Giáo trình Trang trí (Phần III & IV)

 Chữ viết là công cụ văn hoá được biểu hiện dưới một hình thái mỹ thuật luôn xuất hiện trong đời sống hàng ngày, nó là phương tiện thông tin của mọi dân tộc, mọi thời đại. Chữ viết là mốc son đánh dấu để lịch sử phát triển nhân loại bước vào văn minh. Chữ viết được hình thành trong quá trình lao động, sinh hoạt của con người. Nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, trao đổi những sản phẩm từ thành quả lao động cũng như nhu cầu cần ghi lại những kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

nói chung. Theo sự phát triển của xã hội con người, chữ viết ngày càng được hoàn thiện hơn. Không những phát triển về khả năng truyền tải thông tin, các mẫu chữ có nguồn gốc từ mẫu chữ La tinh, trong đó có chữ Quốc ngữ Việt Nam đã phát triển rất phong phú về hình thức. Các nhà thiết kế chữ đồ hoạ đã sáng tạo mỗi bộ chữ cái ra hàng trăm kiểu khác nhau, muôn hình muôn vẻ.

Hàng ngày con người được tiếp nhận rất nhiều loại thông tin dưới dạng chữ viết (các loại sách, báo, tạp chí, truyền hình ) điều đó càng khẳng định vai trò của chữ trong cuộc sống con người.

 

doc48 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trang trí (Phần III & IV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điệu tượng trưng cao. - Màu sắc trong sáng, đẹp. - Trình bày nghiêm túc, sạch sẽ, đúng hình thức của một bài tranh Cổ độn Câu hỏi củng cố 1. Vai trò, ý nghĩa và tác dụng của tranh Cổ động ? 2. Ngôn ngữ đặc thù của tranh Cổ động ? 3. Tính chất đặc điểm của tranh Cổ động ? 4. Nêu một số hình ảnh tượng trưng thường hay bắt gặp của tranh Cổ động 5. Nêu các bước tiến hành khi thể hiện tranh Cổ động. Hướng dẫn thực hiện Đây là một bài học mang tính thực tiễn xã hội và đáp ứng công tác ngoại khoá chuyên môn đối với giáo viên mỹ thuật ở các trường phổ thông. Bài học này rất cần sưu tầm và nghiên cứu nhiều tài liệu, rồi chuyển tải các tài liệu đó sang sáng tác tranh Cổ động. Sinh viên cần thiết nắm vững đặc điểm, ngôn ngữ của nó và cần đọc kỹ phần các bước tiến hành. Chú ý quan sát các loại tranh áp phích trên đường phố để rút ra kinh nghiệm. Bài học này đòi hỏi tính cẩn thận từ khâu phác thảo và thể hiện nghiêm túc, trình bày đẹp. TRANGTRí IV Bài 1 : Tranh tĩnh vật trang trí ( 30 tiết ) Mở đầu Trong các bài tập Tranh trang trí có 3 thể loại: Tranh tĩnh vật trang trí, Tranh phong cảnh trang trí và Tranh sinh hoạt trang trí. Đó là cách gọi của các khái niệm tranh Tĩnh vật vẽ theo lối trang trí, tranh Phong cảnh vẽ theo lối trang trí và tranh Đề tài sinh hoạt vẽ theo lối trang trí. Có cách gọi như thế là bởi các loại tranh này có lối vẽ khác với lối vẽ tả thực. Vẽ tả thực là lối vẽ diễn tả hình khối, màu sắc, đậm nhạt, không gian của đồ vật, cảnh vật và con người theo đúng luật xa gần, trong khi lối vẽ tranh trang trí lại thường dùng các mảng màu phẳng và nét khái quát, bố cục và màu sắc được cách điệu tự do hơn