Nghệ thuật tạo hình có từ bao giờ? Đó là một câu hỏi luôn được đặt ra và cũng có nhiều cách trả lời. Mặc dù vậy, cũng không thể có một câu trả lời hoàn toàn chính xác. Có phải ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, con người đã biết làm nghệ thuật? Buổi bình minh ấy là lúc nào? con người thời kỳ nguyên thuỷ trên thế giới và ở Việt Nam đã làm nghệ thuật ra sao? Từ khi xuất hiện đến nay, nghệ thuật tạo hình đã phát triển như thế nào? Trả lời những câu hỏi và hiểu rõ được các vấn đề trên sẽ là những bước khởi đầu trong quá trình học tập và nghiên cứu lịch sử mỹ thuật.
Vậy, Mỹ thuật là gì?
Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông thì “Mỹ thuật là từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa và trang trí. Đó là những ngành nghệ thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối, . Mỹ thuật là một trong những ngành nghệ thuật ra đời sớm nhất.
Hội họa là loại hình nghệ thuật diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều bằng các ngôn ngữ đặc trưng như hình khối, màu sắc, đường nét, bố cục. Điêu khắc lại có tiếng nói riêng đó là hình khối. Một tác phẩm điêu khắc được làm bằng các chất liệu như đá, gỗ, đồng, đất nung, . Nếu Hội họa, điêu khắc có tình độc bản thì đồ họa lại là loại hình nghệ thuật có khả năng nhân bản với yếu tố ngôn ngữ đặc trưng là nét, mảng, chấm, . Kiến trúc là loại hình nghệ thuật thẩm mỹ môi trường. Cái đẹp của tác phẩm kiến trúc biểu hiện ở sự tạo dáng kiến trúc, ở đường nét, hình khối ở tỉ lệ kiến trúc. Nghệ thuật trang trí chính là nghệ thuật làm đẹp. Vì vậy, nó gắn liền với nhiều lĩnh vực: con người và cuộc sống. Trang trí cũng sử dụng ngôn ngữ tạo hình như hình vẽ, màu sắc, họa tiết, . Các loại hình nghệ thuật kể trên đều có một tiếng nói chung đó là tạo hình, tạo khối bằng một hoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Một hình thức hoạt động mà có hai tên gọi, hoặc ta có thể hiểu rằng sự phát triển của mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình.
44 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười đó vẫn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống gia đình, tham gia vào mọi sinh hoạt của những người còn sống. Khi có tang lễ, người ta khiêng cả chiếc tủ đựng chân dung thờ đó đi theo đám tang. Lúc đầu người ta dùng sáp nóng đổ lên mặt người hòng có sự chính xác và chân dung giống thực một cách tối đa. Sau này họ tạo ra được các pho tượng, vẫn mang theo tinh thần trọng thực. Nhờ những hiểu biết về cấu trúc và đặc điểm của đầu người qua việc đổ trực tiếp bằng sáp nóng. Có thể nói tượng chân dung La mã mang tính tả thực cao độ và là tượng mang tính đặc tả tính cách nhân vật. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua sự kết hợp với tính chất lý tưởng hoá trong một số bức tượng chân dung của La mã cổ đại. Tính chất đó có thể biểu hiện ở hình dáng, trang phục, hay các pho tượng nhỏ kèm theo.
Tượng Hoàng đế Ô guýt ở Prima - Poóta 20 - 17: Nhà điêu khắc đã rất giỏi khi thể hiện các nếp gấp mềm mại, buông rủ trên cánh tay trái của Ô guýt, tay phải Ô guýt giơ cao, tay trái cầm cây gậy quyền lực dưới chân phải là biểu tượng tiểu thần tình yêu cưỡi trên cá đô phin (cá heo). Đấy chính là nét lý tưởng hoá trong các pho tượng La mã.
Tuy vậy dù dưới hình thức nào thì các pho tượng đó vẫn mang tính hiện thực. Dưới các hình thức đó, các công dân La mã vẫn nhận ra những nét tính cách riêng của các vị hoàng đế của mình. Bên cạnh các chân dung hoàng đế La mã vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lý tưởng hoá còn có một loại chân dung hoàn toàn mang tính hiện thực một cách sâu sắc. Loại chân dung này mang đậm chất La mã hơn. Chân dung kiểu này trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp chưa thấy xuất hiện.
