Đề tài Quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình

- Đề tài do BBT giao cho

- Đề tài phát hiện: + theo dõi, quan sát

 + khả năng nhạy cảm, phán đoán

 + tính thời điểm

 + khai thác lại hoặc gợi mở từ những thông tin trên

báo chí

 + ý tưởng nảy sinh

pdf32 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, đơn giản, dễ hiểu, nếu không, người xem phải lí giải hình ảnh và không tập trung vào lời bình được. - quy tắc quan trọng: không được bóp méo sự thật, ranh giới hết sức mong manh. - dựng hình nói ngắn gọn là sự chọn lọc, sắp xếp, định thời gian, trình bày + chọn lọc: hình ảnh biết nói, âm thanh tốt; tính thời sự của hình ảnh, trường đoạn hấp dẫn, phỏng vấn hiệu quả + sắp xếp: trình tự logic, mở bài hấp dẫn, thân bài mạch lạc, kết ấn tượng 23 + định thời gian: nhịp và tiết tấu của câu chuyện, sự phối hợp giữa hình ảnh và âm thanh; độ dài cảnh, các thành phần câu chuyện: dẫn vào, dẫn hiện trường, phỏng vấn + trình bày: hiệu quả về mặt cơ học của hình ảnh (không nhảy hình); tiếng và hình không đối chọi nhau; có các khoảng ngưng để người xem hiểu và xử lý thông tin. * Những vấn đề cần chú ý: - cắt cảnh: + chuyển tức thời + phổ biến + nếu cắt cảnh nhịp nhàng, hành động diễn ra hợp lý thì dễ dàng hiểu + thời gian cắt cảnh nói chung khớp với hành động, hoặc chuyển động ra vào khuôn hình. - trộn hình: + fade in, fade out: tạo sự tiếp nối về thời gian, nếu chuyển lâu, hoặc hành động song song, nếu chuyển nhanh. + có thể diễn tả: thời gian qua, so sánh, sự tiến triển, thay đổi 24 + không nên lạm dụng vì trong đôI khi bị xem là cách che giấu việc chuyển cảnh vụng về. - chồng mờ: + trộn giữa các cảnh cùng khuôn hình + có thể diễn tả: sự tương phản, sự thay đổi trạng thái - độ dài: + cảnh không được quá ngắn hoặc quá dài + căn cứ trên: ý đồ thông tin, hành động, thời gian để hiểu - ghép cảnh: + tránh ghép cảnh toàn với cảnh cận: không hình dung được chi tiết + tránh ghép nhảy hình hai cỡ cảnh giống nhau, làm cho mạch logic bị nhảy, chủ thể từ chỗ này nhảy sang chỗ khác, có thể dùng 1 cảnh đệm, bổ sung thông tin để xử lý. - trái trục: + trục được hiểu là giới hạn của sự quan sát và hành động, thường được quy định bởi bản thân chủ thể, hoặc các đối tượng, hoặc hướng của hành động. + máy quay đặt nhất quán ở một vị trí thì duy trì được sự logic + khi chuyển trục (vượt trục) thì phải có cảnh đệm. 25 * Các kiểu dựng hình: rất nhiều theo tiêu chí nội dung và hình thức, hoặc theo cách phân chia của người làm truyền hình, nhưng có những kiểu phổ biến: - Kiểu câu chuyện: theo trật tự nhất định của hành động - Kiểu phân tích: ghép nối theo mối quan hệ: nguyên nhân-kết quả, điều kiện-mục đích, sự mâu thuẫn - Kiểu tư duy: khi trình bày khái niệm về một vấn đề phức tạp - Kiểu tương phản: đối lập giữa những trạng thái khác nhau - Kiểu tương tự: có những điểm tương tự giữa các cảnh - Kiểu song song: hành động khác nhau xảy ra đồng thời * Dựng hình để tạo tiết tấu: - Nhanh: + chuyển động ra/vào khuôn hình + chuyển động trong khuôn hình + rút ngắn trình tự hành động + tiếng động tự nhiên ngắn, sắc ở đầu và cuối đoạn 26 + cắt hình theo âm thanh + cảnh ngắn - Chậm: + lấy cảnh trước khi hành động bắt đầu (dễ chuyển cảnh) + sau khi hoàn thành hành động + không rút ngắn trình tự + cảnh không có hành động, tạm ngưng + cảnh dài 12. Phỏng vấn: * Những thói quen xấu: - Câu hỏi có/không - Không phải câu hỏi - Hai trong một - Kích động 27 - Câu hỏi vô tận * Những điều cần chú ý: - Làm cho người phỏng vấn tham gia vào nội dung, không biết trước hoặc dự đoán được - Quá nhiều phỏng vấn sẽ làm hỏng mạch chuyện, không thấy vai trò của tác giả - Phỏng vấn là khai thác các khía cạnh: cảm xúc, sự thật, phân tích, nên đặt cách nhân vật vào đúng vai trò của họ - Đối với phỏng vấn hiện trường thì tốt nhất phải ngắn gọn, cụ thể; phỏng vấn trường quay cho phép phóng viên/biên tập viên thể hiện một phần tính cách. - Xác định đối tượng phỏng