Từ nguyên học (Etymology: Môn học nghiên cứu về lịch sử của các từ và cách
tạo thành cùng ý nghĩa của chúng thay đổi qua thời gian)
Từ Suit (Comple) có nguồn gốc từ từ French Suite (Từ điển oxford) có ý nghĩa là
‘Theo sau”, từ một vài từ Latin cổ được chuyển thể từ động từ Latinh Sequor = “tôi đi
theo”, bởi vì thành phần của các từ (Áo khoác, quần và áo gile) theo sau nhau và có cùng
một kiểu vải và được mặc cùng nhau.
Một bộ comple (trong ý nghĩa này) nghĩa là che phủ toàn bộ cơ thể người mặc,
thuật ngữ “Comple” hiện tại đã được mở rộng ra thành sản phẩm may duy nhất mà che
phủ hầu hết cơ thể người như là: Boilersuit ( Hay coverall) là kiểu sản phẩm 1 chi tiết với
áo dài tay và quần dài nhưng thường ít bó sát)
87 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu VEST - Everything About A Legend, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền thống hơn. Trong thập niên 1980, các kiểu quần này
biến mất thay vào đó là kiểu quần ống bó và ống thon.
Một biến thể khác trong thiết kế quần Âu là việc sử dụng hay không các ly. Phong
cách cổ điển của quần Âu là có 2 ly, thông thường là ở phía trước, bởi vì nó tạo sự thuận
tiện cho việc ngồi hay việc giữ dáng đứng tốt hơn. Đây vẫn là 1 dáng phổ biến, và với
những lý do về khả năng sử dụng của nó mà vẫn được mặc trong suốt thế kỷ thứ 20. Kiểu
phong cách này ban đầu bắt nguồn từ kiểu ống rộng quá mức Oxford được mặc trong
thập niên 1930 tại Oxford, nơi mà ở đó nó có thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng lại bắt
đầu cho 1 phong cách khác. Phong cách này vẫn xuất hiện như là kiểu tuyệt vời nhất, nổi
bật trên nền của quần đen với cravat trắng. Ty nhiên thì những thời kỳ đa dạng qua suốt
thể kỷ sau đó, kiểu quần ống phẳng không ly được mặc, và sự biến đổi của thời trang đã
đánh dấu độ đủ để những biến kiểu thời trang may sẵn không sản xuất cả 2 kiểu phong
cách trên.
Phần lên gấu của quần âu ban đầu đã được phổ biến trong thập niên 1890 bởi vua
Edward VII, và sau đó trở nên phổ biến với Comple trong suốt những thập niên 1920 và
1930. Sau sự suy giảm phong cách trong Thế chiến thứ 2, chúng không trở nên phổ biến
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
71
nữa, bất chấp mục đích chính của chúng là thêm độ dài vào cho quần. Nó luôn bị cho là
đặc tính không trang trọng và không phù hợp với các hình thức ăn mặc trang trọng.
Các hình thức đa dạng khác của phong cách quần Âu bao gồm cả độ hạ đũng của
quần. Đũng quần âu rất cao trong nửa đầu của thế kỷ, đặc biệt với những hình thức ăn
mặc trang trọng, với hạ đũng ở phía trên cạp tự nhiên, nó cho phép áo gile có thể che đi
bản cạp hạ xuống chỉ thấp hơn điểm hẹp nhất của ngực. Mặc dù ít có mục đích phục vụ,
chiều cao này được nhận đôi trong kiểu quần áo mặc ban ngày của thời kỳ đó. Kể từ khi
đó, thời trang đã thay đổi, và hiếm khi thấy đũng quần cao như thế nữa và trở lại với
phong cách hạ đũng thấp hơn, thậm chí là hạ xuống thấp để bản cạp thoải mái trên hông.
Lĩnh vực thay đổi khác của cách thức cắt là về chiều dài, thông số mà được quyết định
phá kéo dài. Một vài nơi trên thế giới như là Châu Âu, theo truyền thống sẽ không lựa
chọn mặc quần ngắn hơn với việc kéo ít hoặc không kéo dài, trong khi đó người Mỹ thì
lại thường chọn kiểu quần kéo dài một chút.
