Tiểu luận Người thiếu nữ với những vẻ đẹp bí ẩn

Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ, người tạo nên các bức vẽ thường là các họa sỹ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.

Hội họa là một bộ môn của chuyên ngành Mỹ thuật, ở đó người hoạ sỹ đã phản ánh thế giới quan, những tư duy, trí tuệ của mình trước những sự vật hiện tượng khách quan. Trong một tác phẩm đạt được vẻ đẹp hoàn chỉnh ta luôn luôn nhận thấy một tư duy sáng tạo thẩm mỹ, một phong cách biểu đạt nghệ thuật và trên tất cả là một hình tượng nghệ thuật mang tính thống nhất cao độ. Hội hoạ là một ngôn ngữ nghệ thuật. Người họa sỹ phải vẽ làm sao thể hiện được cái điều mình muốn nói trong một ngôn ngữ mà người khác có thể đọc được, hiểu được, nhằm truyền đạt được những ý tưởng, những cảm xúc, chinh phục được cái gu thẩm mỹ của người khác.

 

doc41 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Người thiếu nữ với những vẻ đẹp bí ẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nối tiếp những thế hệ lớn hơn. Họ đang ngày càng tiến bộ nhưng cũng không phải vì thế mà đánh mất đi bản chất của mình, mà họ luôn giữ gìn, phát huy đồng thời học hỏi những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống ngày nay. Có những tác phẩm phụ nữ duyên dáng, e ấp nhưng cũng rất mạnh mẽ, nhưng cũng có những tác phẩm miêu tả hình ảnh người phụ nữ quyến rũ nhưng cũng đầy chất cá tính, có những tác giả lấy ngôn ngữ hình thể ra để miêu tả cảm xúc tâm trạng và suy nghĩ của những cô gái trong tranh. Nhưng cũng có tác giả sử dụng nét đẹp trong hành động để toát lên vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ chân lấm tay bùn. Bức tranh “Tan ca mời chi em ra họp thi thợ giỏi” là một trong những bức tranh như thế. Khác với những bức tranh ở trên các tác giả thường dùng đôi mắt hay biểu hiện khuôn mặt để nói lên chủ đề của tác phẩm thì ở bức họa sơn dầu này Nguyễn Đỗ Cung đã dùng chính hiện thực trong lao động của những người phụ nữ để nói lên chủ đề của tác phẩm. Tranh được vẽ trong khuôn khổ một xưởng sản xuất, không gian quá rộng so với khuôn khổ của bức tranh nhưng qua nét vẽ tài hao của ông thì những điểm nhấn đã được lột tả khá đầy đủ. Những cô gái đang say xưa làm việc bên cạnh những chiếc máy công nghiệp đang vận hành một cách uyển chuyển bằng bàn tay của những người phụ nữ đảm đang tháo vát. Họ đều có trang phục trang bị để bảo đảm cho việc sản xuất được an toàn hơn bao giờ hết. Nếu chú ý bạn có thể thấy được những đường nét tỉ mỉ trong từng nét vẽ, màu sắc được phối rất hài hòa. Có thể thấy được ông đã có sự quan sát rất tỉ mỉ khi dường như một chi tiết nhỏ nào cũng không thể lọt qua được nét vẽ tài năng của ông. Có thể thấy trong tranh có rất nhiều chi tiết nhỏ, vụn vặt nhưng tác giả đã rất khéo léo phản ánh được nó một cách chân thực và sống động nhất mà không phải ai cũng có thể làm được. Không chỉ dừng lại ở đó Đỗ Cung còn mang đến cho độc giả một cảm giác hài hòa trong cách phối