Một số yêu cầu, biện pháp phối hợp lực lượng tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc trong nhà trường quân đội

At present, hostile forces are using the media as a means of propagating

malicious information to commit political intrigue. Therefore, the

administrators in the school need to coordinate forces to effectively prevent

such information flows. The situation of coordinating forces for education and

prevention of bad information in military schools over the years, besides the

results achieved, still has shortcomings and limitations. The article aims to

help the media management subjects in military schools to clearly see the

reality of force coordination in propaganda, education and fighting,

preventing the spread of malicious information in order to defeat conspiracy

to use media to destroy the battlefield of ideology, politics in the army in

general, the military schools in particular of the hostile forces.

Communication management subjects at all levels need to thoroughly grasp

and implement requirements in force coordination, especially effective

implementation of some proposed measures to create high effectiveness in

prevention malicious information, build a healthy spiritual life in military

school nowadays.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số yêu cầu, biện pháp phối hợp lực lượng tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc trong nhà trường quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 60-64 ISSN: 2354-0753 60 MỘT SỐ YÊU CẦU, BIỆN PHÁP PHỐI HỢP LỰC LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ PHÒNG CHỐNG, NGĂN CHẶN THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Nguyễn Tuấn Nam Báo Quân đội nhân dân Email: nguyentuannamkc@gmail.com Article History Received: 08/8/2020 Accepted: 21/9/2020 Published: 05/11/2020 Keywords propaganda, education, prevention, malicious information, military schools. ABSTRACT At present, hostile forces are using the media as a means of propagating malicious information to commit political intrigue. Therefore, the administrators in the school need to coordinate forces to effectively prevent such information flows. The situation of coordinating forces for education and prevention of bad information in military schools over the years, besides the results achieved, still has shortcomings and limitations. The article aims to help the media management subjects in military schools to clearly see the reality of force coordination in propaganda, education and fighting, preventing the spread of malicious information in order to defeat conspiracy to use media to destroy the battlefield of ideology, politics in the army in general, the military schools in particular of the hostile forces. Communication management subjects at all levels need to thoroughly grasp and implement requirements in force coordination, especially effective implementation of some proposed measures to create high effectiveness in prevention malicious information, build a healthy spiritual life in military school nowadays. 1. Mở đầu Thông tin xấu độc là những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, thông tin chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mĩ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, (Nguyễn Nhâm, 2018, tr 95). Hiệu quả giáo dục, tuyên truyền và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc lan truyền trong nhà trường quân đội phụ thuộc nhiều vào tổ chức, phối hợp phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của cơ quan chuyên ngành cấp trên; sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan và khoa giáo viên trực thuộc nhà trường; phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể của nhà trường như: Chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ, và giữa nhà trường với tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường trên địa bàn nhằm tạo dựng môi trường tinh thần lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GD-ĐT của nhà trường. Bởi lẽ, công tác giáo dục, tuyên truyền và đấu tranh phòng chống thông tin xấu độc trong các nhà trường quân đội không phải chỉ do chủ thể quản lí tiến hành, quyết định mà là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhiều tổ chức, lực lượng: là sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của tổ chức Đảng; sự điều hành, quản lí của người chỉ huy; sự nỗ lực cố gắng của mỗi thành viên; sự hướng dẫn, tham mưu, giúp đỡ của cơ quan chức năng, trực tiếp là Phòng Chính trị, Phòng Thông tin Khoa học quân sự, các chuyên gia khoa học. Mỗi tổ chức, lực lượng có vai trò, chức năng riêng; muốn phát huy trách