2.2.2. Thể loại chạm nổi
Nghệ thuật La mã mang tính chất tôn vinh ca ngợi các hoàng đế La mã, hoặc họ được thần thánh che trở, hoặc họ là những bậc vĩ nhân. Trong những bức chạm nổi mang tính chất lịch sử đó, với chủ đề xoay quanh chuyện thần thoại, mang tính tập thể và khái quát chung, ở La mã lại là vai trò cá nhân tôn vinh cá nhân. Điều này được thể hiện trong các trụ tưởng niệm, hay phù điêu trang trí ở bề mặt các khải hoàn môn.
Một hình thức thứ hai sử dụng diện phù điêu trang trí nhiều là những cái quách dùng trong các tang lễ. Hình thức này mang theo phong cách của từng xưởng sản xuất, từng vùng trên đất La mã. Điều này cũng quy định sự khác nhau giữa các mảng phù điêu. Có thể dùng nhiều hình tượng nhân vật, sắp đặt các hình tượng thưa hay dày thể hiện những đoạn thần thoại, hay các vị thần, hoặc trang trí bằng các tràng hoa và nhiều hình tượng khác rất phong phú.
3. Đặc điểm của mỹ thuật La Mã cổ đại
Năm 1748, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hai thành phố cổ của La mã là Pompêi và Hðcquilamin (Hercularcum)bị núi lửa huỷ diệt. Pompêi bị vùi dưới lớp tro, đá dày 9m. Hai thành phố này hầu như còn nguyên vẹn như trong cái ngày đáng sợ đó. Điều đáng ngạc nhiên hơn là có một số bức tranh còn giữ được sau vụ núi lửa đó. Đó là những bức tranh ghép mảnh. Một trong những thể loại tranh được người La mã yêu thích. Họ dùng chủ yếu là các mảnh đá đẹp, quý, sẵn có ở địa phương để ghép thành tranh trang trí. Tranh ghép mảnh có thể chỉ dùng đen trắng và cũng có tranh dùng đá màu. Vào thời kỳ này, có lẽ tranh tường mang tính chất trang trí là phù hợp và được phát triển. Tranh trên giá chưa xuất hiện. Điều này đưa tới một đặc điểm của nghệ thuật La mã. Trong mỹ thuật La mã hai loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển. Đông thời ở hai loại hình này, thông qua một số thể loại đã biểu hiện sự sáng tạo của con người thời cổ đại.
Kiến trúc La mã phát triển với nhiều thể loại phong phú, đáp ứng nhu cầu cả về mặt vật chất và tinh thần cho cuộc sống của người La mã. Kích thước của chúng thường là to lớn, đồ sộ. Có sự ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp qua các hình thức cột được sử dụng. Kiến trúc La mã đặc biệt thành công trong việc ghép các tảng đá hình cái nêm để tạo nên các vòm mái, vòng cung. Vật liệu sử dụng có thể là gạch, hoặc kết hợp gạch và đá. Kiến trúc thường đi sóng đôi với điêu khắc cả ở thể loại tượng tròn cũng như chạm nổi. Đôi khi chúng còn gắn bó với nhau thành một tổng thể, một tác phẩm hoàn chỉnh: làm tôn ý nghĩa và vẻ đẹp của cái kia lên rất nhiều. Qua sự phát triển của mỹ thuật La mã, ta thấy được cái Đẹp mang tính chất hoành tráng, cao cả của La mã. Khác hẳn với cái Đẹp thanh lịch tao nhã, nhẹ nhàng của nghệ thuật Hy Lạp. Điêu khắc La mã đặc biệt sáng tạo trong thể loại tượng chân dung và những phù điêu mang tính lịch sử. Tính chất lịch sử và nhân văn được bộc lộ rõ ràng.Mỹ thuật Hy Lạp và La mã xứng đáng là những nền mỹ thuật đi tiên phong tìm tòi, để diễn tả hiện thực thông qua các đề tài thần thoại, tôn giáo, Đây chính là cơ sở phát triển mỹ thuật trong các giai đoạn sau, kể từ thời Phục hưng.
Câu hỏi - Bài tập
Hãy phân tích những yếu tố góp phần hình thành mỹ thuật Ai Cập cổ đại (hoàn cảnh lịch sử, địa lý, tôn giáo ...).