hợp màu sắc rất tinh tế: những chi tiết của máy, trang phục của các cô công nhân dù đó có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng ông đã đã thể hiện rất rõ ràng chi tiết này là gì? Để chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, giữa chúng đều có màu riêng nhưng nó không tạo cho ta cảm giác dối mắt mà thực sự bức tranh hài hòa và cân đối đến mức khó tin. Bức tranh không đơn thuần là đồ vật mà nó còn có cả con người những cô gái đang miệt mài với công việc. Mỗi người một tư thế, đều chăm chú cho công việc của mình. Qua đó ta thấy được tinh thần làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm luôn được họ đưa lên hàng đầu. Kể cả khi đã tan ca thì tinh thân đó vẫn luôn ẩn hiện. Dù có niềm vui thì họ vẫn tỏ ra đầy trách nhiệm khi tan ca rồi mà việc còn dở dang thì vẫn nán lại làm cho xong. Tuy lao động với tinh thần tập trung cao độ nhưng ta không thấy một chút mệt mỏi nào trên gương mặt của những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Trong họ luôn có một tình thần thép, khuôn mặt tươi vui khi tan ca tạo nên một nét đẹp rạng ngời lạ thường. Dù họ không được khoác lên mình những bộ cánh đẹp, nữ tính nhưng ta vẫn rất trân trọng những bộ quần áo công nhân cũ kĩ, lem luốc nhưng lại rất đẹp này. Qua nét mặt hớn hở của những cô gái có thể thấy rằng họ đang rất háo hức mong đến ngày thi thố xem ai là người thợ giỏi. Đây không phải là một cuộc chiến phân thắng bại mà nó là một cuộc tranh tài tìm ra người giỏi nhất. Xứng đáng nhất sau bao ngày lao động vất vả để có một tay nghề vững vàng. Vì thế nên đối với họ niềm vui thể hiện rõ trên nụ cười và ánh mắt long lanh niềm hi vọng rằng mình có thể dành chiến thắng. Tuy bề ngoài họ có vẻ không được trau chuốt nhưng bên trang họ là một nghị lực phi thường đang ngày một hiện hữu trong công việc mà họ đang làm. Dù công việc có vất vả hay khổ cực nhưng đối với họ đó lại là niềm vui, họ vui khi được lao động, họ vui khi được làm ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của mọi người, vui vì mình được làm nghề mà mình đam mê và thích thú,đó chính là nét đẹp tiềm ẩn mà chúng ta đều phải cảm kích và ghi nhận nó một cách trân trọng nhất. Mỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay, được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua đôi mắt của các thiên tài nghệ thuật. Mỗi người phụ nữ, mỗi vẻ đẹp khác nhau. Các họa sĩ đã tôn vinh những đường nét uyển nhã, mỹ lệ ấy. Tranh về phụ nữ là những hòa ca về vẻ đẹp xuân thì của sự sống. Đây là một đề tài vô tận. Khi người phụ nữ lên tranh, vẻ đẹp ấy đôi khi là ước lệ. Có họa sĩ làm say lòng người xem bởi dáng vẻ thướt tha thanh thoát của người đẹp, họa sĩ khác lại thành công ở đôi mắt. Tất cả đều là sự trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ. Một nửa thế giới trong tranh của Phạm Lực, một nửa ấy chính là phái yếu, những người phụ nữ rất đỗi bình thường trên trái đất này nhưng lại được hoạ sĩ Phạm Lực ưu ái dành cho