nhiệm, vai trò và hiệu quả giáo dục và đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc lan truyền trong nhà trường phải phối hợp chặt chẽ để tạo ra sức mạnh tổng hợp, bảo đảm môi trường thông tin đa dạng, an toàn trong nhà trường quân đội. Bài báo hướng tới giúp các chủ thể quản lí truyền thông trong các trường quân đội thấy rõ thực trạng phối hợp lực lượng trong tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc lan truyền, nhằm làm thất bại âm mưu sử dụng truyền thông để chống phá trận địa tư tưởng, chính trị trong quân đội nói chung, các trường quân đội nói riêng của các thế lực thù địch; từ đó sử dụng các biện pháp phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các lực lượng để kịp thời phát hiện, xử lí, không để bất ngờ, bị động trong mọi tình huống, tạo môi trường tinh thần lành mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GD-ĐT của nhà trường. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 60-64 ISSN: 2354-0753 61 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng phối hợp lực lượng trong tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc trong các nhà trường quân đội Những năm gần đây, các thế lực thù địch ngày càng gia tăng sử dụng công cụ truyền thông để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên tạc đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phủ nhận thành tựu của sự nghiệp đổi mới, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống phá trận địa tư tưởng, chính trị trong quân đội (Quân ủy Trung ương, 2017). Thấy rõ âm mưu đó, những năm qua, các nhà trường quân đội đã sử dụng nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền và phòng chống, ngăn chặn sự ảnh hưởng, lan truyền thông tin xấu độc trong nhà trường, kể cả biện pháp phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường và đã thu được những kết quả bước đầu, góp phần ổn định trận địa tư tưởng, chính trị trong nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp lực lượng chưa cao nên chưa thật sự tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch trong sử dụng truyền thông để chống phá trận địa tư tưởng, chính trị trong các nhà trường quân đội. Kết quả khảo sát 195 người đại diện cán bộ quản lí, giảng viên, học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân I vào tháng 12/2019 cho thấy: với nội dung “sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của cơ quan chuyên ngành cấp trên đối với nhà trường trong giáo dục, tuyên truyền và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc lan truyền trong nhà trường”, có 59,52% đánh giá tốt và khá, còn 40,48% đánh giá trung bình và yếu. Về “sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan và khoa giáo viên trực thuộc nhà trường”, có 62,34% đánh giá tốt, khá và 37,66% đánh giá trung bình và yếu. Đối với nội dung “sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể của nhà trường như: Chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ”, có 55,42% đánh giá tốt, khá và còn tới 44,57% đánh giá trung bình và yếu. “Sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường trên địa bàn trong giáo dục, tuyên truyền và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc lan truyền trong nhà trường” có kết quả thấp nhất với 35,25% đánh giá tốt, khá và còn tới 64,74% trung bình và yếu. Kết quả khảo sát trên bước đầu phản ánh về thực trạng những bất cập trong tổ chức thực hiện phối hợp các lực lượng, góp phần hạn chế đến hiệu quả tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc lan truyền trong cán bộ, giảng viên, học viên, ảnh hưởng nhất định đến môi trường, tinh thần trong các nhà trường quân đội những năm qua. 2.2. Một số yêu cầu và biện pháp phối hợp lực lượng trong tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc trong các nhà trường quân đội 2.2.1. Một số yêu cầu về phối hợp lực lượng tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc, trong các nhà trường quân đội Một là, phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong nhận diện và đấu tranh có hiệu quả các nội dung thông tin xấu độc lan truyền trong nhà trường. Trước hết, các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng nhằm giúp cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, nhận diện rõ các nội dung thông tin xấu độc xuất hiện và lan truyền trong nhà trường, cụ thể như: các thông tin có nội dung chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Đảng ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới; xuyên tạc lịch sử, vu cáo, bôi nhọ lãnh tụ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội; kích động xu hướng li khai dân tộc, chia rẽ đoàn kết, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; truyền