Một khác biệt lớn cuối cùng được thực hiện dù có hay không việc những chiếc
quần có thắt lưng hoặc dây đeo quần. Trong khi những thắt lưng ban đầu không bao giờ
được mặc cùng với comple, quy định ngặt nghèo về việc đeo thắt lưng trong suốt nhưng
năm chiến tranh tiếp tục làm tăng sự phổ biến chúng, trong khi với dây yếm thì bây giở ít
phổ biến hơn thắt lưng. Khi dây yếm phổ biến, các cúc để gắn chúng được đặt ở bên
ngoài của bản cạp, bởi vì chúng sẽ được che đi bởi áo gile hoặc áo len sát nách, nhưng
hiện tại thì nó thường được gắn cúc bên trong của quần.
2.4. Tình huống ăn mặc và sự nhận thức về Comple
Ấn tượng nhất về 1 bộ comple có thể mang theo nhiều ý nghĩa. Đối với các tình
huống kinh danh, nó có thể thể hiện sự tôn trọng và khiếu thẩm mỹ. Những thay đổi quá
đáng trên 1 bộ comple (Ví dụ như màu sắc sặc sỡ) có thể truyền tải những thái độ tiêu
cực.
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
72
Bởi lẽ mặc 1 bộ Comple truyền tải những hình ảnh đáng tôn trọng, rất nhiều người
mặc những bộ Comple trong những buổi phỏng vấn. Một bộ comple khi phỏng vấn
thường là màu xanh hoặc màu xám. Kiểu comple khi phỏng vấn thường có chất liệu từ
len hoặc len pha, với các đường kẻ sọc. Phong cách của kiểu Comple khi phỏng vấn tuy
nhiên thì vẫn phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa của tổ chức thuộc khu vực mà người ứng
tuyển muốn phỏng vấn.
Trong xã hội hiện đại, Comple của nam giới trở nên ít phổ biến như là kiểu trang
phục mặc bên ngoài hàng ngày. Trong suốt thập niên 1990, những triết lý hiện hành về
quản lý thời gian, bắt đầu tránh tạo ra những bộ comple và cravat mà là thay bằng thường
phục cho người lao động, mục đích là tạo ra sự bình đẳng và tinh thần cởi mở. Trang
phục trong kinh doanh vẫn có xu hướng tiêu chuẩn hóa cho hầu hết công nhân và đôi khi
bao gồm cả quản lý cấp trung. Kiểu quần áo truyền thống trong doanh nghiệp như là 1
phong cách chung có liêu quan từ cấp quản lý thấp cho tới các cấp cao hơn và những
chuyên gia. Kiểu thường phục cũng trở nên phổ biến ở các viện hàn lâm phương Tây.
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
73
Đối với rất nhiều nam giới, đặc biệt là ở xã hội phương Tây, một bộ comple là một
kiểu trang phục dành cho những dịp đặc biệt, như là đám cưới, đám tang và một số các sự
kiến xã hội trang trọng khác. Do vậy, bởi chúng không phải là thường phục đối với hầu
hết nam giới nên họ cảm thấy khó chịu và bí bách khi mặc chúng. Sự kết hợp thêm một
chiếc cravat, thắt lưng và áo gile có thể bó chặt và hạn chế khi so sánh với thường phục
đương đại. Khoa học tín đồ cơ đốc giáo cho biết rằng bộ comple kết hợp với cravat và
quần là 1 thiết kế mà đảm bảo rằng người mặc sẽ cảm thấy bất tiện. Do vậy, trong hầu hết
các cấp độ xã hội thì comple không lâu đã được coi là 1 phần của trang phục làm việc
hay trang phục nghỉ ngơi, loại trừ trong giới kinh doanh cấp cao. Trong suốt cuối thập
niên 1960 – 1970, comple của nam giới đã ít được mặc hơn cũng tương tự như là váy
cũng đã bị ít mặc đi bởi nữ giới mà thay vào đó là quần. Điều này được xem như là 1 sự
giải phóng từ sự phù hợp của giai đoạn trước và suy tàn của nó đồng thời với phong trào
giải phóng phụ nữ. Đối với những ngành nghề mà vẫn yêu cầu 1 phương thức tiếp cận
phù hợp trong trang phục, thì kiểu thay đổi từ comple có thể được chấp nhận là áo sơ mi
với cravat.
2.5. Phụ kiện với Vest
2.5.1. Các loại cúc
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
74
Các loại cúc của áo Vest chủ yếu được quy định bởi vị trí của cúc - một biện pháp
đo về độ cao bao nhiêu của cúc trong mối quan hệ với eo tự nhiên. Trong một vài phong
cách (Bây giờ thì khác) thì các cúc được đặt cao, người thợ may đã dự định cho chiếc áo
Vest sẽ được đính cúc khác với vị trí thấp thông thường, tuy vậy vẫn có 1 số hướng dẫn
chung ở đây.
