Mối quan hệ giữa các môn học của chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán – Góc nhìn từ sinh viên

1.1.1. Chuyên ngành kế toán và chuyên ngành kiểm toán.

Không có sự tách biệt độc lập hoàn toàn giữa hai chuyên ngành kế toán và kế

toán - kiểm toán, hai chuyên ngành này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đều xuất

phát từ ngành Kế Toán.

Điểm giống của hai chuyên ngành là sinh viên được đào tạo để phục vụ cho công

tác kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước.

Điểm khác nhau là chuyên ngành kế toán đi sâu vào chuyên môn kế toán tài

chính, kế toán quản trị, kế toán quốc tế trang bị cho sinh viên kiến thức để có thể công

tác tốt ở các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chuyên ngành kiểm toán đi sâu đào tạo các kiến thức thuộc phạm vi kiểm toán

giúp sinh viên có thể nhanh chóng tiếp cận môi trường làm việc tại các công ty kiểm

toán độc lập, cơ quan kiểm toán nhà nước, vị trí kiểm toán nội bộ trong các doanh

nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia.

Để có thể công tác tốt trong lĩnh vực kiểm toán, sinh viên phải học tốt các kiến

thức về kế toán và cần có thêm thời gian làm việc thực tế, sau khi tốt nghiệp Đại học

cố gắng thi đạt một số chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị cao như chứng chỉ CPA của

