định và đã có tích luỹ được một số kinh nghiệm về quản lý giá thành. Có 2 chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm so sánh được.
Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được
Mz = (Si1 x Zi1 - Si1 x Zio)
Trong đó:
Mz : Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được
Si1 : Số lượng sản phẩm sản xuất loại i kỳ kế hoạch
Zi1 : Giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm
Zio : Giá thành đơn vị năm báo cáo của từng loại sản phẩm
Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được
Tz
=
Mz
( Si1 x Zio)
Trong đó:
Tz : Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được
i : Loại sản phẩm so sánh được
2.2.3. Các biện pháp hạ giá thành
- Nâng cao năng suất lao động: Làm chi phí tiền lương trong giá thành giảm xuống, chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống, chi phí sản xất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống.
Biện pháp:
+ Áp dụng KHKT- CN mới vào sản xuất
Tổ chức lao động khoa học để tránh lãng phí sức lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động, chăm lo công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý, tổ chức lao động sản xuất hợp lý...
+ Tiết kiệm NVL tiêu hao: Chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (40-70%) do vậy phấn đấu tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ.
Biện pháp: Phải xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến, áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, dùng vật liệu thay thế, tận dụng phế liệu để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
+ Tận dụng công suất máy móc thiết bị: Phát huy hết khả năng của máy móc thiết bị để sản xuất nhiều sản phẩm hơn, chi phí khấu hao, chi phí cố định khác trong giá thành giảm xuống.
Biện pháp: Chấp hành đuúng địng mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sửa chữa dự phòng, tổ chức lao động hợp lý, cân đối năng lực sản xuất trong dây chuyền, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị
+ Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất: Sản phẩm hỏng, chi phí ngừng sản xuất
Muốn giảm bớt tổn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_1_nghe_ke_toan_doanh_nghie.doc