Hãy nêu sự phát triển của Ai Cập cổ đại. (kiến trúc, điêu khắc, hội họa)
Phân tích đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại.
Nói nghệ thuật Ai Cập là đơn điệu và không thay đổi có được không? Tại sao?
CHƯƠNG II: MỸ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
Mở đầu
Nếu ở phương Tây thời kỳ Cổ đại có những nền văn minh phát triển, để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở phương Đông vào thời kỳ đó, thậm chí sớm hơn, cũng có nhiều nền văn minh phát triển như văn minh Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, ... Mặc dù cũng là những nước ở châu Á, nhưng do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch sử của từng nước khác nhau, sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nghệ thuật châu Á. Văn minh Trung Quốc và Ấn Độ được coi là những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập. Có một điểm giống nhau giữa các nền văn minh này, đó là tất cả mọi trung tâm văn minh kể trên đều nằm ở lưu vực của các con sông lớn như Ti-grơ, Ơ-phrát, sông Nin, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà. Mặc dù vậy mỗi nền văn minh lại mang những bản sắc dân tộc đậm đà. Chương này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nghệ thuật phương Đông với ba nền mỹ thuật tiêu biểu:
- Mỹ thuật Trung Quốc
- Mỹ thuật Ấn Độ
- Mỹ thuật Nhật Bản.
Tuy vậy, để phù hợp với chương trình mỹ thuật ở trung học cơ sở, chương này chỉ đi vào giới thiệu một cách khái quát về ba nền mỹ thuật này và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nó, để giúp sinh viên có đủ kiến thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh Trung học cơ sở.
Mục tiêu:
- Giúp sinh viên nắm được một cách khái quát về ba nền mỹ thuật ở Châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Những nhân tố hình thành ba nền mỹ thuật Châu Á tiêu biểu.
- Đặc điểm của từng nền mỹ thuật.
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
BÀI 1 : MỸ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1. Mỹ thuật Trung Quốc
1.1. Văn hóa, xã hội.
Nếu ở Phương Tây thời kỳ cổ đại có những nền văn minh phát triển để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở Phương Đông vào thời kỳ đó cũng có nhiều nền văn minh phát triển như văn minh ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù cùng là những nước ở Châu á, nhưng do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch sử của từng nước khác nhau, do đó sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nghệ thuật châu á. Văn minh Trung Quốc và ấn Độ được coi là hai trong những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập.
Trung Quốc là một nước lớn ở phía Đông của châu á. Cách chúng ta khoảng 500.000 năm ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) đã có con người sinh sống. Đó là người vượn Bắc Kinh. Qua những dấu vết còn lại được tìm thấy ta biết người Bắc Kinh đã biết dùng lửa. Theo truyền thuyết, vào khoảng ba, bốn ngàn năm trước đây có một tộc người sinh sống ở dưới chân núi Hoa và ven sông Hạ. Cộng đồng này được gọi là người Hoa, mặc người Hạ ngày nay. Thời kỳ phát triển của người Hoa Hạ là thời kỳ Tam Hoàng ngũ đế. Ở đây truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Ngay từ thời kỳ xa xưa họ đã có nhiều thành tựu về thiên văn học, lịch pháp, y học, triết học và các khoa học tự nhiên, văn học. Bốn phát minh lớn của Trung Quốc trong khoa học kỹ thuật là phát minh ra giấy, kỹ thuật in chữ rời, là bàn và thuốc súng. Số Pi được Acsimet tính tới số thập phân thứ 4 và người phương Tây đã dừng lại ở vị trí số xấp xỉ của số Pi. Vào thế kỷ thứ V, cha con nhà toán học Tổ Xung Chi đã dùng một cách tính tìm ra trị số pi đến con số thập phân thứ 10. Ngoài ra về mặt nghệ thuật tạo hình Trung Quốc cũng cống hiến cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trung Quốc có nhiều loại hình tạp kỹ, hội hoạ, bích hoạ, điêu khắc kiến trúc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt ở thời kỳ cổ đại Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng đã cho ra đời nhiều học thuyết, trào lưu tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, với những học thuyết như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Những học thuyết tư tưởng này sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành đặc điểm của nền mỹ thuật Trung Quốc. Tất cả mọi yếu tố: điều kiện địa lý, dân cư, lịch sử, sự xuất hiện chữ viết, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng lớn, đã là cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ đại. Lịch sử Trung Quốc được chia ra làm nhiều thời kỳ:
- Thời Tam hoàng ngũ đế (theo truyền thuyết): tam hoàng gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Khoảng thế kỷ 27 TCN có nhiều bộ lạc lớn do liên minh nhiều bộ lạc nhỏ. Đây cũng chính là thời kỳ Ngũ đế gồm: Hoàng đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
- Nhà Hạ (21 - 16T CN): Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc.