bá lối sống ích kỉ, vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức; lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus Trên cơ sở nhận diện rõ bản chất của các dòng thông tin xấu độc đó, các nhà trường quân đội cần phối hợp lực lượng tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác có hiệu quả các nội dung thông tin xấu độc là nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng trong quân đội hiện nay. Theo đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong nhà trường quân đội cần chỉ đạo, phối hợp các lực lượng chủ động đấu tranh, phản bác, vạch rõ thực chất của những quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; giúp cán bộ, nhân viên, học viên, chiến sĩ có sức “đề kháng” tốt, không nghe, không theo những thông tin xấu độc, trái chiều. Qua đó, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao về tư tưởng trong nhà trường, góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” Quân đội, chia rẽ Đảng, Nhà nước, Quân đội với Nhân dân của các thế lực thù địch. Hai là, phối hợp trong tìm kiếm biện pháp tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn và hạn chế mức độ, phạm vi lan truyền của thông tin xấu độc; phân công tổ chức thực hiện. Để có thể đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc một cách có hiệu quả thì việc tìm kiếm các giải pháp đúng đắn, kịp thời là đặc biệt quan trọng. Các tổ chức, cá nhân cần VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 60-64 ISSN: 2354-0753 62 phát huy vai trò, khả năng trong đề xuất giải pháp, sáng kiến phù hợp nhằm phát hiện và đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc. Phối hợp chặt chẽ và phân công tổ chức hợp lí các lực lượng trong thực hiện, nhằm tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn và hạn chế mức độ, phạm vi lan truyền của thông tin xấu độc trong nội bộ nhà trường. Trong tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, cần tiến hành phân công và giao nhiệm vụ cụ thể giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đảm nhiệm; cần phân công rõ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện, đồng thời xác định cơ chế trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị một cách cụ thể, đúng thẩm quyền và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, khoa, đơn vị. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong thực hiện sẽ bảo đảm cho kế hoạch đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc đã xác định được tổ chức thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Ba là, phối hợp các lực lượng trong theo dõi kiểm tra, đôn đốc tổ chức tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn và hạn chế mức độ, phạm vi lan truyền của thông tin xấu độc. Trong quá trình tổ chức thực hiện đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, sẽ có sự thay đổi và nảy sinh những vấn đề mới; do vậy, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, lãnh đạo chỉ huy các cấp cùng cơ quan chức năng cần thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc. Qua kiểm tra, đôn đốc để nhắc nhở mỗi tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xác định, từ đó đánh giá khách quan những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện, đồng thời phát hiện thiếu sót trong tổ chức thực hiện để điều chỉnh theo thẩm quyền; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của các cơ quan, đối tượng thực hiện kế hoạch; tạo sự tập trung thống nhất trong chỉ đạo điều hành, kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong quá trình thực hiện, tạo phong trào trong thực hiện đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Bốn là, phối hợp các lực lượng trong đánh giá kết quả tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn và hạn chế mức độ, phạm vi lan truyền của thông tin xấu độc. Đánh giá kết quả quá trình thực hiện đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc trong nhà trường quân đội là bước đo lường hiệu quả triển khai thực hiện kế hoạch trong thực tế. Do đó, các lực lượng có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thu thập và xử lí thông tin về kết quả đạt được trong đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc; chỉ ra những hạn chế còn mắc phải trong quá trình thực hiện và tìm ra nguyên nhân của hạn chế; từ đó cùng bàn bạc, trao đổi, tìm biện pháp tháo gỡ, đồng thời có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện ở giai đoạn tiếp theo. 2.2.2. Một số biện pháp phối hợp lực lượng tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc trong các nhà trường quân đội Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong phòng, chống