theo chủ quan của người vẽ, hoàn toàn không lệ thuộc vào luật xa gần và không gian thực. Bài học này sẽ giới thiệu cho người học nắm bắt được khái niệm, tính chất, đặc điểm của tranh trang trí nói chung, tranh tĩnh vật trang trí nói riêng, cách thức để vẽ một bức tranh tĩnh vật theo lối trang trí và vận dụng vào các bài tranh trang trí khác. Mục tiêu - Sinh viên hiểu được khái niệm, tính chất đặc điểm của thể loại Tranh trang trí nói chung, tranh Tĩnh vật trang trí nói riêng. - Biết cách tiến hành vẽ một bức tranh trang trí. - Vẽ được bài tập Tranh tĩnh vật trang trí và có thể vận dụng tốt trong thực tế sáng tác sau này. ĐIều cần biết trước - Để thực hiện tốt bài tập này người học cần biết trước và nắm vững các kiến thức cơ bản trong trang trí về họa tiết, bố cục, hình mảng, màu sắc, không gian ... - Đọc lại bài giới thiệu tranh tĩnh vật và tĩnh vật nghiên cứu (giáo trình Hình họa - hệ CĐSP Mỹ thuật ) - Hiểu và biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu mẫu thực tế từ các bài học trang trí cơ bản. Nội dung 1. Khái niệm 1.1. Sự giống và khác nhau giữa Tranh tả thực và Tranh trang trí Trong hội họa, tranh Tả thực và tranh Trang trí giống nhau về chức năng, nghĩa là đều miêu tả và phản ánh cuộc sống của thiên nhiên, cuộc sống xã hội, và cuộc sống của con người. Thiên nhiên hiện ra với vô vàn sắc thái tình cảm của con người trong cái đẹp của các thể loại tranh Tĩnh vật, tranh Phong cảnh. Còn con người với những hoạt động nhiều mặt của đời sống xã hội như lao động, sản xuất, vui chơi, sinh hoạt và cả trong đời sống tinh thần, tình cảm phong phú, sâu sắc trong cái đẹp với thể loại Tranh sinh hoạt. Tranh tả thực và tranh trang trí khác nhau ở cách thức biểu đạt của ngôn ngữ đặc trưng trong tạo hình: - Tranh tả thực thường diễn tả theo lối vẽ tả khối, cách vẽ hình và màu sắc, đậm nhạt của cảnh vật, con người gần giống với hiện thực thiên nhiên, theo luật xa gần và cấu trúc khoa học. Cảm xúc của người vẽ hoàn toàn trung thành với khoảnh khắc của không gian và thời gian. - Tranh trang trí không tả khối theo đậm nhạt của ánh sáng mà dùng nét và mảng phẳng; hình thể, đường nét và màu sắc được vẽ cách điệu, bố cục không gian ước lệ và tự do theo ý tưởng chủ quan sáng tạo của họa sĩ. 1.2. Khái quát chung về tranh trang trí: Tranh trang trí không chỉ gợi cho hoạ sỹ những phát hiện mới về phương diện kỹ thuật thể hiện, mà còn cả về mặt quan niệm sáng tác, tư duy nghệ thuật, sự lựa chọn đề tài, nguồn cảm hứng sáng tạo. Từ quan niệm cởi mở về cách nhìn trong hội họa, người phương Đông dùng nhiều điểm nhìn (trong luật xa gần) để vẽ những cái họ thấy và cả những cái họ không thấy, để biểu đạt cuộc sống thiên nhiên và xã hội của con người. Nghệ sĩ có thể làm ra tác phẩm từ những đề tài giản dị, đầy tình cảm mãnh liệt. Tranh của họ chỉ đơn giản vài mái nhà, hoặc một khúc sông, một con đường mòn, một vài đồ vật gần gũi, thân quen ... Hội họa ấn