- Nhà Thương: là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. Qua các lần khai quật các di chỉ cho nhiều di vật quý. Đặc biệt là “giáp cốt văn” - đó là các bản văn tự, những lời khấn nguyện, về sinh hoạt chính trị, xã hội Trung Quốc thời nhà Thương.
- Nhà Chu (1066 - 221 TCN): Gốm Tây Chu, Đông Chu (Xuân Thu, Chiến Quốc)
- Nhà Tần (221 - 206 TCN): Mở đầu cho thời kỳ phong kiến.
- Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) là thời kỳ phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc. Là một đế quốc hùng mạnh nhất, rộng lớn trong lịch sử Trung Quốc.
- Thời Tam Quốc (220 – 280) gồm 3 nước: Nguỵ - Thục - Ngô
- Nhà Tấn (265 - 420)
- Thời Nam Bắc Triều (420 - 589)
- Nhà Tuỳ (581 - 618). Tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau. Sang nhà Tuỳ đến nhà Đường (618 - 907). Thời Ngũ đại ở miền Bắc và Thập quốc ở miền Nam (907 - 960). Tống (960 - 1279). Nguyên (1271 - 1368). Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập từ 1644 - 1911 kết thúc. Đồng thời đây cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Suốt từ khi nhà Hạ ra đời đến 1911 với cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi lịch sử Trung Quốc trải qua hai thời kỳ: Chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
1.2. Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ thuật Trung Quốc cổ
1.2.1. Nho gia
Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn, trong đó có Khổng Tử, người sáng lập ra Nho gia. Sau ông có nhiều nhà tư tưởng khác như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, đã hoàn chỉnh học thuyết này.
Khổng Tử (551 - 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông sống thời Xuân Thu. Tư tưởng của ông gồm triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Triết học có thể chi phối mọi mặt của con người. Đạo đức theo Khổng Tử gắn với các mặt Nhân - Lễ - Nghĩa - Tín - Dũng. Trong đó quan trọng nhất là Nhân. Hạt nhân đạo lý của Khổng Tử là khái niệm người quân tử. Ông đề cao lối sống tôn trọng trật tự xã hội đồng thời là phù hợp với trật tự thiên nhiên. Khổng Giáo đề cao lý trí. Nó cung cấp cho nghệ thuật, thơ ca một diện rộng đề tài về đạo đức xã hội mang nhiều ý nghĩa giáo huấn. Nó hướng con người vào những hoạ sĩ để khôi phục trật tự xã hội và xây dựng quốc gia vững mạnh. Người quân tử phải là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Mỹ thuật Trung Quốc bị ảnh hưởng của tử tưởng Nho gia thể hiện ở hai đặc điểm, đó là tính mực thước và tính đăng đối. Hình tượng các hiền nhân quân tử các hiền nữ, thường xuất hiện trong mỹ thuật, nhất là ở các lăng mộ đời Hán.
1.2.2. Đạo gia
Người đề xướng học thuyết đạo gia là Lão Tử, sống vào thời kỳ Xuân Thu và Trang Tử là người kế tục. Học thuyết của Lão Tử lại nặng nề việc giải thích vũ trụ, vạn vật. Ông cho rằng nguồn gốc vạn vật, vũ trụ là một vật sinh ra trước trời đất gọi là Đạo. Từ Đạo mà sinh ra tất cả. Lão Tử còn đưa ra các mặt đối lập trong thế giới khách quan như cứng - mềm, tĩnh - động, yếu - mạnh Đạo vừa là nhịp điệu, vừa là sự chuyển động của vũ trụ, vừa là cuộc sống vừa là hư không. Lão Tử lấy ví dụ về sự thống nhất của: “có - không”. Ông ví như cái nhà: hình thể là có, nhưng trong có là khoảng trống không và như vậy mới tạo thành nhà, Tinh thần này cũng ảnh hưởng đến một thể loại tranh Trung Quốc. ở loại tranh này khoảng trống nhiều hơn khoảng vẽ màu. Điều đó tạo ra sự hài hoà, thống nhất giữa có và không. Theo tinh thần của đạo gia, sự cân bằng giữa các mặt đối lập như tĩnh - động (dáng), cứng - mềm (khối), nóng - lạnh (màu sắc), chắc chắn - chông chênh (thế), đã tạo ra các kiệt tác mỹ thuật. Phải chăng những tác phẩm như thế đã mang theo tư tưởng triết học biện chứng của Lão Tử.
