Hướng tới nền giáo dục hoà nhập trong bối cảnh đa dạng văn hoá: Những năng lực cần phát triển

Sự đa dạng văn hoá đã được UNESCO công nhận như một phần

“di sản chung của nhân loại” vào tháng 11 năm 2001, trong “Bản tuyên ngôn

chung về đa dạng văn hoá”. Trong bối cảnh của sự đa dạng văn hoá, mục

tiêu hướng tới nền giáo dục hoà nhập là cần thiết, song đứng trước rất nhiều

thách thức. Bài nghiên cứu này sẽ đưa ra một số đề xuất về những năng lực

cần phát triển ở người học để họ có thể hoà nhập trong bối cảnh đa dạng văn

hoá. Các đề xuất được dựa trên những cách tiếp cận từ khía cạnh văn hoá,

ngôn ngữ học, giáo dục học và tâm lý học thần kinh.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng tới nền giáo dục hoà nhập trong bối cảnh đa dạng văn hoá: Những năng lực cần phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó có khá nhiều khái niệm phức tạp có liên hệ tới văn hoá như: tình thái, thời, thể, thức (modalité, temps, aspect, mode). Đặc biệt tình thái (modalité) là khái niệm quan trọng xuyên suốt trong môn học. Theo định nghĩa, tình thái là “ Thái độ của người phát ngôn (người nói) đối với người nghe và đối với nội dung của phát ngôn” (Trần Thế Hùng, 2005). Các phương tiện để biểu đạt tình thái khá đa dạng, bao gồm cả phương tiện ngôn ngữ (cách phát âm, sử dụng từ ngữ, lựa chọn cú pháp), phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, chuyển động của cơ thể, nét mặt, trang phục, những nghi thức văn hoá - xã hội, v.v...) và những phương tiện kèm ngôn ngữ (giọng điệu, âm lượng, ngắt nghỉ, tốc độ lời, v.v...) Khái niệm tình thái là một minh hoạ độc đáo cho biểu hiện của đa dạng văn hoá - văn hoá cộng đồng và văn hoá cá nhân. “Dự án diễn kịch” nhằm giúp cho sinh viên hiểu được lý thuyết trong khi thực hành ngôn ngữ thông qua các tình huống tương tác giàu nội dung văn hoá, giúp nâng cao năng lực liên văn hoá - vốn rất quan trọng đối với người học ngoại ngữ. Thực nghiệm diễn ra với sự tham gia của 5 lớp học. Môn học kéo dài 15 tuần, mỗi buổi học gồm 3 tiết (45 phút/tiết), trong đó hai tuần đầu tác giả dành cho việc phổ biến cách thức thực hiện dự án. Trong những tuần tiếp theo, sinh viên học lý thuyết một nửa thời gian và còn lại là thực hành dự án diễn kịch. Kết thúc dự án, số điểm đánh giá các vở diễn sẽ chiếm 20% tổng số điểm của môn học. Tiêu chí đánh giá là dựa trên ba loại phương tiện biểu đạt của tình thái ở trên. Kết quả của thực nghiệm Đã có 34 vở kịch hoàn chỉnh được trình bày, tương ứng với 34 nhóm kịch. Nội dung các vở kịch có ba nguồn chính: từ các tác phẩm văn học, các hội thoại về những vấn đề thời sự và cuộc sống thường nhật, và từ điện ảnh. Dự án diễn kịch đã giúp tác giả có thể truyền tải nội dung khái niệm phức tạp là “tình thái” (modalité) một cách linh hoạt. Người học hiểu được khái niệm này thông qua những trải nghiệm thực tế khi được thực hành các phương tiện biểu đạt khái niệm đó. Người học được đặt trong hoàn cảnh mà tất cả các điều kiện quan 389 trọng của học tập đều được phát huy tối ưu. Về điều kiện của cơ thể sống và tâm lý, để hoá thân vào các nhân vật, sinh viên cần biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt, sự chuyển động của cơ thể, giọng nói, v.v... Về điều kiện nhận thức, sinh viên thực hiện các hành động lời nói (lời thoại) theo trình tự nội dung của vở kịch, phối hợp với ngôn ngữ cơ thể, hài hoà với diễn biến của cảm xúc. Về điều kiện xã hội, việc tập kịch được chia theo nhóm, trong mỗi nhóm các thành viên đều được phân vai diễn (do sinh viên tự chọn), mỗi nhân vật sẽ ứng với một nét tính cách, một tầng lớp xã hội và cách ứng xử riêng. Đối với điều kiện môi trường, khung cảnh phần bục giảng lớp học được trang trí phù hợp với bối cảnh lịch sử và xã hội của nội dung vở kịch, có hỗ trợ bởi âm thanh và hình ảnh (trình chiếu power point) – đều do sinh viên tự thực hiện, các em cũng tự nguyện chuẩn bị trang phục và đạo cụ phù hợp trong buổi diễn chính thức. Thế giới quan của các em có sự biến chuyển cùng với việc phải tìm tòi và đặt mình vào vị trí của các nhân vật với những đặc điểm văn hoá - xã hội có thể rất khác với hoàn cảnh của các em, đặc biệt là những nhân vật nước ngoài. Các em phải tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử - xã hội, đồng thời suy nghĩ về cách thể hiện các vai diễn: trẻ con, người già; người nghèo, quý tộc; người tàn tật, người khoẻ mạnh; người lạc quan hay người đau khổ, người tri thức hay người lao động chân tay, giới tính khác nhau, thậm chí hoá thân thành những con vật, v.v... Muốn làm tốt, các em đã phải học cách yêu lấy nhân vật mà mình đảm nhiệm, hiểu