rất nhiều cảm xúc trong những tác phẩm vượt không gian lẫn thời gian để đến với những người đam mê hội hoạ và yêu thích tranh đương đại! Trong tranh Phạm Lực thường thấp thoáng hình ảnh của người phụ nữ rất đỗi chân chất mộc mạc. Họ xuất hiện trong tranh ông bằng sức mạnh của sự dịu dàng, đằm thắm với những khao khát và tình yêu thiên nhiên. Xem tranh của Phạm Lực, cái đẹp không hiển hiện một cách “thực dụng”, những hình ảnh ấy không được tạo nên bằng sự khêu gợi, tò mò mà hút sâu và tinh tế. Theo ông, tạo hoá đã ban cho “một nửa thế giới” này sự duyên dáng, mềm mại và những đường cong tuyệt vời, bởi vậy họ được mệnh danh là “phái đẹp”. Tuy nhiên, cái đẹp ấy không chỉ dừng lại ở thước đo của những chỉ số hay một khuôn mẫu cho làn da, mái tóc Cái đẹp trong tranh ông chính là cái hồn, cái thần thái của cuộc sống mà ông nhờ họ truyền tải. Phụ nữ chính là thiên nhiên mà thiên nhiên thì luôn đẹp và thực vô cùng. Họ xứng đáng là thứ ngôn ngữ hội họa vốn dĩ phức tạp để ông lột tả tất cả những gì muốn nói trên thế giới này. Những người phụ nữ trong tranh “nuy” của Phạm Lực đã giúp ông thể hiện những điều mà ông trăn trở, suy tư, vui buồn về cuộc sống hiện tại. Có hình ảnh ông bắt gặp thực sự song có những điều ông tưởng tượng và biến tấu vào tranh. Mọi sắc thái về cuộc sống dường như được phản ánh hết sức chân thành qua những mảng màu khi trầm buồn, lúc tươi sáng, rạng rỡ. Nét biểu cảm trong ngôn ngữ của cơ thể nhân vật đã nói lên điều đó một cách khá rõ rang. Đó chính là: “Sữa mẹ - 2003”, “Ước mơ – 1997”, “Xa vời – 2003” “Ước mơ” - bức tranh thể hiện ước mơ nhỏ nhoi của người phụ nữ khi chồng đi đánh cá ngoài khơi. Ơ đây hình ảnh người bồng bế đứa con thơ ngóng trông chồng trở về trong bình yên và thuyền đầy ắp cá.Ước mơ về cảnh được sum họp vui vẻ bên chồng con,ước mơ giản dị là thế.Trong tranh người phụ nữ với vẻ mặt lo âu buồn bã khi bồng con chò đợi tin chồng ngoài khơi xa xôi.Tác giả đã phác họa chân dung người phụ nữ thật tài tình với hình ảnh đứa con thơ trên tay, vẻ đẹp của người mẹ, người vợ thật nhân hậu và đáng trân trọng biết bao. Tranh Ứơc mơ (Sơn mài, 100x120cm) - Phạm Lực (1943) “Chân dung tự họa” là bức chân dung mà họa sĩ Trương Thị Thịnh đã tự họa về mình. Người phụ nữ trong bức tranh thật diêu hiền và mang một nỗi buồn gì đó trong lòng. Ánh mắt buồn nhìn về xa xăm miêng không thể nở nụ cười.Trong bức tranh này, người xem cảm nhận được vẻ đẹp của người phụ nữ qua những nét phác họa trên khuôn mặt. Đây là bức họa mang vẻ đẹp dịu hiền của người phụ nữ Việt Nam “Chân dung tự họa” (Sơn dầu, 74x94cm) - Trương Thị Thịnh (1928) Trong tranh “Người suối bạc” họa sĩ Phạm Đăng Trí diễn tả cái đẹp nuột nà, mềm mại của người phụ nữ Huế trước 1945, tranh của ông phản ánh chân thực tư tưởng thẩm mỹ lúc bấy giờ. Những tà áo dài tím Huế bay lượn trong không gian, với mái tóc ôm ấp những khuôn mặt ngây thơ, trầm tư, đã tụ hội những yếu tố đẹp của thiếu nữ Huế thấm đượm công, dung, ngôn, hạnh.         “Người suối bạc”(Giấy gió)- Phạm Đăng Trí(1945) Một thiếu nữ nằm ngủ nhưng toát lên một vẻ đẹp thật dịu dàng và ủy mị. Với mái tóc dài và đen buông xõa trên giường càng tạo nên vẻ đẹp thùy mị cua người thiếu nữ lúc nằm ngủ thật đẹp. Với cái nhìn đầy tinh tế và sắc sảo, họa sĩ Phạm Đăng Trí đã phác họa cho người xem một vẻ đẹp tuyệt vời của thiếu nữ đang say ngủ. Thoạt đầu khi mới nhìn vào tác phẩm “Thiếu nữ” của họa sĩ Dương Sen ta thấy bức tranh vẽ rất đơn giản, chỉ một vài đường nét đơn giản và cũng rất mộc mạc, ta có cảm giác rằng đây như là bức tranh của một đứa trẻ. Nhìn kỹ hơn ta thấy bức tranh có nét vẽ rất cầu kì chứ không phải chỉ nghuệch ngoạc một vài đường nét. Đôi mắt được vẽ đang mở to nhưng lại nhìn xuống với một dáng ngồi hơi nghiêng đầu tạo nên một vẽ thướt tha của người thiếu nữ. Đó là sự e dè dịu dàng với hai bàn tay được đặt chồng chéo lên nhau tạo nên vẽ tĩnh lặng của bức tranh. Không gian của tác phẩm như được che lấp đi bởi nền màu đỏ. Chúng ta cũng biết chất liệu tranh sơn mài có năm màu chính: đen, vàng, trắng, đỏ và xanh. Chính là tượng trưng cho quan niệm vũ trụ về âm dương do ảnh hưởng của học thuyết Khổng Tử với đỏ - hỏa, trẳng – kim,, vàng – thổ, xanh – mộc, đen – thủy. Nền nầu đỏ của bức tranh cho ta lien tưởng tới cảm giác nồng cháy sự hi sự hi sinh đỏ máu của màu cờ, tổ quốc. Vậy màu sắc này có liên quan gì đến người thiếu nữ trong bức tranh với một vẻ mặt cúi xuống, phải chăng cô đang đau buồn với một sự mất mát, hi sinh nào chăng? “Thiếu nữ” - Dương Sen Ta thấy, bên cạnh người thiếu nữ còn có một bình hoa, thông thường khi nhìn vào một bức tranh vẽ hoa ta sẽ nhận ra đó là loại hoa gì, nhưng ở đây chúng ta lại không nhìn rõ cụ thể là một loài hoa gì. Nhưng ta vẫn nhận thấy Dương Sen đặt một bố cục trong một không gian bị che khuất bởi nền màu đỏ, nổi bật lên người thiếu nữ đang ngồi cạnh bình hoa. Màu sác của hoa giống với màu của làn da và chiếc váy cô đang mặc. và chúng ta tháy nền màu đỏ trên những bông hoa nhạt dần đi nó càng gần bông hoa bao nhiêu thì màu đỏ càng nhạt bấy nhiêu. Những bông hoa đó đã xóa đi biết bao đau thương mất mát sự hi sinh. Đó cũng là biểu tượng của người thiếu nữ, sự dịu dàng cuả người thiếu nữ được ví như những bông hoa đã làm nên vẽ đẹp hấp dẫn của bức tranh. Đồng thời còn cho chúng ta thấy vẻ đẹp hấp dẫn của người thiếu nữ, vẻ đẹp bí ẩn bên trong đó là long mong muốn cho những mất mát được xóa nhòa đi. Cho cuộc sống trở nên thanh thản hơn. Như vậy, bằng màu sắc đường nét và bố cục của bức tranh Dương Sen đã kết hợp thật hài hòa cho chúng ta thấy vẻ đẹp bí ẩn của người thiếu nữ trong bức tranh, một vẻ đẹp mang tính nhân văn sâu sắc với mong muốn cho cuộc sống trở nên tươi vui hơn không còn nỗi đau của sự mất mát. “Người xưa” của họa sĩ Dương Viết Thanh, bức tranh vẽ một người phụ nữ với những đường nétt ngoằn nghèo trông đến là khó hiểu, cứ uốn lượn cho ta một ấn tượng sâu sắc. Đó là một sự xáo trộn, giống