Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới động lực thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên Việt Nam

Nghiên cứu này tập trung xem xét tác động của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức, cảm nhận trách nhiệm và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Việt Nam. Lý thuyết trao đổi xã hội được áp dụng làm khung lý thuyết trong nghiên cứu. Các giả thuyết được kiểm định bằng các điều tra thu được từ 475 phiếu phù hợp của giảng viên các trường Đại học tại Hà Nội. Kết quả hồi quy ủng hộ hết các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể, nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức có mối quan hệ tương quan cùng chiều với cảm nhận trách nhiệm và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Ngoài ra, nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức còn ảnh hưởng gián tiếp đến động lực nghiên cứu khoa học thông qua biến trung gian nhận thức trách nhiệm. Từ đó, nghiên cứu thảo luận các kết quả và đưa ra hàm ý cho các nhà quản lý

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới động lực thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách Kết quả phân tích trên cho thấy ở bối cảnh nền giáo dục đại học và nền khoa học- công nghệ Việt Nam mặc dù còn khoảng cách so với các nước nhưng những năm gần đây có nhiều thay đổi theo xu hướng quốc tế hóa, “nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức” có mối quan hệ tương quan cùng chiều với “cảm nhận trách nhiệm” và “động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên‟. Kết quả hồi quy cũng thấy được nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, kết quả này được phản ánh rất rõ ở các trường Đại học tại Việt Nam khi giảng viên cảm nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà trường, đồng nghiệp thì sẽ tăng động lực thực hiên nghiên cứu khoa học, đồng thời kết quả cũng cho thấy vai trò về sự hỗ trợ của tổ chức vô cùng quan trọng trong việc tạo động lực cho giảng viên nghiên cứu khoa học. Mặt khác, kết quả hồi quy cũng thấy được “nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức” ảnh hưởng gián tiếp đến “động lực nghiên cứu khoa học” thông qua „cảm nhận trách nhiệm”. Về vấn đề này khi thực hiện nghiên cứu định tính tác giả phát hiện còn một số ý kiến trái chiều khi cho rằng động lực nghiên cứu mà họ có nhiều khi là do bắt buộc và sức ép từ phía trường Đại học chứ không hoàn toàn từ bản thân họ tự cảm thấy có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu khoa học vì mục tiêu của Nhà trường. Do đó, kết quả này tuy phù hợp với những nghiên cứu trước nhưng lại có chút bất ngờ về cảm nhận trách nhiệm của giảng viên. Kết quả gợi ý cho các trường đại học bên cạnh việc đưa ra các chính sách bắt buộc như nghĩa vụ của giảng viên đối với nghiên cứu khoa học thì cần quan tâm nhiều hơn nữa đến mục tiêu, nguyện vọng của giảng viên trong nghiên cứu khoa học; bên cạnh việc tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho giảng viên nghiên cứu thì đồng thời tạo mạng lưới nghiên cứu trong giới học thuật để có thể hỗ trợ kịp thời khi gặp những khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Sự hỗ trợ này sẽ giúp giảng viên nâng cao được trách nhiệm của mình và lúc đó họ nghiên cứu khoa học với tinh thần tự nguyên hơn là bắt buộc. Kết quả còn cho thấy động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên tăng khi giảng viên có học hàm. Kết quả này có sự khác biệt với một số nghiên cứu trước như của Chen & cộng sự (2006) hay Tien (2000). Sự khác biệt này có thể do cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu của Tien (2000) sử dụng lý thuyết vòng đời và phân tích sự khác biệt động lực ở thời điểm trước và sau phong hàm. Có thể ở Việt Nam khi giảng viên đạt học hàm và đương nhiên cả học vị Tiến sĩ cũng đã đạt được thì lúc đó năng lực nghiên cứu tăng lên cùng với kinh nghiệm và điều này duy trì thậm chí làm tăng động lực của họ một thời gian sau đó. Đối với một số biến kiểm soát khác trong mô hình thì chưa có bằng chứng cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tuổi, giới tính, vị trí quản lý với động lực nghiên cứu khoa học. Kết quả này phù hợp với hầu hết những nghiên cứu trước như Bailey (1999), Chen và cộng sự nhưng lại chưa có sự thống nhất hoàn toàn với số ít nghiên cứu như của Rayan (2014), Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2015). Điều 1072 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 này có thể làm rõ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo khi phân nhóm tuổi của giảng viên để tìm thấy sự khác biệt về động lực nghiên cứu khoa học của họ. 5.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai Một vài hạn chế trong kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở để đề xuất các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Thứ nhất, phương pháp thu thập mẫu thuận tiện có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của kết quả nghiên cứu. Hơn nữa nghiên cứu chỉ tiến hành với đối tượng giảng viên thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở một số trường đại học phía Bắc mà chưa tiến hành với các đối tượng giảng viên thuộc lĩnh vực khác và ở các trường đại học ở các khu vực khác. Các nghiên cứu sau có thể tiến hành với đối tượng này để làm rõ thêm sự khác biệt về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các lĩnh vực khác nhau. Thứ hai, khung lý thuyết của nghiên cứu này chỉ xem xét mối quan hệ của “nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức”, “cảm nhận trách nhiệm” và “động lực nghiên cứu khoa học”. Các nghiên cứu sau nên mở rộng mô hình nghiên cứu và thêm các biến khác để làm rõ và toàn diện hơn các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Việt Nam. Thứ ba, vì trong nghiên cứu này xác định mục tiêu chính là nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố “nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức” đến “động lực nghiên cứu nghiên cứu khoa học” của giảng viên nên tác giả đã sử dụng OLS để phản ánh các mối quan hệ trực tiếp và sử dụng cách tiếp cân của Sobel (1982) để xét ảnh hưởng trung gian của nhân tố “cảm nhận trách nhiệm”. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu. Để xét tác động gián tiếp của biến “nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức” đến “động lực nghiên cứu khoa học” thông qua biến “cảm nhận trách nhiệm” nên sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anderson, J, & Gerbing, D. (1988), “Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach”. Psychological bulletin, 103(3), 411-423. [2] Bailey, J. (1999), “Academics motivation and self-efficacy for teaching and research”, Higher Education Research & Development, 18(3), 343-359. [3] Bateman, T. & Organ, D. (1983), Job satisfaction and the good soldier: the relationship between affect and employee "citizenship.” The Academy of Management Journal, 26, (4), 587-595. [4] Chen, Y., Gupta, A. & Hoshower, L. (2006), “Factors that motivate Business Faculty to conduct research: An expectancy Theory Analysis”, Journal of Education for Business, 81(4), 179-189. [5] Creswell, J. (1986), Measuring faculty research performance, Jossey-Bass Inc., San Francisco. [6] Dickson, M., Resick, C., & Hanges, P. (2006), “When organizational climate is unambiguous, it is also strong”, Journal of applied psychology, 91(2), 351–364. [7] Eisenberger R, Huntington R, Hutchison S, & Sowa D (1986), “Perceived organizational support”, Journal of applied psychology, 71(3), 500-507. [8] Eisenberger, R., Armeli, S., Rexwinkel, B., Lynch, P. D., & Rhoades, L. (2001), “Reciprocation of perceived organizational support”, Journal of applied psychology, 86(1), 42-51. [9] Gupta, V., Agarwal, U. A., & Khatri, N. (2016), “The relationships between perceived organizational support, affective commitment, psychological contract breach, organizational citizenship behaviour and work engagement”, Journal of Advanced Nursing, 72(11), 2806–2817. [10] Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. & Black, W. (1998), Multivariate data analysis: Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. [11] He, J., & King, W. R. (2008), “The role of user participation in information systems development: implications from a meta-analysis”, Journal of Management Information Systems, 25(1), 301-331. 1073 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [12] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. [13] Huỳnh Trường Huy, Lương Trần Thanh Thảo, Nguyễn Đức Vinh (2015), “Phân tích năng suất nghiên cứu khoa học của giảng viên nữ tại trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36, 81-91. [14] James, I. (2011), Effective motivation of paraprofessional staff in academic libraries in Nigeria, Library Philosophy and Practice, 1-10. [15] Jourdain, G., & Chênevert, D. (2015), “The moderating influence of perceived organizational values on the burnout-absenteeism relationship”, Journal of Business and Psychology, 30(1), 177–191. [16] Kreitner, R., & Kinicki, A. (2001). Organizational behavior (5 th ed), McGraw-Hill companies, Inc, 205-208. [17] Lertputtarak, S. (2008), “An investigation of factors related to research productivity in a public university in Thailand: A case study”, Doctoral dissertation, Victoria University. [18] Lockwood, P. (2005), “Promoting success or preventing failure: Cultural differences in motivation by positive and negative role models”, Personality and Social Psychology Bulletin, 31(3), 379-392. [19] McMillan, K. & Albrecht, S. (2010), Measuring social exchange constructs in organizations, Communication Methods and Measures, 4(3),201-220. [20] McMillan, K. & Albrecht, S. (2005), “Positive mood and felt obligation as mediators of the relationship between perceived organizational support and affective commitment”, Australian Journal of Psychology, 57,138-139. [21] Mitchell, T. (1997), “Matching motivational strategies with organizational contexts”, Research in organizational behavior, 19, 57-150. [22] Purvis, R. L., Zagenczyk, T. J., & McCray, G. E. (2015), “What's in it for me? Using expectancy theory and climate to explain stakeholder participation, its direction and ntensity”, International Journal of Project Management, 33(1), 3-14. [23] Rhoades, L. & Eisenberger, R.(2002), “Perceived Organizational Support: A Review of the Literature”, Journal of Applied Psychology, 87, 698-714. [24] Schneider, B., Ehrhart, M., & Macey, W. (2011a), Organizational climate research, the Handbook of Organizational Culture and Climate, 29-49. [25] Settoon, R. P., Bennett, N., & Liden, R. C. (1996), “Social exchange in organizations: Perceived organizational support, leader-member exchange, and employee reciprocity”, Journal of Applied Psychology, 81(3), 219–227. [26] Sobel, M. E. (1982), Asymptotic confidence intervals for indirect effects in structural equation models, Sociological methodology, 13, 290-312. [27] Tien, F. (2000), “To what degree does the desire for promotion motivate faculty to perform research?”, Research in Higher Education, 41(6), 723-752. [28] Triandis, C.H. (1993), The contingency model in cross-cultural perspective, Academic Press, San Diego, CA, 167-88. [29] Wright, B. (2004), “The role of work context in work motivation: A public sector application of goal and social cognitive theories”, Journal of public administration research and theory, 14(1), 59-78. [30]. Zhang, X. (2014), “Factors that Motivate Academic Staff to Conduct Research and Influence Research Productivity in Chinese Project 211 Universities”, PhD Thesis, University of Canberra. 1074

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_nhan_thuc_su_ho_tro_cua_to_chuc_toi.pdf
Tài liệu liên quan