những cảm xúc của nhân vật để có thể làm tròn vai diễn. Trải nghiệm này giúp các em tôn trọng sự khác biệt, có cái nhìn đồng cảm với những thân phận khác nhau trong cuộc đời. Dường như thực hành về khái niệm tình thái - “thái độ” cũng đã giúp các em thay đổi “thái độ” của chính mình đối với cuộc sống. Trong quá trình thực hiện dự án, có một sự bất bình đẳng dễ hiểu khi phân vai diễn: vai chính và vai phụ. Thế nhưng, kết quả lại là rất nhiều vai diễn “phụ” đã để lại dấu ấn. Và như vậy không có vai diễn nào là đáng diễn hơn vai diễn nào, mỗi vai đều có đóng góp riêng vào vở kịch. Đây chính là sự bình đẳng thực sự mà các em đã trải nghiệm được trong dự án tập kịch. Cảm xúc luôn đồng hành với sự hoàn thiện thế giới quan của các em. Hiểu biết về cảm xúc và trải nghiệm cảm xúc là chìa khoá để các em thay đổi thái độ. Điều đáng ngạc nhiên là những em sinh viên vốn yếu về năng lực ngôn ngữ, tỏ ra rụt rè thậm chí lơ đễnh trong hai tuần đầu học lý thuyết, lại tham gia rất tích cực vào dự án. Dự án đã giúp các em thực sự trở nên tự tin, khám phá ra những tiềm năng của bản thân và cởi mở hơn trong hoạt động tập thể. Ngôn ngữ nước ngoài phản ánh văn hoá và cách tư duy của cộng đồng nước ngoài. Sinh viên khi sử dụng tiếng nước ngoài phải học cách đặt mình vào vị trí quan sát thế giới theo một hệ quy chiếu khác, với những giá trị khác, trong khi vẫn không quên đi những giá trị vốn có từ văn hoá của tiếng mẹ đẻ. Người học quan sát những sự khác biệt và cả những tương đồng trong hai nền văn hoá. HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRONG BỐI CẢNH ĐA DẠNG VĂN HOÁ: NHỮNG NĂNG LỰC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 390 4. Kết luận Sự đa dạng văn hoá xuất phát từ sự đa dạng của điều kiện sinh sống và quan sát thế giới đã đặt chúng ta vào bối cảnh “bất bình đẳng” về năng lực. Nhưng chính sự đa dạng văn hoá cũng cho phép chúng ta bình đẳng trong việc lựa chọn các phương thức khác nhau để hoàn thiện năng lực của mỗi cá nhân cũng như phát huy nội lực của bản thân. Quan niệm về “giáo dục hội nhập” trong bối cảnh này cũng cần được mở rộng theo hướng phát triển những năng lực chung cần thiết cho mọi cá nhân có thể hoà nhập, phát triển và đóng góp cho cộng đồng. Vai trò cần thiết của giáo dục hoà nhập trong bối cảnh đa dạng văn hoá là có thể đặt người học trong những tình huống có điều kiện quan sát/điều kiện hành động đa dạng, nhằm giúp họ phát triển năng lực liên văn hoá, gắn với năng lực về cảm xúc, đặc biệt là sự đồng cảm. Tài liệu tham khảo: 1. Bégin, C. (2008). Les Stratégies d’apprentissage : un cadre de référence simplifié. Revue Des Sciences de L’éducation, 34(1), 47–67. 2. Đỗ Thanh Thuỷ (2016). Vers une autonomie en apprentissage selon le chemin du milieu (le cas des étudiants de français à l’Université nationale du Vietnam à Hanoï). Université Lumière Lyon 2, Lyon. 3. Lazar, I., Huber-Kriegler M., Lussier D., S. Matei G., Peck C., (2007). Développer et évaluer la compétence en communication interculturelle, Editions du Conseil de l’Europe. 4. Le Boterf, G. (1994). De la compétence: essai sur un attracteur étrange (Vol. Troisième tirage 1995). Paris: Les Éditions d’Organisation. 5. Ting-Toomey S. (1999). Communicating across cultures. New York: The Guildford Press. 6. Trần Ngọc Thêm (2000). Khái luận về văn hoá, in trong sách: Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Trần Thế Hùng (2005). Cú pháp học. Grammaire française et syntaxe de la phrase. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Zay D. (2012). Qu’est-ce qu’une éducation inclusive : Enjeux, dérives, obstacles. 391 TOWARDS INCLUSIVE EDUCATION IN THE CONTEXT OF CULTURAL DIVERSITY: COMPETENCIES TO DEVELOP Ph.D Thuy Do Thanh1 Abstract: Cultural diversity has been recognized by UNESCO as part of the “common heritage of humanity” in November 2001, in the “Universal Declaration on Cultural Diversity”. In the context of cultural diversity, the orientation towards inclusive education is necessary, but it faces to many challenges. Our work will present proposals on the competencies to be developed in learners so that they can both integrate in the context of cultural diversity. These proposals are based on approaches from the point of view of culture, linguistics, education and neuroscience. Keywords: inclusive education, cultural diversity, competencies 1 University of Languages and International Studies; Tel: 0904619307; Email: aquableu95@yahoo.fr.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuong_toi_nen_giao_duc_hoa_nhap_trong_boi_canh_da_dang_van_h.pdf
Tài liệu liên quan