như có một sự xen kẽ giữa ảo và thật. “Người xưa” –Nguyễn Viết Thanh Đường nét của tác phẩm là những đường xiên nhịp nhàng uốn lượn, không có gãy khúc tạo cho ta một cảm giác xao động, lung linh. Đồng thời bức tranh làm cho người xem có sự hồi tưởng. Đúng như cảm nhận ban đầu sự hồi tưởng có sự xen lẫn giữa cái ảo và cái thật, giữa cái hiện tại và cái quá khứ. Nhìn kỹ hơn ta còn thấy có những đường xoáy ốc gợi làm cho ta như đang bị lôi cuốn vào sự hồi tưởng đó, nó cuốn hút người xem tạo nên một ấn tượng khó phai. Đó là sự hồi tưởng về một thời hoàng kim, bởi ta thấy trang phục người phụ nữ mặc là màu trắng, mà trắng nghĩa là kim, còn nền lại cho là màu xanh. Màu xanh đem lại cảm xúc tươi mát, hòa bình hạnh phúc, không gian được che lấp bởi màu xanh, bức tranh tràn ngập sự vui sướng, lung linh và huyền ảo. Về bố cục, Nguyễn Viết Thanh đã để người phụ nữ đứng ngay giữa tranh trở thành đối tượng trung tâm của tác phẩm. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên làm cho người thưởng thức tranh phải suy nghĩ, những đường cong ngoằn nghoèo như đưa ta vào một giấc mơ đầy ảo ảnh mà khó có thể thoát ra được. Đôi mắt mở to nhìn về phía trước, mặc dù không nhìn rõ khuôn mặt nhưng ta vẫn nhận thấy một khuôn mặt đầy phúc hậu, hiền từ chứ không phải là sự e ấp, ngại ngùng. Đó là hình dáng của một người phụ nữ xưa, khuôn mặt phúc hậu của họ đã làm cho cuộc sống trở nên tươi mát hơn, hạnh phúc hơn và cũng mang một nét thanh tịnh hơn. Rõ ràng với nhan đề là “Người xưa” Nguyễn Viết Thanh đã tạo ra những đường nét màu sắc, cho người xem cảm giác như đang cùng ông hồi tưởng về người xưa. Phải chăng ông quan niệm về người xưa luôn ở trong một thời của hoàng kim mà ở đó người phụ nữ luôn có một khuôn mặt phúc hậu, hiền từ cho ta một cảm giác bình yên. Thật vậy, qua cách phối hợp về đường nét, màu sắc, bố cục và đặc biệt là hình khối. tác giả đã đặt người phụ nữ với một dáng vẻ yêu kiều và nó chiếm một thể tích lớn trong bức tranh làm cho chúng ta thấy vị trí của người phụ nữ trong bức tranh rất quan trọng. Những nét vẽ uốn lượn tạo nên hình dáng của sự xao động lung linh nhưng không sao che khuất được vẻ đẹp phúc hậu hiền từ của người phụ nữ. Dương Bích Liên một người luôn có tâm hồn trăn trở trong cuộc sống,những tác phẩm của ông có những rung động, tinh tế và cũng rất trữ tình có khi lại đậm đà duyên dáng, có lúc mang âm vang sâu thẳm. Bức tranh “Mùa thu và thiếu nữ” cho người xem một ấn tượng ban đầu về một bức tranh giống như chưa hoàn thành. Về đường nét, tất cả hình tượng trong bức tranh đều cong đi, cả hai cô thiếu nữ ngồi cũng với những đường cong hiện ra. Cả bức tranh ta thấy không có một đường thẳng nào, đường cong là những đường nét mang tính chủ đạo cho ta thấy được tính cách dịu dàng, quyến rũ của hai cô thiếu nữ với một không gian trữ tình, nên thơ và đầy lãng mạn. Về hình khối, bức tranh được tác giả tạo ra trên một mặt phẳng là những đường cong, mang hình dáng của sự dịu