Kiểu Vest 2 hàng cúc hầu hết thường được giữ theo dáng cài cúc. Khi có hơn 1
cúc chặt quá (Như theo kiểu sắp xếp 6 cúc 2 hàng), thì chỉ có cúc trên cùng cần được
đính chặt, trong một vài dáng thì người mặc có thể chỉ cần cài chặt cúc dưới cùng.
Kiểu Vest 1 hàng cúc có thể cài chặt hoặc không chặt. Đối với kiểu Vest 2 cúc thì
cúc dưới cùng bên trái được nởi lỏng 1 cách truyền thống loại trừ các kiểu cắt khác
thường của Vest. Khi đính các cúc thì cúc ở giữa được đính chặt nhất, đôi khi ở cúc trên
cùng nhưng cúc ở dưới cùng thì có truyền thống là không thiết kế đính chặt như thế (mặc
dù trước đây, một số kiểu áo vest được cắt chính xác để nó có thể được đính chặt cúc mà
không bị vặn, đây không phải là trường hợp với quần áo hiện thời). Kiểu áo Vest 4 cúc
thì không theo truyền thống và không có hướng dẫn nào trong việc đính cúc, nhưng cúc ở
giữa ít nhất cũng nên được đính chặt. Ngoài ra, kiểu Vest 1 cúc cũng trở lại phổ biến.
2.5.2. Cravat
2.5.2.1. Lịch sử Cravat và những sự thay đổi
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
75
Lịch sử của chiếc cravat ngày hôm nay tính ra đã được gần 100 năm hoặc hơn thế
nữa và chúng tồn tại như là kết quả trực tiếp từ chiến tranh
Năm 1660, trong lễ kỷ niệm cuộc chiến khó nhọc trước Thổ Nhĩ Kỳ, một trung
đoàn giải giáp vũ khí từ Croatia ( sau là 1 phần của Đế quốc Hung- Áo) đã tới thăm Paris.
Ở đây thì các binh lính được phong tặng như là anh hùng trước vua Louis XIV, một vị
vua nổi tiếng với cách nhìn nhận đánh giá về trang sức cá nhân. Yếu tố này đã được thể
hiện bằng việc các chiến binh của trung đoàn đã đeo 1 chiếc khăn tay rực rỡ bằng lụa
quanh cổ. Các loại vải làm cổ áo được bắt nguồn từ loại khăn cổ của người Roman được
thiết kế mặc bởi các nhà diễn thuyết để làm ấm thanh quản của họ, điều này đã đánh
trúng tâm lý ưa thích của nhà vua, và ông đã sớm cho làm phù hiệu hoàng gia như ông đã
tạo rat rung đoàn hoàng gia Cravattes.Từ “Cravat”, thật tình cờ lại là bắt nguồn từ từ
“Croat”
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
76
Không lâu trước khi phong cách mới này vượt qua kênh đào để tới nước Anh.
Chẳng bao lâu thì không quý ông nào được coi là ăn mặc đẹp lại không có chiếc khăn
quấn quanh cổ để chưng diện them. Thời gian này thì Cravat được mặc bản cao đến mức
mà 1 người đàn ông không thể quay đầu lại mà không quay cả người. Có những ý kiến
rằng Cravat được thắt dày đến mức mà thanh kiếm không thể chém qua cổ. Các phong
cách đa dạng được nhận thấy là không có giới hạn, cravat có các chuỗi quả trang trí, khăn
kẻ ô, dải băng búi và buộc nơ cánh cung, ren, hình thêu vải lanh đều trở thành tín đồ
trung thành của họ. Gần 100 các kiểu thắt nút được sáng tạo ra trong thời kỳ này.
Trong thời kỳ này thì cravat cũng là 1 phần không thể thiếu trong tủ đồ của những
quý ông. Tuy nhiên thì tới thời kỳ Nội chiến, hầu hết các loại cravat đều được nhập khẩu
từ lục địa này. Dần dà, ngành công nghiệp đã cân bằng và đến khi bắt đầu thế kỷ 20,
những chiếc khăn đeo cổ của mỹ đã bắt đầu chiếm lĩnh và tranh giành thị trường châu Âu
bất chấp việc những loại vải châu Âu vẫn được nhập khẩu mạnh .