Bộ Tài Chính Việt Nam, chứng chỉ ACCA của hiệp hội kế toán công chứng Anh,

chứng chỉ CPA của Úc.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa các môn học của chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán – Góc nhìn từ sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 31 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MÔN HỌC CỦA CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN – GÓC NHÌN TỪ SINH VIÊN Đỗ Thị Ngân – CQ51/21.02 Phạm Thúy Nga – CQ51/21.09 I. Lý luận chung về mối quan hệ giữa các môn học của ngành kế toán, kiểm toán. 1.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa các môn học của ngành kế toán, kiểm toán. 1.1.1. Chuyên ngành kế toán và chuyên ngành kiểm toán. Không có sự tách biệt độc lập hoàn toàn giữa hai chuyên ngành kế toán và kế toán - kiểm toán, hai chuyên ngành này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đều xuất phát từ ngành Kế Toán. Điểm giống của hai chuyên ngành là sinh viên được đào tạo để phục vụ cho công tác kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước. Điểm khác nhau là chuyên ngành kế toán đi sâu vào chuyên môn kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán quốc tế trang bị cho sinh viên kiến thức để có thể công tác tốt ở các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chuyên ngành kiểm toán đi sâu đào tạo các kiến thức thuộc phạm vi kiểm toán giúp sinh viên có thể nhanh chóng tiếp cận môi trường làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán nhà nước, vị trí kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia. Để có thể công tác tốt trong lĩnh vực kiểm toán, sinh viên phải học tốt các kiến thức về kế toán và cần có thêm thời gian làm việc thực tế, sau khi tốt nghiệp Đại học cố gắng thi đạt một số chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị cao như chứng chỉ CPA của Bộ Tài Chính Việt Nam, chứng chỉ ACCA của hiệp hội kế toán công chứng Anh, chứng chỉ CPA của Úc... 1.1.2. Mối quan hệ tổng quan giữa các môn học của ngành kế toán, kiểm toán KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 32 Các môn học trong cả 2 chuyên ngành kế toán và kiểm toán đều có mối quan hệ mật thiết và qua lại với nhau. Kiến thức của môn học này là nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm hiểu môn học kia, giúp cho lượng kiến thức đến với sinh viên ngày càng được tiếp nhận dễ dàng và hiểu rõ về bản chất của các môn học. Cụ thể: - Nguyên lý kế toán: Trang bị những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán như: bản chất, chức năng, yêu cầu, nguyên tắc của kế toán; hệ thống phương pháp kế toán, trình tự chung về kế toán các yếu tố, các quá trình kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế toán, tổ chức công tác và bộ máy kế toán. - Kế toán tài chính 1: + Cơ sở nền tảng: Nguyên lý kế toán + Mô tả tóm tắt nội dung học: Môn học này nhằm trang bị cho SV kiến thức chuyên ngành về kế toán tài chính doanh nghiệp: Các khái niệm và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận; nội dung tổ chức công tác kế toán các yếu tố của quá trình SXKD trong doanh nghiệp như: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán TSCĐ, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả, kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán vay, nợ trong DN, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, báo cáo tài chính, môn học mang đến cho SV khả năng thu thập, xử lý, phân tích và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. - Kế toán tài chính 2: + Cơ sở nền tảng: kế toán tài chính 1 + Mô tả tóm tắt nội dung học: Hiểu được những kiến thức chuyên sâu về kế toán các loại tài sản trong doanh nghiệp, tạo nền tảng để sinh viên tiếp tục học tập nghiên cứu các học phần kế toán sâu hơn, cao hơn theo chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán bậc đại học. Vận dụng tốt kiến thức để giải quyết những tình huống kế toán về các loại tài sản trong doanh nghiệp. Môn học này nhằm trang bị cho SV kiến thức chuyên ngành về kế toán sâu hơn và mới mẻ hơn so với kế toán tài chinh 1. - Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 33 + Cơ sở nền tảng: Nguyên lý kế toán + Mô tả tóm tắt nội dung học: Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị như: Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán - Kế toán máy: + Cơ sở nền tảng: kế toán tài chính 1 + Mô tả tóm tắt nội dung học: Môn học này nhằm trang bị cho SV kiến thức cơ bản trong việc sử dụng một phần mềm kế toán trong quá trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp: Giới thiệu chung về cấu trúc và sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp; Kế toán tiền mặt; Kế toán tiền gửi ngân hàng; kế toán tài sản cố định; Kế toán vật tư; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; kế toán tổng hợp - Kế toán quản trị: + Cơ sở nền tảng: Nguyên lý kế toán, kế toán tài chính + Mô tả tóm tắt nội dung học: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về