dàng. Không gian bức tranh như được trải rộng ra gần với thực tế. Về màu sắc, màu tím của lá cây được vẽ trên nền màu vàng nó làm cho màu vàng sáng lên. Đáng lẽ màu vàng làm nền thì phải cho nó bị mờ đi để tô đậm cho màu tím, nhưng màu vàng lại sáng lên, cho ta cảm giác như một vâng hào quang ở một nơi nào đó đang chiếu sáng cho một không gian u tối ảm đạm của bức tranh. Không gian ở đây không phải là một không gian tươi vui khỏe khoắn mà là không gian của sự u tối, nó mang một cái gì đó lẽ loi hiu quạnh, mặc dù trong bức tranh có tới hai cô thiếu nữ, nhưng một cô lại mang một tâm trạng riêng, một nỗi niềm riêng khi cả hai mỗi người lại nhìn về một hướng tạo nên sự cô đơn, lẻ loi. “Mùa thu và thiếu nữ” – Dương Bích Liên Những đường nét hình dáng của hai cô thiếu nữ không trọn vẹn, nó giống như là những nét vẽ nghuệch ngoạc hay giống như một bản thảo. Màu sắc của bức tranh mang màu trầm sáng, một màu sắc rất cổ điển mà cũng rất hiện đại, hình ảnh hai cô thiếu nữ với một nét đẹp tự nhiên, bình dị, thanh nhã và kín đáo. Một vẻ đẹp không có sự sắc sảo, lộng lẫy hay kiêu sa cũng không có sự khoe khoang, khoe sắc mà là cái đẹp bên trong nó đó là cái duyên thầm lặng bên trong, cái duyên ẩn chứa tạo nên cái nét dịu dàng và kín đáo. Bàn tay được tác giả vẽ nên thật thơ mộng, mềm và dài như một dải lụa, họ trông giống như một diễn viên múa bale, dịu dàng duyên dáng và uyển chuyển. Về bố cục, tác giả đặt cảnh vật thiên nhiên về một phía mang màu sắc tươi sáng hơn, còn con người lại được đạt về một phía với sự trầm buồn tạo sự cô đơn lặng lẽ với một tâm trạng nỗi niềm khó hiểu. Sự kín đáo trong tâm hồn tạo nên cái duyên thầm của người thiếu nữ, những ánh hào quang đó không làm cho họ phải xao động. Cả cây cối và con người đều được vẽ với một đường cong chủ đạo nó được phối hợp với dáng ngồi của hai cô thiếu nữ nó lại càng toát lên được vẻ đẹp ẩn chứa bên trong tâm hồn mỗi con người. Đề tài thiếu nữ và hoa là một đề tài có từ lâu, vẻ đẹp của người phụ nữ được ví với vẻ đẹp của hoa. đặc biệt là vẻ đẹp của hoa sen với sự dịu dàng, e ấp. Tuy nhiên, khi đến với bức tranh “Thiếu nữ bên hoa sen” thì sự dịu dàng e ấp đó không còn nữa mà ta thấy nó mang một vẻ đẹp khác. “Thiếu nữ bên hoa sen” – Nguyễn Sáng Những đường nét vuông vắn vừa thẳng đứng vừa nằm ngang tạo cho chúng ta một sự ổ định chắc chắn và tĩnh. Những đường ngang với màu sắc không rõ nét nhưng nó lại mang nhiều sắc độ. Không gian tại nên trong bức tranh là một không gian rõ nét, không gian đó như được cắt xén đi trong góc của một ngôi nhà trước một bức tường chắc nịch. Một cô gái với đôi mắt mở to nhìn thẳng vào chúng ta đó là một sự táo bạo không e lệ, ngại ngùng. Cái nhìn thẳng đó tạo nên một nét khỏe khoắn cho bức tranh. Mái tóc dài được xõa ra với sự bồng bềnh trong chiếc áo dài làm nên nét hiện đại của cô gái trong trang phục truyền thống. Thế nhưng trong sự táo bạo khỏe khoắn đó chúng ta vẫn nhận ra được sự dịu dàng không phải e ấp ngại