Vào thập niên 90, trong cuộc cách mạng Peacock, đã có 1 sự sai sót nhất định
trong cách thắt cravat của những người đàn ông, như là kết quả của cuộc nổi dậy chống
lại cả 2 vấn đề truyền thống và hình thức của trang phục. Nhưng giữa thập niên 70, xu
hướng này đã tự đảo ngược chính nó tới tận thời điểm bây giờ, nhưng năm 1980, lương
khăn choàng cổ được bán ra rất lớn nếu không muốn nói là nó lớn nhất từ trước tới giờ.
Làm sao để sự phổ biến về cravat được tiếp tục? Hàng năm, những sử gia thời
trang và xã hội học đã dự đoán sự sụp đổ của cravat – yếu tố trong trang phục của người
đàn ông không có chức năng rõ ràng. Có lẽ đó chỉ là một phần của truyền thống được
thừa kế. Khi các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nhân vẫn tiếp tục sử dụng cravat, các
giám đốc điều hành trẻ sẽ sử dụng bộ comple và cravat như một chiếc chìa khóa dẫn tới
phòng họp. Nói theo cách khác thì dường như là có 1 giá trị thẩm mỹ nào đó trong việc
sử dụng cravat. Thêm nữa thì áo sơ mi có các cúc bọc và tạo ra những điểm nhấn dọc
theo chiều cơ thể nam giới, nó còn cho thấy 1 cảm giác về sự sang trọng và phong phú về
màu sắc, kiểu dáng, áo không quá xa hoa đối với áo trong và bộ Comple.
Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những chiếc cravat đã rộng bản
hơn 5 inches. Vào thời gian này, lý do căn bản là những chiếc cravat bản rộng sẽ tương
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
77
xứng với những chiếc áo Vest cổ bẻ bản rộng và cổ áo sơ mi dài hơn. Đó chính là hướng
phát triển đúng đắn, các yếu tố cần được cân bằng. Nhưng một khi các tỷ lệ phóng đại bi
loại bỏ thì loại cravat to lại trở thành nạn nhân của thời trang.
Một chiều rộng cân đối, và điều này sẽ luôn luôn hợp thời. đó là 31/4 inches( từ 2
¾ tới 3½ inches cũng có thể được chấp nhận). Khi mà tỷ lệ trong trang phục của nam giới
vẫn còn đúng với hình dáng cơ thể của họ thì chiều rộng này sẽ thiết lập được 1 sự cân
bằng thích hợp. Mặc dù rất nhiều các loại cravat được bán ra hiện nay đã được cắt bớt đi
độ rộng nhưng phần nút của cravat vẫn được thắt rất dày, một đặc trưng còn sót lại của
cravat thập niên 1960. Điều này khiến cho việc thắt 1 nút cravat nhỏ và thanh lịch trở nên
khó hơn. Mối quan hệ giữa chiếc cravat và chiếc áo sơ mi là 1 điều quan trọng đáng bàn.
Nếu như mõi quan hệ là phù hợp thì nút thắt sẽ không bao giờ được lớn tới mức mà nó
làm mở rộng cổ áo ra hoặc là buộc nó phải mở ra, và cũng không được nhỏ hơn vì nếu
không nó sẽ bị khuất trong cổ.
Những chiếc cravat tiêu chuẩn có chiều dài chừng từ 52 tới 58 inches. Những
người đàn ông cao to, hoặc những người sử dụng kiểu thắt nút Windsor, sẽ yêu cầu 1
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
78
chiếc cravat dài hơn và phải được đặt hàng. Sau khi được thắt thì bản cravat phải đủ dài
để chạm tới cạp quần ( Phần còn lại có thể dài bằng hoặc ngắn hơn 1 đoạn)
2.5.2.2. Nút thắt cravat
Có 1 vài cách tiêu chuẩn để thắt 1 nút cravat: Cravat kiểu Four-in-hand (kiểu thắt
từ ngày trước tới tận ngày nay của những người đàn ông ở đầu mỗi toa hành khách có
thể thắt nút chiếc cravat của họ để ngăn không cho nó bay trong gió khi họ đang lái xe.)
Nút Windsor, ý nghĩa của nó được phát minh bởi Công tước Winsor, mặc dù sau đó ông
ta chối bỏ phát minh này và nó chỉ là nửa Winsor.