vấn và nội dung phỏng vấn ngay từ trong quá trình khảo sát - Phần lớn các câu hỏi nên là tại sao/như thế nào/cái gì - Chú ý đến khuôn hình, hậu cảnh; có thể lấy khuôn hình rộng hơn một chút - Giữ tiếp xúc với nhân vật bằng mắt, tỏ ra lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để khuyến khích người trả lời. 28 - Nếu có nhiều phỏng vấn đặt liền nhau, cần chú ý góc quay đổi hướng - Giới thiệu nhân vật phỏng vấn trước khi tiến hành phỏng vấn 13. Dẫn hiện trường: - Quyết định sự cần thiết dẫn hiện trường hay không: + có giúp kể câu chuyện? + có giúp thu hút sự chú ý của khán giả không? + có phải phong cách của nhà Đài? + có cần phảI xuất hiện ở địa điểm này? + có thay thế được những cảnh bị thiếu? -Nguyên tắc: + đơn giản, hết sức ngắn gọn + chú ý về hình thức, thể hiện nét mặt, không gây tương phản với bối cảnh + tránh các con số vì có thể sẽ lạc hậu 29 - Vị trí: không nhất thiết đầu hay cuối hay giữa + đầu câu chuyện: hiếm có, vì đã có phần lời dẫn của biên tập viên + cuối câu chuyện: kết thúc bằng sự tổng kết và phân tích mở rộng. Nhưng nếu có hình kết tốt thì không nên. + giữa câu chuyện: làm cầu nối giữa hai ý có liên quan, vượt qua những đoạn khó, nhất là những phần phát triển câu chuyện - Sự chú ý: thống kê rằng: 55% thông điệp từ ngôn ngữ cử chỉ, 38% từ giọng nói và thái độ, 7% từ lời nói. 14. Âm thanh: - Âm thanh tự nhiên rất quan trọng, tạo sự chân thực của câu chuyện và thu hút chú ý của người xem - Tạo kết cấu, tiết tấu và cảm xúc cho tác phẩm Cần chú ý, không nên: + Dùng âm thanh kém chất lượng 30 + Để các kênh tiếng im lặng + Để âm thanh tự nhiên to hơn lời bình + Để mức âm thanh dao động hỗn loạn + Kích tiếng nền (ambient sound) + Dựng vào ra đột ngột không vuốt tiếng 15. Viết theo hình: - Nếu hình và lời không khớp sẽ làm cho khán giả bối rối, lẫn lộn. Khi đó, hình ảnh luôn giành phần thắng. - Trường hợp khác, nếu có quá nhiều lời bình thì hình ảnh trở nên kém quan trọng, chỉ để minh hoạ. - Phương pháp viết lời trước khi dựng hình làm cho hình ảnh mất vai trò quan trọng, thiếu gắn kết, khiên cưỡng và trở nên tuỳ tiện, bị ép theo ý đồ của tác giả. - Để khớp hình và lời có hiệu quả thì cách viết theo hình là tối ưu hơn, hãy hỏi: + Những hình ảnh này nói gì? 31 + Những hình ảnh này buộc tôi nói gì? + Những hình ảnh này giúp tôi nói gì? - Hình ảnh trả lời cái gì và lời bình trả lời tại sao. Vì vậy, lời bình phải có nhiệm vụ bổ sung thông tin, lý giải những điều hình ảnh không diễn tả. - Hình ảnh là chỗ dựa cho lời bình, lời bình nâng giá trị cho hình ảnh (nói chung) - Hình ảnh và âm thanh đưa khán giả đến nơi xảy ra sự kiện và lời bình lí giải vì sao họ phải đến. * Những điểm lưu ý: - không nên viết khi không biết chính xác hình ảnh - khi bài viết triển khai cũng là khi phần dựng hình đã hình thành trong đầu. - phân tích kinh nghiệm của người xem trước hình ảnh để bổ sung thông tin cần thiết, không nên viết những gì mà người xem đã biết hoặc đã thể hiện bằng hình. - trong bản thân tâm lý tiếp nhận của con người đã có sự liên hệ trở đi trở lại của hình ảnh và lời nói 32 - quan hệ tỉ lệ nghịch: + khi phải chuyển tải nhiều thông tin, hãy dùng những hình ảnh chung chung nhiều hơn, + khi có những hình ảnh mạnh, hạn chế lời bình, hoặc chỉ nên nói chung - can đảm giữ im lặng khi cần thiết (khi có hình ảnh mạnh) - tránh dùng tính từ, nếu khảo sát hiện trường kỹ lưỡng, và biết cách chọn từ, có thể bỏ qua tính từ. - nhớ sử dụng những đoạn tạm ngưng để khán giả tiêu thụ thông tin. - kết nối với người xem bằng cách chia sẻ kinh nghiệm: sự kiện thì không tác động đến con người khi nó chưa được liên hệ bằng kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, không nên tham lam con số, sự kiện mà vấn đề là cốt lõi câu chuyện xảy ra giúp người xem chứng kiến và cảm thấy mình có liên quan./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_quy_trinh_san_xuat_tac_pham_truyen_hinh.pdf
Tài liệu liên quan