ngùng của người thiếu nữ với một dáng ngồi điệu đà, bàn tay dài cong lên trông như rất chắc chắn nhưng nó lại giống như một dải lụa dài mềm mại. Bình hoa sen được đạt gần bên, nó không phải để khoe sắc. Nếu tác giả vẽ người thiếu nữ ngồi trước hồ sen với một hồ nước mênh mông bát ngát thì người con gái hiện ra sẽ là một cô gái quê, một cô gái mang sự e ấp, ngại ngùng để làm duyên làm dáng với những bông hoa. Nhưng ở đây tác giả vẽ với một không gian cố định tạo nên nét hiện đại và sự khỏe khoắn, táo bạo của người thiếu nữ. Hoa sen tranh không phải để cho cô gái làm duyên với nó mà nó được dặt như dang góp vào tinh thần tự do của cô gái. Nó mang một vẻ đẹp tự do trong tinh thần. cô không còn bị đè lên bởi cảnh vật xung quanh mà thoát ra khỏi nó đẻ mang nét tuiow vui, khỏe khoắn cho bức tranh làm nên nét đẹp riêng cho người thiếu nữ. Về bố cục, bức tranh được tạo nên với đường thẳng đứng và dường nằm ngang ẩn khuất đằng sau cô gái, nhưng nó vẫn hiện ra rõ nét. Cô gái ngồi ngay giữa bức tranh trở thành đối tượng trung tâm cho tác phẩm nhằm tô đậm thêm nét đẹp ẩn khuất bên trong tinh thần của người thiếu nữ. Bức tranh gần giống với tranh dân gian, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống nó tạo nên sự khỏe khoắn nhất quán trong bức tranh. Nguyễn Sáng đã đặt những đường nét, màu sắc, hình khối để phán ánh những giá trị sâu lắng bên trong tinh thần của người thiếu nữ, và còn cho chúng ta thấy được bức tranh không nằm trong trạng thái của tự nhiên mà nó còn được tác giả phối hợp rất nhuần nhuyễn đường nét màu sắc, hình khối để tạo nên bố cục bức tranh làm cho nó trở nên thuận mắt hơn. Đồng thời tác phẩm cho chúng ta thấy một giá trị nhân sinh về một lối sống tự do và hiện đại, mang vẻ đẹp tươi vui khỏe khoắn. III. KẾT LUẬN Mỗi người phụ nữ, mỗi vẻ đẹp khác nhau. Các họa sĩ đã tôn vinh những đường nét uyển nhã, mỹ lệ ấy. Tranh về phụ nữ là những hòa ca về vẻ đẹp xuân thì của sự sống. Đây là một đề tài vô tận. Khi người phụ nữ lên tranh, vẻ đẹp ấy đôi khi là ước lệ. Có họa sĩ làm say lòng người xem bởi dáng vẻ thướt tha thanh thoát của người đẹp, họa sĩ khác lại thành công ở đôi mắt. Tất cả đều là sự trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Qua việc tìm hiểu những bức tranh trên ta thấy vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ không phân biệt tuổi tác, thời gian, hoàn cảnhmà vẻ đẹp ấy chính là sự cộng hưởng của nét đẹp bề ngoài lẫn tâm hồn đồng điệu bên trong của họ. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 2 1. Vài nét về hội họa 2 1.1 Khái niệm 2 1.2 Lịch sử hội họa 2 1.3 Những yếu tố cơ bản tạo nên tác phẩm hội họa 3 2. Vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ trong hội họa 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số tranh, ảnh và ghi chép đi bảo tàng mỹ thuật TPHCM. vi.wikipedia.org/wiki/Hội_họa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_nguoi_thieu_nu_voi_nhung_ve_dep_bi_an.doc
Tài liệu liên quan