thông tin xấu độc hiện nay. Cấp uỷ đảng các cấp là nhân tố quyết định đến kết quả và mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của các cơ quan, khoa, đơn vị nói chung, đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc nói riêng. Vì vậy, trên cơ sở quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, cần giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên và hạ sĩ quan, binh sĩ của nhà trường về vai trò của công tác đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc; nhận thức đúng mới phát huy tốt trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, các tổ chức đảng cần lồng ghép nội dung đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc trong nghị quyết lãnh đạo các mặt công tác hàng tháng, quý, năm, cần thiết có thể ra nghị quyết chuyên đề về phòng, chống thông tin xấu độc và phải được biểu hiện rõ trong nghị quyết lãnh đạo. Biện pháp lãnh đạo cần coi trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị; gắn công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng với giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, xây dựng các tổ chức vững mạnh toàn diện. Cấp uỷ đảng các cấp phải là hạt nhân lãnh đạo đơn vị, quản lí, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, là lực lượng tiên phong trong đấu tranh ngăn ngừa thông tin xấu độc; và để làm tròn vai trò, nhiệm vụ đó cần cấp ủy các cấp cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Quản lí chặt chẽ, toàn diện đảng viên về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt, chấp hành thời gian, điều lệnh, điều lệ, quy định của đơn vị và các quan hệ xã hội. Thường xuyên bám sát mọi hoạt động, kể cả ngày nghỉ, giờ nghỉ, qua đó nắm chắc tình hình thực hiện nhiệm vụ, diễn biến tư tưởng, đạo đức, lối sống của từng đảng viên, nhất là học viên. Cần phải nắm chắc số đảng viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội với số đảng viên là học viên ít sử dụng mạng xã hội; đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng làm chuyển biến tình hình và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhà trường. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, trong đó cần chú ý nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tổ đảng; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trước những biểu hiện VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 60-64 ISSN: 2354-0753 63 sai trái trong chi bộ, đảng bộ; gắn việc phòng, chống thông tin xấu độc với xây dựng bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên. - Thường xuyên quan tâm, gần gũi, cởi mở chia sẻ với cán bộ, học viên, nhân viên, qua đó hiểu suy nghĩ, tâm tư, sở thích của họ, tạo cơ sở có thêm thông tin để ngăn ngừa thông tin xấu độc trong đơn vị; chấn chỉnh biểu hiện sai trái trong sử dụng mạng xã hội như lạm dụng thời gian, tham gia bình luận (comment) thông tin vô bổ hoặc tiếp nhận các thông tin chính trị - xã hội trên mạng xã hội chưa được xác thực mà đem ra phổ biến, chia sẻ cho đồng đội, có đánh giá, nhận định chủ quan, thiếu chính xác, Sự gần gũi, quan tâm lẫn nhau giữa các đảng viên, giữa đảng viên đi trước với đảng viên trẻ và sự sâu sát, cụ thể của cấp ủy sẽ kịp thời giúp mọi người tránh sự tác động tiêu cực của thông tin xấu độc. Hai là, phối hợp chặt chẽ giữa chỉ huy các cấp với cơ quan, đơn vị trong đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả sự lan truyền các thông tin xấu độc trong nhà trường. Sự phối hợp hoạt động giữa chỉ huy các cấp với cơ quan, đơn vị trong nhà trường có vai trò rất lớn trong phòng chống, ngăn chặn có hiệu quả thông tin xấu độc lan truyền trong nhà trường. Do vậy, trong phối hợp giữa chỉ huy các cấp, với cơ quan, đơn vị, Ban Giám hiệu nhà trường cần quán triệt và triển khai cho các lực lượng thực hiện nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm, quy định về sử dụng thông tin, các quy định về phòng gian, giữ bí mật, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo đảm bí mật quân sự. Duy trì nghiêm các chế độ sinh hoạt, học tập chuyên đề của sĩ quan, chấp hành điều lệnh, điều lệ quân đội, quy định của đơn vị. Quán triệt và bảo đảm việc sử dụng thông tin không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ và các hoạt động của đơn vị. Duy trì thường xuyên các hoạt động, phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thời tạo mọi điều kiện khách quan, thuận lợi để mỗi lực lượng cống hiến, thể hiện khả năng, có năng lực làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Ba là, xây dựng và nâng cao khả năng đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc của lực lượng nòng cốt chuyên sâu. Tiếp tục phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách ở các nhà trường, đồng thời tổ chức các lực lượng kịp thời đấu tranh, ngăn chặn không để các thông tin xấu độc phát tán hoặc có điều kiện gây ảnh hưởng xấu trong nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng lực lượng chuyên trách đủ năng lực đấu tranh trực diện đối với phần tử cơ hội chính trị, lệch lạc tư tưởng; trong đó gồm có những cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” làm công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục chính trị - tư tưởng, am tường thực tiễn. Huy động lực lượng các nhà lí luận “đầu ngành” về lí luận chính trị, các chính trị gia, những người có uy tín trong cộng đồng tham gia viết bài để “luận chiến”, vừa lí giải, thuyết phục những vấn đề khách quan, khoa học trong thực tiễn cuộc sống vừa đấu tranh trực diện, vạch trần âm mưu của các quan điểm sai trái thù địch xuyên tạc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ chuyên trách yên tâm thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Để công tác đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc đạt hiệu quả cao, cần có sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, quản lí, chỉ đạo chặt chẽ của chỉ huy nhà trường cùng cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, khoa, đơn vị. Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp, phân rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp. Đặc biệt, cần có một đội ngũ chuyên trách có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm để đảm nhiệm công tác này. Có chính sách động viên, khích lệ phù hợp, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ, công cụ, phương tiện phù hợp để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc. 3. Kết luận Từ thực trạng những bất cập, hạn chế trong phối hợp lực lượng tuyên truyền, giáo dục và phòng chống, ngăn chặn thông tin xấu độc trong nhà trường quân đội; kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số yêu cầu và biện pháp giúp chủ thể quản lí truyền thông các cấp trong nhà trường phân công tổ chức thực hiện, theo dõi kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc trong nhà trường quân đội. Để khắc phục hạn chế và thực hiện các yêu cầu đó, các chủ thể quản lí cần thực hiện hiệu quả một số biện pháp như: nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong phòng, chống thông tin xấu độc; nâng cao chất lượng quản lí của chỉ huy các cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nhà trường để tổ chức đấu tranh với thông tin xấu độc; xây dựng và nâng cao khả năng đấu tranh của lực lượng nòng cốt chuyên sâu Các biện pháp trên là chỉnh thể thống nhất, hỗ trợ thúc đẩy tạo hiệu quả cho nhau; vì vậy, trong thực tiễn cần vận dụng đồng bộ, thống nhất, tránh xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa biện pháp nào đó sẽ không mang lại kết quả mong muốn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 60-64 ISSN: 2354-0753 64 Tài liệu tham khảo Bộ Chính trị (2018). Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Nguyễn Hữu Toàn (2018). Một số biện pháp giáo dục sinh viên nhận diện, đấu tranh với thông tin sai trái trên mạng Internet hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr 240-243. Nguyễn Nhâm (2018). Phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Tạp chí Lí luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 1, tr 94-99. Nguyễn Phúc Châu (2013). Quản lí thông tin giáo dục trong nhà trường: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kì đổi mới. NXB Văn hóa thông tin. Quân ủy Trung ương (2017). Chỉ thị số 823-CT/QUTW ngày 10/9/2017 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội. Tạ Ngọc Tấn (2001). Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Trần Doãn (2009). Tạo sức đề kháng trước các thông tin, quan điểm sai trái trên mạng Internet. Tạp chí Tuyên giáo, số 7, tr 29-31. Trần Doãn Tiến (2010). Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trần Hoài Trung, Ngô Đình Phiếm, Đinh Quang Tuấn, Vũ Như Khôi, Bùi Quang Cường (2016). Đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Trần Khánh Đức (chủ biên), Dương Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Huy, Lê Thanh Huyền (2019). Quản lí đào tạo và quản trị nhà trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Vũ Đình Hòe (chủ biên, 2000). Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lí. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Vũ Văn Hiền (2018). Nhận rõ tình hình mới và các dạng quan điểm sai trái, thù địch. Tạp chí Cộng sản, số 908, tr 55-62.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_cau_bien_phap_phoi_hop_luc_luong_tuyen_truyen_gia.pdf
Tài liệu liên quan