tượng của phương Tây cũng có sự giao thoa, ảnh hưởng hội họa phương Đông không dùng luật xa gần cổ điển mà vẫn gây được cảm giác chiều sâu, diễn tả sáng tối không cần đến cách vẽ vờn khối. Màu sắc cũng là một yếu tố đặc biệt, là ngôn ngữ của nghệ thuật ấn tượng. Matisse tìm thấy ở tranh khắc gỗ Nhật Bản cái cảm giác dữ dội trong hòa sắc của những màu nguyên mà ông coi đấy là phương tiện biểu cảm tốt nhất. Trong khi Gauguin lại phát hiện màu sắc ấy có thể dùng với tính cách tượng trưng. Còn Van Gốc đã bỏ khối và bóng, ông dùng những mảng màu phẳng trong một phong cách đơn giản, dường như ông muốn để màu sắc nói lên tất cả ... 2. Vai trò của tranh Tĩnh vật trang trí trong hội hoạ. Tranh tĩnh vật đến thế kỷ XVI đã xuất hiện khá nhiều, và như một thể loại độc lập. Trước đó tĩnh vật cũng có được vẽ nhưng nó chỉ là một bộ phận, một hoạ tiết nằm trong một bố cục tranh nào đó. Tranh tĩnh vật thường chọn những đồ vật tĩnh gần gũi với cuộc sống thường ngày giản dị, mộc mạc, được hoạ sỹ thích thú về vẻ đẹp hình thể, kết cấu vật chất hoặc màu sắc hấp dẫn, dung dị. Đến cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, tranh tĩnh vật đã có sự thay đổi. Trường hợp của Matisse (họa sỹ Pháp 1869-1954) là một ví dụ điển hình. Matisse là người vẽ rất nhiều tranh tĩnh vật, trong đó phần lớn là ông vẽ theo lối trang trí. Các tĩnh vật ông thường vẽ là: + Hoa, qủa, cây, lá + Lọ, bát, đĩa, cốc, tượng nhỏ, quyển sách, giỏ hoa + Bàn, ghế, tủ... Các vật thể vẽ thì không thay đổi nhưng ý nghĩa về nội dung và cách vẽ thì đã thay đổi dần. Matisse dùng lối vẽ trang trí, sử dụng lối vẽ màu phẳng, diễn hình bằng nét, không gian trong tranh là không gian bố cục ước lệ và tạo nhịp điệu về đường lượn, không tả khối Ông vẽ theo lối trang trí vì ông quan niệm lối vẽ này giúp ông biểu cảm mình rõ hơn, mạnh hơn, ấn tượng hơn. Ông không chỉ vẽ tranh tĩnh vật theo lối trang trí mà ông còn tìm cách chuyển các loại tranh khác của ông (tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt) từ lối vẽ hiện thực sang lối vẽ trang trí vì lý do như trên. Tuy các hoạ sỹ này không chăm chú biểu hiện nội dung tình cảm trong tranh tĩnh vật trang trí của họ, nhưng rất tự nhiên, tranh tĩnh vật của họ vẫn bộc lộ một ý nghĩa, một thứ tình cảm nào đó. Tranh tĩnh vật của Matisse như đem đến cho ta niềm vui sống qua những hoà sắc giàu tưởng tượng và biểu cảm. Tranh trang trí ngoài một khái niệm tranh vẽ theo lối trang trí còn là biểu thị tranh vẽ dùng để trang trí. Trong mỹ thuật thế giới, cho đến thời kỳ Phục Hưng, mọi công trình nghệ thuật thường bắt đầu từ mục đích trang trí. 3. Nét đặc trưng của tranh trang trí 3.1. Tính chất Lối vẽ tranh trang trí là vẽ mảng màu phẳng không vẽ khối khi diễn tả ánh sáng, không có nghĩa rằng có thể lấy một bức tranh tĩnh vật nào đó chỉ dùng mảng màu phẳng, tươi là sẽ tạo được một tranh tĩnh vật trang trí. Tranh trang trí vẫn có thể tả đậm nhạt, tả khối nhưng bằng các mảng màu phẳng. Nếu có diễn tả khối, tranh trang trí vẫn không dùng tả khối tràn lan mà dùng rất chọn lọc khi cần. Khái niệm về sự phong phú trong trang trí không có nghĩa là phải thật nhiều, mà là vừa đủ để tạo ra sự thay đổi phong phú cần thiết. 