Có rất nhiều người đàn ông đã cân nhắc tới những bộ đồ ăn diện sử dụng kiểu thắt
nút Winsor hay là nửa Winsor. Với hầu hết các thành phần thì phần đông những người
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
79
đàn ông trông chưa ổn khi thắt kiểu nút này, mặc dù có một vài các sự ngoại lệ, đặc biệt
là Douglas Fairbanks, Jr. Trong bất cứ trường hợp nào thì kiểu thắt nút winsor chỉ trông
ổn khi được sử dụng với 1 chiếc áo sơ mi cổ mở rộng, đó là lý do tại sao mà Công tước
winsor là người sử dụng nó đầu tiên. Kiểu ưa thích mà vẫn giữ nguyên được tiêu chuẩn là
Four-in-hand. Nó là kiểu nút nhỏ nhất và tỉ mỉ nhất trong các loại nút cravat, và là yếu tố
chính tạo ra dáng vai áo tự nhiên – trang phục đã tồn tại ở Anh và Mỹ trong khoảng 50
năm qua.
Nhưng cho dù là lựa chọn kiểu nào đi nữa: Four-in-hand, winsor hay nửa winsor
thì mỗi kiểu nên được thắt theo kiểu mà nên có 1 hõm nhỏ hoặc là nếp gấp của cravat ở
ngay phía dưới nút cravat. Điều này khiến cho cravat được tạo sóng và hình thành một sự
viên mãn chính là điều bí mật trong sự tạo hình chuẩn của nó.
2.5.2.3. Nơ
Kiểu nơ bướm đã được nhận thấy là có nguồn gốc từ cravat nhiều thế kỷ trước.
Những chiếc cravat thời này được làm từ chất liệu có thể giặt được và được và được bọc
rất nhiều lần quanh cổ và sau đó được thắt lại ở phía trước. Cuối cùng thì hình thức này
thay đổi thành 1 lớp vải quấn quanh cổ với 1 nút thắt cuối cùng giống như hình dạng
cánh cung (Con bướm)
Hiện tại thì nơ cánh bướm đã được ưa thích như là 1 sự phục hưng. Mặc một chiếc
áo sơ mi có ly đằng trước 1 cách trang trọng, những chiếc nơ trở nên tao nhã và được
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
80
đánh giá cao. Đeo nó cả ngày sẽ mang đến cho những người đàn ông cái nhìn tự nhiên và
chuyên nghiệp.
Kiểu nơ cánh bướm cũng nên tránh một số các tình huống cực đoan. Những chiếc
nơ cánh bướm nhỏ trông khá ngớ ngẩn và như là rơi ra cũng như là những nơ con bướm
to quá lại làm cho cổ của nam giới trông như 1 gói quà. Nguyên tắc chung của nơ con
bướm là không bao giờ nên rộng hơn so với phần mở rộng nhất của cổ và cũng không
bao giờ nên mở rộng ra phần ngoài các vị trí của cổ áo.
2.5.2.4. Sự phù hợp của Cravat và Vest
Màu sắc: Cravat luôn nên tối màu hơn so với áo sơ mi. Màu nền của cravat không
nên giống màu áo sơ mi, trong khi mặt trước của cravat nên có gam màu của áo và bằng
cách ấy nó sẽ mang màu của áo. Lý tưởng nhất thì cravat nên hợp thành một thể thống
nhất với áo Vest, tuy nhiên thì cách thức ăn mặc trong các hoàn cảnh và phong cách khác
nhau đã mở rộng phạm vi sử dụng và kết hợp màu sắc này. Trong suốt nửa cuối thập niên
1990 và đầu 2000, phong cách này trở nên phổ biến với việc mặc áo sơ mi cùng màu với
cravat hoặc thậm chí là mặc một chiếc cravat sáng màu cùng một chiếc áo sơ mi tối màu,
thông thường là trong các dịp trang trọng. Một chiếc áo sơ mi màu xanh sáng với 1 chiếc
cravat màu xanh đậm hơn cũng trở nên phổ biến.
Nút thắt: Một vài kiểu thắt nút thông thường là: four-in-hand, kiểu Half-winsor và
winsor, và kiểu Shelby or pratt. Kiểu Four-in-hand, Half-winsor hoặc winsor nhìn chung
là phù hợp với hầu hết các kiểu Vest, đặc biệt là những phong cách đương đại. Sau khi
được thắt nút và sắp xếp, phần dưới cùng của cravat có thể mở rộng tới bất cứ phần nào
từ vị trí rốn của người mặc, nằm ngay dưới bản cạp. Phần nhỏ hơn không nên mở rộng
xuống phía dưới hơn phần rộng, mặc dù vậy thì điều này vẫn đôi khi được nhận thấy
chấp nhận với những cravat nhỏ.