1.2.3. Phật giáo
Phật giáo có nguồn gốc từ ấn Độ, vào Trung Quốc từ đầu công nguyên. Đến đời Đường phát triển thành quốc giáo. Khi vào Trung Quốc, Phật giáo đã được Trung Quốc hoá, vì vậy mang theo tinh thần và tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Nó gặp tư tưởng của Đạo giáo và cùng tác động mạnh mẽ đến thơ và hoạ. Do Đạo phật phát triển, nhiều kiến trúc chùa được xây dựng. Cùng với kiến trúc Phật giáo là nghệ thuật bích hoạ và điêu khắc Phật giáo cũng phát triển. Bích hoạ Đôn Hoàng là mảng tranh rất nổi tiếng của mỹ thuật Trung Quốc, mang tinh thần Phật giáo và phục vụ cho Phật giáo.
Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng. Đặc biệt thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã diễn ra sự tranh giành nhau ảnh hưởng giữa các trường phái đó. Tuy vậy, đối với mỹ thuật ba trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo là Nho gia, Đạo gia, Phật giáo đã trực tiếp ảnh hưởng và góp phần tạo nên những đặc điểm của mỹ thuật Trung Quốc.
1.3. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật
1.3.1. Kiến trúc
1.3.1.1 Kiến trúc cung điện
Trong danh sách các di sản văn hoá thế giới, Trung Quốc có nhiều công trình nghệ thuật được ghi nhận bên cạnh các công trình nổi tiếng của nhiều nước khác trên thế giới như: Lăng Hoàng đế - Khu di tích Khổng Tử - Vạn Lý Trường Thành - Lăng mộ nhà Tần - Trường An, Tháp Lục Hoà, Tam Lăng, Cố cung, Thiên đàn, Di Hoà viên,
Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sáu thể loại kiến trúc gồm kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ, làm viên, đàn miếu và nhà ở.
Ngay từ thời nhà Thương, nhà Chu đã có những kiến trúc cung điện với quy mô nhỏ. Từ thời nhà Trần trở đi, kiến trúc cung điện đã phát triển và được xây dựng thành một quần thể kiến trúc với nhiều chức năng riêng biệt. Có thể kể đến một số kinh đô nổi tiếng như Lạc dương, Khai phong, Trường An, Tử cấm thành. Từ thế kỷ XIII, nhà Nguyên đã cho xây dựng Hoàng Thành gồm các cung điện có quy mô lớn ở trung tâm Bắc Kinh. Đến thời nhà Minh Hoàng Thành được xây dựng với vật liệu chính là gỗ. Ngoài ra còn có đá, ngói lưu ly, gạch, Năm 1417, triều đình huy động số lượng nhân công, thợ rất lớn để xây dựng Tử cấm thành với diện tích rộng 720.000 m2: 1.000 ngôi nhà, 9.000 gian, rộng 160.000 m. Công trình này được xây dựng trong 3 năm gồm các công trình chính như: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, cung Càn Thanh, điện Giao Thái, Ngự hoa viên, điện Dương Tâm, Đến thời nhà Thanh, trong thành Bắc Kinh còn được xây dựng thêm nhiều cung điện, lâu đài tráng lệ. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời vẫn lấy Bắc Kinh làm thủ đô. Thủ đô Bắc Kinh với Cố cung, Di hoà viên, Vạn lý trường thành, Thập tam lăng, Thiên đàn, đã trở thành những di sản văn hoá thế giới thu hút đông đảo du khách quốc tế khi đến thăm Trung Quốc.