3.1.1.Bố cục ước lệ theo lối trang trí. Vì lối vẽ trang trí không vờn khối, tả ánh sáng nên phải dùng các hình thể ước lệ trong bố cục Như vậy, các mảng hình sẽ là yếu tố chính để tạo nên bố cục trong tranh trang trí. Các mảng hình thể là kết quả của sự diễn tả không gian 3 chiều (khối của đồ vật) trở thành sự diễn tả không gian 2 chiều (hình thể của đồ vật). Các bố cục biểu thị tính chất, đặc điểm của đồ vật. Thí dụ cái mặt bàn có nhiều nét vẽ diễn tả chất liệu gỗ của mặt bàn, vẽ cái rổ có nhiều nét diễn tả các nan đan với nhau, vẽ cái lá có nhiều loại gân lá to nhỏ được phân phối hợp lý, đẹp mắt trên lá Lối vẽ trang trí còn cho phép người ta bỏ trống nhiều diện tích trên tranh không diễn tả gì. Nhiều khi khoảng trống này rất lớn. Đó là những “không gian mở”, nó có thể gợi được trời, đất, sông, nước, khoảng không gian tranh trong phong cảnh và các bề mặt khác trong tranh tĩnh vật ... H.240. Hoa mướp vàng. Tranh của Đường Ngọc Cảnh Tranh trang trí còn thể hiện tính ước lệ về hình thể, về màu sắc và đường nét. Bởi tính chất trang trí là ở chỗ cách điệu, mô phỏng, gợi mở chứ không diễn tả như không gian, tỉ lệ thực nhìn thấy trong tự nhiên. Tính ước lệ giúp cho người vẽ chủ động sắp xếp các hình mảng sao cho phù hợp với ý đồ, cảm xúc sáng tạo của riêng mình mà không bị lệ thuộc bởi những gì nhìn thấy. H 241. Tranh tĩnh vật theo lối trang trí của Picasso 3.1.2. Khái quát về hình mảng, đường nét Hình vẽ là một yếu tố quan trọng trong tranh vẽ nói chung, nó giúp người vẽ biểu hiện được mọi thứ cần có trong tranh: con người, cảnh vật, đồ vật. Mỗi loại tranh lại dùng các phương tiện khác nhau để diễn t Nét có thể dùng để tạo ra một hình thể đẹp và cũng còn dùng để tạo ra một bề mặt trang trí đẹp. Trong tranh “Cà tím”, nét đã tạo ra hình thể của cái rổ đựng và tạo ra hình thể các quả cà. Nét còn dùng để diễn tả được chất của cái rổ là được đan bằng nan tre từng cái nan đan trên rổ. Tất cả số lượng nét trên tranh (được sắp xếp nhiều ít, thưa mau) trong bố cục đã tạo ra sự hài hoà đẹp mắt của nét vẽ. Người ta thường gọi sự hài hoà về nét ấy là nhịp điệu đường nét. Sự khái quát của nét lại giúp cho việc diễn hình được phong phú. Một nét vẽ làm nhỏ đi hoặc làm to ra, đậm hay sáng thêm là có thể thay đổi hiệu quả của hình mảng. Biết sử dụng một số loại nét dùng nhiều hay ít, có sắp xếp khéo léo là tạo được những hình thể đẹp, những bề mặt trang trí hay những hoạ tiết trang trí đẹp. H.242. Một số hình thức biểu đạt của nét trong tranh trang trí Có thể kể các loại nét: nét thẳng - nét cong, nét to – nét nhỏ, nét dài – nét ngắn, nét thanh – nét thô, nét gọn – nét dập, nét lượn sóng- nét gấp khúc, nét chéo – nét xiên, nét thẳng đứng – nét nằm ngang 3.1.3.