Những sự thay đổi: Trong thập niên 1960, một phong cách thời trang mới cho nam
và nữ giới là đeo những chiếc khăn quàng cổ cùng với Vest theo cách là buộc một nút
hoặc bên trong áo như kiểu Ascot hoặc là phía dưới cổ áo giống như thắt cravat. Phong
cách này trở nên phỏ biến tới mọi người thích nghệ thuật giống như những nhà đạo diễn
phim hoặc những nhạc sỹ. Phong cách này bắt đầu suy giảm từ giữa thập niên 1970 và
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
81
trở lại vào thập niên 1990 và chủ yếu dành cho nữ giới. Nó cũng có 1 chút tái hiện lại
trong năm 2005 và một số ngôi sao đã đeo nó. Mặc dù một vài người vẫn thắt những
chiếc khăn quanh cổ trong thập niên 1960, nhưng cravat vẫn được ưa chuộng hơn bởi
những doanh nhân.
2.6. Áo sơ mi
Các loại áo sơ mi được những người đàn ông mặc cùng với Comple là kiểu áo sơ
mi cao cấp dệt thoi với tay áo dài, có 1 hàng cúc dọc theo dài áo và 1 cổ.
Kiểu dáng này của sản phẩm may này được biết đến ở Anh Mỹ như là kiểu áo sơ
mi sang trọng nhưng đơn giản như là 1 chiếc áo sơ mi theo kiểu áo sơ mi địa phương ở
Anh. Kiểu phong cách này của áo sơ mi đôi khi được gọi là kiểu áo sơ mi Oxford, tuy
nhiên thì điều này đúng nghĩa là chỉ một chiếc áo sơ mi được làm từ 1 kiểu vải đặc biệt,
chuyên dùng, có tên là vải Oxford, trong phong cách đặc trưng (ví dụ, với áo có cúc dưới
cổ - cài vào thân áo). Áo sơ mi được là, gọn gàng được cho vào trong quần.
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
82
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
83
Kiểu cổ áo truyền thống nhât là cổ bẻ. Đây là kiểu cố mặc định cho các loại áo sơ
mi của Pháp. Thông thường, kiểu cổ áo có cúc chân cổ thường được mặc với 1 chiếc áo
Vest thể thao hoặc 1 áo khoác bên ngoài, mặc dù chúng từ lâu đã được chấp nhận ở Mỹ.
Kiểu áo có cúc chân cổ không được mặc nhiều ngày nay, đặc biệt là với sự hồi sinh của
nhiều kiểu áo sơ mi trang trọng với cổ bẻ và măng séc kiểu Pháp, thậm chí là trong trang
phục kinh doanh.
2.7. Các tình huống ăn mặc và kiểu comple phù hợp
Những kiểu trang phục khác nhau thì phù hợp trong những tình huống khác nhau.
Những tình huống dưới đây sẽ đưa ra nhằm tạo ra những sự chọn lựa trang phục thích
hợp nhất
2.7.1. Kiểu lễ phục (Full dress)
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
84
- Tại rạp hát
- Đi ăn tiệc cưới vào buổi tối
- Ăn tối với lời mời của người thứ 3
- Tại buổi vui chơi giải trí
2.7.2. Kiểu Tuxedo
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
85
- Tại rạp hát
- Các bữa tối
- Các bữa tiệc trịnh trọng
- Ăn tối tại nhà hàng
- Ăn tối tại nhà riêng
2.7.4. Kiểu Cutway hoặc Frockcoat với áo sơ mi kẻ sọc
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
86
- Tiệc cưới chiều hoặc tối
- Đi lễ chủ nhật
- Kinh doanh ở Anh Quốc
2.7.5. Business suit (Trang phục công sở - Kinh doanh)
Author: ChapCheng – hung4eyes@gmail.com – hung.4eyes – Tel: 0932299448
87
- Trong hầu hết các bữa tiệc trang trọng vào ban ngày
- Du lịch
- Áo Vest màu xanh với cravat màu flannel cho bữa ăn trưa hoặc tại nhà thờ.
- Kiểu Sack suit màu đen hoặc màu xanh thì không được mặc thay thế cho kiểu
Cutaway trong tiệc cưới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vest_everything_about_a_legend.pdf