1.3.1.2. Kiến trúc Phật giáo
Vật liệu chủ yếu của kiến trúc cổ Trung Quốc là gỗ. Kiến trúc gỗ có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là tồn tại không được lâu như kiến trúc gạch hay đá. Gỗ dễ bị mối mọt, cháy, Vì vậy kiến trúc cổ Trung Quốc hầu hết đã bị phá huỷ. Đến nay còn rất ít các di tích cổ. Có thể kể một vài công trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (xây dựng năm 782), Phật Quang Tự (857), Trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc có một thể loại kiến trúc đặc biệt. Đó là thể loại chùa được tạo ra từ những quả núi, thường được gọi là chùa hang như chùa hang Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động (động ngàn Phật) ở tỉnh Cam Túc. Thiên Phật động được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV đến tận thế kỷ XIV. Trong X thế kỷ đó các nhà tu hành đã đào được một nghìn hang nhỏ trong lòng núi và trang trí cho Thiên Phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi. Đến nay Trung Quốc còn bảo tồn được 496 hang. Năm 1987 động nghìn Phật được ghi vào danh sách các di sản của văn hoá thế giới. Kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc thường được xây dựng theo đồ án đơn giản. Phần quan trọng nhất trong chùa là Phật điện. Ngôi chùa sớm nhất của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc là chùa Bạch mã. Tương truyền đây là nơi đầu tiên các cao tăng ấn Độ đến truyền đạo Phật. Điện Phật nổi tiếng còn lại đến ngày nay là điện phật chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, một trong hai công trình lớn bằng gỗ được xây dựng sớm nhất.
Một phần khác không kém phần quan trọng trong kiến trúc chùa là tháp. Tháp được truyền từ ấn Độ vào Trung Quốc. Nhưng vào Trung Quốc, nó kết hợp với kiến trúc Trung Quốc và tạo ra phong cách riêng cho tháp Trung Quốc.
Trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc còn các thể loại kiến trúc khác như kiến trúc đàn miếu thờ núi sông, trời đất, đế vương, tổ tiên và cầu mùa. Đền miếu là nơi thờ các danh thần, danh tướng, văn nhân có công với dân, với nước. Gia miếu, từ đường cúng tế tổ tiên. Về thể loại đàn miếu có thể kể đến công trình kiến trúc nổi tiếng là “Thiên đàn” xây dựng năm Minh Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Rộng 4184 mẫu, gấp 4 lần diện tích Tử Cấm Thành. Kiến trúc Thiên Đàn gồm 2 phần: phần kiến trúc dành cho việc tế trời, nằm ở phía Đông, phía Tây là Trai cung, nơi Hoàng đế đến tắm gội và ăn chay trước khi làm lễ tế trời vào ngày Đông chí hàng năm. Đàn là một đài cao 3 tầng, xây bằng đá, một nhóm kiến trúc khác ở Thiên đàn là điện Kỳ niên, nơi vua đến làm lễ cầu được mùa hàng năm vào giữa mùa hạ.
1.3.1.3. Kiến trúc lăng tẩm của các Hoàng đế Trung Hoa
Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người Châu á khác đều rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hoàng đế lo việc này từ khi mới lên ngôi. Những lăng tẩm còn lại của các hoàng đế cho ta biết lăng một Trung Hoa cổ thường gồm 2 phần: Phần nổi trên mặt đất và phần chìm trong lòng đất (ngoại cung hoặc địa cung). Thập tam lăng là khu lăng mộ của nhà Minh đã được ghi vào danh sách di sản thế giới. Chu vi của Thập Tam lăng là 40km, ba mặt Bắc - Đông - Tây là núi. Vào lăng phải qua cổng gồm 5 cửa, cao 29m, có 6 cột chạm khắc rồng mây tinh xảo. Hai bên đường thần đạo có 12 cặp tượng thú bằng đá và 12 tượng người đá gồm 4 văn, 4 võ và 4 công thần. ở khu Thập tam lăng còn có Định lăng hay còn gọi là cung điện ngầm rất nổi tiếng. Cung điện ngầm được xây dựng ở độ sâu cách mặt đất 27m, diện tích 1195m2. Tất cả những điều trên cho ta thấy tài năng của người Trung Hoa cổ về mặt kiến trúc. Thập tam lăng của nhà Minh chỉ là một ví dụ. Ngoài ra còn rất nhiều công trình lăng tẩm khác.