việc tổ chức thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin kế toán để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của bản thân doanh nghiệp. Cung cấp lý luận cơ bản về tập hợp và phân tích các chi phí sản xuất kinh doanh, tính toán, cung cấp các thông tin nội bộ phục vụ cho việc ra quyết định mang tính tác nghiệp ngắn hạn trong quản trị kinh doanh ở đơn vị cơ sở. - Kế toán hành chính sự nghiệp: + Cơ sở nền tảng: Nguyên lý kế toán + Mô tả tóm tắt nội dung học: Môn học này nhằm trang bị cho SV kiến thức cơ bản về kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán vật liệu, dụng cụ và sản phẩm, hàng hóa; Kế toán tài sản cố định; Kế toán thanh toán; Kế toán nguồn kinh phí hoạt động - Dự án - Quỹ cơ quan; Kế toán các khoản thu, chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và chế độ báo cáo tài chính. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 34 - Kiểm toán báo cáo tài chính; + Nền tảng cơ bản: kế toán tài chính 1, kế toán tài chính 2 + Mô tả tóm tắt nội dung học: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kiểm toán và vận dụng những kiến thức đã học vào công tác quản lý kinh tế tài chính trong các doanh nghiệp và lĩnh vực công tác của mình, cung cấp cho sinh viên kiến thức về hệ thống Kiểm soát nội bộ, Hồ sơ kiểm toán, các thủ tục, phương pháp kiểm toán cho các chu trình kế toán chính trong DN được kiểm toán. Sau khi học xong học phần, sinh viên có thể xác định được những gian lận, sai sót có thể xảy ra trong các chu trình kế toán của DN được kiểm toán. Như vậy, giữa các môn học đều có mối quan hệ qua lại với nhau, là nền tảng tiền đề cho việc học môn học sau. Mỗi môn học đều mang đến nhưng kiến thức về chuyên ngành học ở những cấp bậc khác nhau, môn học sau cấp cao hơn học trước và được nghiên cứu ứng dựng trên nền tảng kiến thức những môn học trước đó đã cung cấp. Bởi vậy, khi nghiên cứu một chuyên ngành kinh tế nói chung, chuyên ngành kế toán, kiểm toán nói riêng cần thiết cần nắm rõ kiến thức cơ bản, nền tảng cần thiết, những nguyên tắc và khái niệm căn bản về kế toán trên phương diện là một khoa học và hiểu biết tổng quát về nghề nghiệp kế toán, làm cơ sở cho người học có thể tiếp tục nghiên cứu những nội dung sâu hơn về kế toán cũng như tiến hành những nghiên cứu xa hơn về tài chính, kinh tế và quản lý. 1.2. Một số mối quan hệ minh họa: Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán. Trong đó, kế toán tài chính và kế toán quản trị được coi là bộ phận hữu cơ của doanh nghiệp. Hai loại kế toán này có mối quan hệ mật thiết với nhau tuy khác nhau ở một vài khía canh song chúng lại hỗ trợ và có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 35 - Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết. Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý. Như vậy, tùy từng góc nhìn của doanh nghiệp, chúng ta cần có sự hiểu biết về các môn học kế toán khác nhau, song chúng lại hỗ trợ nhau trong quá trình đánh giá, nhìn nhận một doanh nghiệp nhiều chiều góp phần hoàn thiện hệ thống kiến thức mà các môn học chuyên ngành kế toán của các trường đại học khối kinh tế nói chung và kế toán Học viện tài chính nói riêng. II. Những vấn đề về mối quan hệ giữa các môn học của ngành kế toán, kiểm toán. 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu và ứng dụng mối quan hệ các môn học chuyên ngành kế toán, kiểm toán vào thực tế. 2.1.1. Thuận lợi: - Việc nghiên cứu và ứng dụng các môn học chuyên ngành kế toán, kiểm toán vào thực tế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các kiến thức lý thuyết cơ bản, được đào tạo qua các cấp độ khó và sâu khác nhau, mang đến cái nhìn toàn cảnh của một ngành kế toán trong các loại hình doanh nghiệp. - Trong quá trình nghiên cứu, có sự lồng ghép với các bài tập nhóm, các bài thực hành đi sâu tìm hiểu các vấn đề trong thực tế, giúp sinh viên tự tích lũy, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động cũng như chuyên môn kế toán áp dụng vào thực tế - Lượng kiến thức của các môn học trong chuyên ngành phù hợp với đặc điểm, yêu cầu thực tế mà một người kế toán tài chính nên có. - Có sự ứng dụng, hỗ trợ của tin học vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhưng kiến thức đã đạt được vào thực tế. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 36 2.1.2. Khó khăn: Tồn tại song song những thuận lợi nói trên, việc nghiên cứu và ứng dụng các môn học vào thực tế cũng gặp không ít khó khăn: Đối với sinh viên hệ chính quy đa phần mục tiêu quan trọng nhất là học tập do vậy thời gian dành cho học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà chiếm phần lớn trong quỹ thời gian của mỗi sinh viên. Nhưng bên cạnh đó kiến thức về thực tế liên quan đến nghề nghiệp thì gần như chưa có, một số sinh viên đi làm thêm nhưng rất ít trong số này làm các công việc có liên quan đến ngành mà mình đang học. Do vậy việc tiếp cận lý thuyết đối với các em không có gì khó khăn, nhưng trở ngại ở đây lý thuyết của môn Hệ thống thông tin kế toán có những phần rất trừu tượng nếu không hình dung trong thực tế thì rất khó có thể hiểu được và sau này vận dụng. 2.2. Việc áp dụng mối quan hệ giữa các môn học trong học tập, nghiên cứu và làm việc của sinh viên Học Viện Tài Chính nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay. Khi thiết kế chương trình của một môn học, việc quan trọng là phải nghiên cứu mối quan hệ của nó với các môn học khác trong cả chương trình. Để làm việc này, phải nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn bị nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Chuẩn bị đầy đủ từ giáo trình, các tài liệu tham khảo và update tình hình thực tế. Với cac môn ở bậc Đại học, cần xác định được vị trí của môn học đó trong khối kiến thức cũng như mối liên hệ gắn kết với các môn khác. 2.2.1. Thực trạng việc vận dụng mối quan hệ giữa các môn học trong học tập, nghiên cứu và làm việc của sinh viên. Hiện nay, nhìn chung các bạn sinh viên có khả năng vận dụng và liên kết giữa các môn học là khác nhau. Tuy nhiên, nhận thấy một số bộ phận chưa xác định mục đích và mục tiêu của từng môn học, cũng như mối liên hệ giữa chúng. Cụ thể như sau: - Mục tiêu đào tạo: mô tả cụ thể những gì sinh viên có khả năng thực hiện được sau khi hoàn tất một khóa học hay môn học. Không nắm bắt được tinh thần của môn KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 37 học, cách tiếp cận không chủ động. Khả năng tiếp thu bị hạn chế và tính liên hệ với các môn khác không cao. - Đối với nhóm môn học, từng môn học có mục tiêu chung. Có mối liên hệ mật thiết. Học trước quên sau, không có sự vận dụng, liên hệ giữa các môn học. - Đối với từng chương, bài cụ thể, chúng ta có mục tiêu cụ thể. Sinh viên không năm bắt được kiến thức, bị “Đục lỗ” nên khi tiếp cận môn học mới, phần kiến thức liên quan không chắc chắn sinh ra nản hay có thể khó tiếp cận với lượng kiến thức cao hơn. 2.2.2. Phương pháp vận dụng mối quan hệ giữa các môn học trong học tập, nghiên cứu và làm việc của sinh viên đạt hiệu quả. - Để học tốt môn học, Sinh viên cần trả lời được những câu hỏi như: 1. Xác định tầm quan trọng của môn học và lộ trình đang học. Mục đích học là gì và ý nghĩa của môn học trong cả tiến trình học. 2. Cần những kiến thức kỹ năng gì đã học trước đó? Phương pháp học ra sao, cần những tài liệu gì để học đạt hiệu quả cao. 3. Mối liên hệ giữa môn học này với môn học khác, kết hợp giữa các môn học để tạo sự liên kết, chắc chắn về mặt kiến thức. III. Phương pháp, nội dung ứng dụng giảng dạy các mối quan hệ các môn học chuyên ngành kế toán, kiểm toán đạt hiệu quả cao. Đối với mỗi người học, lại là một sự khác biệt. Vì vậy, để phát triển chương trình môn học, Giảng viên cần tìm hiểu kiến thức nền, kiến thức đầu vào của người học và liệt kê những kiến thức sinh viên cần để đạt được kết quả tốt trong môn học. Nếu có đầy đủ các thông tin này, giáo viên sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế chương trình môn học cũng như có kê hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Về phía của Giảng viên, để giúp sinh viên học tập, ứng dụng thực tế mối quan hệ các môn học chuyên ngành kế toán kiểm toán đạt hiệu quả cao. Cần xác định: 1. Phân tích nhu cầu KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 38 2. Xác định mục đích và mục tiêu 3. Thiết kế 4. Thực thi 5. Đánh giá - Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu hứng thú của người học với môn học đó để có các biện pháp thay đổi thái độ tiêu cực, tác động đến hứng thú, nhiệt tình của học sinh với môn học đó. - Tìm hiểu những mong đợi của người học đối với môn học. Giáo viên tìm hiểu thông tin của người học có thể qua điều tra bằng phiếu, qua các bài kiểm tra. Làm tốt việc tìm hiểu thông tin về người học sẽ giúp giáo viên phát triển chương trình môn học/chuyên đề phù hợp hơn với người học, hướng tới người học và mang lại kết quả tốt hơn. - Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp. Phải chỉ ra được, chứng minh được kiến thức mà giáo viên dạy đó cần gì cho người học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động, có như vậy mới tạo ra động lực và hứng thú trong học tập cho người học. - Kết quả của quá trình phân tích nhu cầu là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học/ chuyên đề. - Ý nghĩa của mục tiêu hình thành các cách thức, hình thức, nội dung, phương pháp dạy học. Những yếu tố này chi phối toàn bộ nội dung dạy học. Từ đó, giáo viên truyền đạt tốt nhất đến các sinh viên để đạt hiệu quả trong học tập và nghiêm cứu môn học. - Đồng thời, kiểm tra đánh giá kiến thức của Sinh viên thường xuyên, có sự liên kết giữa các môn học. Đi sâu phân tích, làm rõ những chủ điểm, chuyên đề liên quan gắn kết các môn học, để sinh viên nắm được kiến thức và khả năng phân tích, tổng hợp và bao quát. Tài liệu tham khảo: tieu-cua-ca-chuong-trinh-giao-duc.htm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_cac_mon_hoc_cua_chuyen_nganh_ke_toan_kiem_t.pdf