Điển hình, tượng trưng về màu sắc. Màu sắc trong các tranh nghệ thuật phương Đông các hoạ sỹ Châu âu cuối thế kỷ XIX đều có nhận xét, thống nhất với nhau: nghệ thuật phương Đông đã mang lại cho họ một màu sắc mới. Trong họ đã bừng lên cái ham mê màu sắc trang trí hoặc đánh giá màu sắc của nghệ thuật phương Đông là ngôn ngữ của một thứ nghệ thuật hoàn toàn khác. Học tập màu sắc trong tranh trang trí phương Đông, các hoạ sỹ Châu âu đã vẽ màu sắc của mình tươi sáng hơn, nhẹ nhõm hơn, biểu cảm hơn. Để làm được chức năng biểu cảm, màu sắc trang trí phải mang tính tượng trưng, điển hình của sự vật được phản ánh để gây được tác động mạnh mẽ, rõ ràng hơn, hoặc nhẹ nhàng, êm dịu hơn những gì nhìn thấy trong tự nhiên. Cũng như các loại tranh trang trí khác, màu sắc tương phản, nguyên chất hay nhẹ nhàng, dung dị là tính chất chủ yếu về màu sắc trong tranh Tĩnh vật trang trí. Màu sắc trong tranh Tĩnh vật trang trí có tính cảm xúc hơn là hiện thực, màu sắc có thể gây ra những rung động tâm lý mạnh mẽ cho người xem tranh với những trạng thái biểu cảm khác nhau mà không đơn thuần chỉ miêu tả một nét đẹp của tự nhiên. H.243 Hoa trạng nguyên. Tranh của Đường Ngọc Cảnh 3.2. Đặc điểm tạo hình Các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được thể hiện theo thủ pháp: Cách điệu Tượng trưng Hình tượng hoá Lối vẽ trang trí “không vờn bóng, tả khối, chỉ dùng các mảng màu phẳng” dễ gây ra cách hiểu sai về mảng phẳng là bôi một mảng màu thật sạch, ngay ngắn, phẳng lỳ như người thợ quét vôi một mảng tường. Khái niệm ấy nên được hiểu như sau: khi vẽ một mảng màu trang trí người ta có thể sử dụng bút với cách diễn tả bằng nhiều nhát bút khác nhau: dày, mỏng, dài, ngắn về tỉ lệ và hướng bút thay đổi góp phần tạo nên một mảng màu linh hoạt gây được cảm xúc, cảm giác về sự phong phú nhưng vờn nhẹ một số mảng màu làm cho màu uyển chuyển, mềm mại hơn và có sự diễn tả tốt hơn, mà vẫn giữ được tính chất mảng màu phẳng của lối vẽ trang trí. Còn có thể dùng các mảng màu khác nhau để diễn tả khối, diễn tả ánh sáng trên một số mảng hình nào đó trong tranh, càng làm cho các mảng mầu diễn tả ấy độc đáo, gợi cảm hơn. Bất cứ tranh tĩnh vật nào cũng đều thể hiện ý tưởng của tác giả, bởi nội dung tranh thể hiện ngay ở các hình vẽ, bố cục và hoà sắc trên tranh. Nên khi vẽ một tranh Tĩnh vật trang trí, người vẽ cũng cần nghĩ tới sẽ mang cho tranh những nội dung gì, để tìm các yếu tố tạo hình, nhất là hình ảnh, những vật mẫu đem vào tranh sao cho chúng được nhất quán- Nhất quán trong một ý tưởng bố cục, nhất quán trong một môi trường không gian, sao cho tranh không có những hình ảnh gượng ép, mâu thuẫn hay vô lý, tất cả mọi yếu tố đều hài hòa, thống nhất và hợp lý. 4. Phương pháp tiến hành 4.1. Ghi chép và nghiên cứu tư liệu thực tế Tranh Tĩnh vật trang trí không vẽ giống tự nhiên mà phải cách điệu hóa các hình ảnh sự vật, đồ vật, nhưng cũng không có nghĩa là vẽ bịa vô căn cứ. Khi có ý tưởng về một bức tranh Tĩnh vật trang trí, người vẽ phải dựa trên vốn hiểu biết của mình về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc tỷ lệ, màu sắc. của đối tượng sẽ diễn tả trong bức tranh của mình. Vốn hiểu biết đó là dựa vào những tư liệu ký hoạ, hình ảnh ghi chép được từ thực tế, trong thiên nhiên. Các tư liệu ghi chép hay tập hợp có được phải do sự đầu tư lựa chọn sử dụng sao cho đạt hiệu quả về thẩm mỹ, không phải tận dụng một cách tuỳ tiện, cẩu thả mà tạo nên được bố cục tốt. H.247 H.248 Bài tập của sinh viên 4.2. Xây dựng bố cục trang trí 4.2.1. Bố cục mảng: Khi tìm phác thảo bố cục, chỉ dành ít thời gian, vừa mới tìm được một ý sơ sài đã vội tìm màu và tìm hình thì không bao giờ có cơ sở tốt về bố cục cho bài tập. Bố cục trong tranh Tĩnh vật trang trí không thể vẽ các vật mẫu giống thật như mắt ta nhìn thấy. Mà dùng các mảng hình thể trang trí, các hoà sắc trang trí để thực hiện các ý định sáng tác của mình. Do vậy, người vẽ không cần đặt mẫu như khi vẽ một bài hình hoạ nghiên cứu tĩnh vật. Bố cục trong tranh Tĩnh vật trang trí phải đạt được sự phong phú, hài hoà của nhiều mảng hình thể và diễn tả được một nội dung nhất quán, hợp lý H 249. “Bầu rượu”. Tranh của Đường Ngọc Cảnh 4.2.2. Tìm hình, đường nét. Phải biết phát hiện cái đẹp mang yếu tố tạo hình trang trí H 252. Tạo hình và bố cục của tranh Tĩnh vật trang trí Các mảng hình thể trong tranh trang trí có yếu tố tạo hình là phải đảm bảo sự phong phú, đa dạng về đường nét, cấu trúc, tạo hình có tính khái quát, ước lệ, cách điệu những nét đẹp điển hình, tỉ lệ của hình mảng không đơn điệu, rời rạc, vụn vặt mà xen kẽ giữa mảng to, mảng nhỏ, mảng cứng mảng mềm, nét thanh nét thô, nét thẳng, nét cong, nét dài, nét ngắn 4.3. Phác thảo đậm nhạt. Khi tìm đậm nhạt cho phác thảo luôn luôn đặt phác thảo bố cục đã làm được trước mặt để khỏi làm sai lạc kết quả bố cục hình mảng đã tìm được. Phác thảo đậm nhạt không cần lớn, chỉ cần vừa đủ để đặt các mảng lớn, nhỏ, các mảng chủ yếu nhất. Không nhất thiết phải tìm đủ mọi chi tiết đậm nhạt trong phác thảo bố cục. Tuy vậy, điều cần quan tâm khi tìm đậm nhạt là tạo được tương quan đậm nhạt lớn giữa các mảng hình và không gian xung quanh. Nếu chỉ có hình mảng đẹp mà đậm nhạt không tốt thì khi vẽ màu cũng không có hiệu quả. Cũng không nên chú trọng quá vào đậm nhạt của các chi tiết làm cho bố cục bị nát và phá vỡ hệ thống đậm nhạt lớn của bố cục. H253a. H253b. H253c. H253. Phác thảo đậm nhạt của tranh Một phác thảo đậm nhạt tốt là phác thảo có độ đậm nhạt phong phú, gồm nhiều mảng hình lớn nhỏ và đường nét có hình và tỷ lệ tương quan chặt chẽ, được sắp xếp xen kẽ hài hòa, tạo được một trật tự bố cục đẹp mắt, diễn tả được ý định sáng tác một cách rõ ràng cụ thể. 4.4. Phác thảo màu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_trang_tri_phan_iii_iv.doc
Tài liệu liên quan