Ngoài các công trình kiến trúc gỗ, trong kiến trúc Trung Hoa cổ còn thể loại kiến trúc gạch, đá. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Vạn lý trường thành. Trường thành được xây dựng từ 3, 4 trăm năm TCN. Năm 221 TCN Tần Thuỷ Hoàng cho xây dựng nối liền các đoạn thành ở phía Bắc ba nước Tần - Yên - Triệu, đồng thời cho xây dài thêm hoàn thành dãy trường thành dài trên 5.000km. Đây là công trình lớn nhất thế giới do sức người xây dựng nên. Chiều cao bình quân của trường thành là 9m, nóc rộng 5,5m, đủ cho 10 người dàn hàng hoặc 5 kỵ binh một hàng qua lại dễ dàng. Trải qua mấy nghìn năm Trường thành vẫn đứng sừng vững và thu hút mọi người ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng.
1.4 . Nghệ thuật Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Sớm nhất là thể loại điêu khắc trên ngọc hay còn gọi là ngọc điêu có cách đây 6.000 năm. Điêu khắc đá được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), cuối đời Thương như bức Thạch điêu đầu hổ mình người cao hơn 37cm. Ngay từ thời Ân Chu đã tìm thấy nhiều đồ đồng, đồ chạm ngọc, đồ gốm trắng hình dáng đẹp, trang trí tỉ mỉ. Các hoa văn rồng, hoa lá, chim thú được cách điệu cao. Từ thời Hán, đạo Phật được truyền vào Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển với nhiều thể loại: tượng phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù điêu rất đẹp thể hiện đề tài lịch sử như Chu Công giúp Thành Vương, Nhà điêu khắc nổi tiếng thời Đường là Dương Huệ Chi, ông là người mở đầu cho điêu khắc tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và 500 tương la hán.
Trong số các tượng Phật có pho rất to lớn như tượng Phật Đại lư xá ở Long môn cao 17m thể hiện Phật ngồi tĩnh toạ bằng chất liệu đá, tỷ lệ đẹp và tình cảm tự nhiên. Tuy vậy đấy chưa phải là bức tượng lớn nhất. ở Nhạc Sơn -Tứ Xuyên có pho tượng Phật đứng cao 36m, ở Đông Hoàng (Cam Túc), có tượng Phật bằng đá mềm cao 33m,
Bức tượng phật được coi là bức tượng khổng lồ, lớn nhất thế giới là pho tượng phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng núi Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), được tạc vào đời Đường thế kỷ thứ VIII.
Tượng Phật ngồi lưng tựa vào vách núi phía Tây lăng Văn Sơn. Do đó tượng phật được gọi là Lăng Vân Đại phật hay Lạc Sơn Đại Phật. Đầu tượng cao 14m, rộng 10m, chân dung siêu phàm, lý tưởng nét mặt phương phi, kỳ vĩ. Mỗi mắt dài 3,3m, cân đối với độ cao từ bàn chân lên đầu gối (28m).
Cùng với tượng, phù điêu cũng biểu hiện tài năng của người Trung Hoa cổ. Bức phù điêu “Chiêu lăng lục tuấn” (Lăng Đường Thái Tông) diễn tả 6 con ngựa mà khi còn sống Đường Lý Thế Dân thường cưỡi đi chinh chiến. Sáu con tuấn mã được diễn tả trong 6 tư thế đứng, đi, chạy, rong ruổi, rất sinh động. Nhà nghiên cứu mỹ thuật phi Hoanh đã ví “Chiêu lăng lục tuấn” với ngựa ở đền Pác tê nông (Hy Lạp).
Năm 1974 ở gần Lâm Đồng (Trung Quốc) những người nông dân đã vô tình phát hiện một số tượng đất nung người và ngựa. Sau đó tiến hành khai quật, Trung Quốc đã tìm được hàng ngàn pho tượng to bằng người thật. Có tất cả 8.000 pho tượng đất nung, cao từ 1,6m đến 1,7m trong trang phục của nhiều binh chủng như bộ binh, xạ thủ bắn cung, nỏ đá, kỵ binh, chiến xa, chiến mã. Họ được chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng. Những pho tượng này đều được vẽ màu nhưng qua 2.000 năm màu sắc cũng bị phai đi nhiều. Những pho tượng này chúng ta có thể biết về trang phục, lịch sử, là nguồn tư liệu về quân phục, trang bị và vũ khí của quân đội thời Tần.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_lich_su_my_thuat_the_gioi.doc